3 Cách Dùng Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất
Nha đam không chỉ là nguyên liệu dưỡng nhan “thần thánh” mà còn là thảo dược quý, giúp giảm triệu chứng đầy hơi và đau bụng. Để kiểm soát bệnh đau dạ dày hiệu quả tại nhà, bạn có thể thử ngay các cách dùng nha đam đơn giản nhất như: kết hợp nha đam với mật ong, nha đam và nghệ vàng…
Tác dụng của nha đam trong chữa đau dạ dày
Nha đam là thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều khoáng chất và vitamin rất có lợi đối với sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có tính hàn và vị đắng, quy kinh Can, Tỳ và Vị. Do đó, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, đồng thời giúp mát huyết và nhuận tràng, hỗ trợ đại tiện dễ dàng.
Ngoài ra, các hoạt chất chứa trong nha đam còn có công dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Chưa kể đến, chất kiềm của thảo dược này giúp trung hòa acid, kiểm soát sự điều tiết acid pepsin và acid hydrochloric ở dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm ở niêm mạc.
Thêm vào đó, các hoạt chất chống oxy hóa có trong nha đam giúp làm làm lành tổn thương ở niêm mạc, kiểm soát vết loét ở dạ dày và làm giảm đau khi bị ợ nóng. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng nha đam để làm thuốc chữa đau dạ dày.
Tham khảo: Hướng Dẫn Chữa Đau Dạ Dày Bằng Mật Ong Hiệu Quả Nhanh Chóng
3 cách chữa đau dạ dày bằng nha đam tại nhà
Mẹo chữa đau dạ dày bằng nha đam tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng không phải ai cũng áp dụng đúng cách. Để đẩy lùi triệu chứng đau và khó chịu, bệnh nhân có thể áp dụng 3 cách đơn giản sau đây:
1. Nha đam và mật ong
Không chỉ riêng nha đam mới có tác dụng chữa đau dạ dày, mật ong cũng được coi là vị thuốc quý giúp cải thiện nhanh triệu chứng đau và đầy hơi do viêm dạ dày gây nên. Ngoài ra, thành phần chống oxy hóa và kháng khuẩn có trong mật ong còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm phát triển, làm lành tổn thương và ngăn ngừa vết loét lan rộng.
Cách làm:
- Chuẩn bị 500 ml mật ong nguyên chất và 5 nhánh lá nha đam tươi
- Phần thịt nha đam sau khi được tách ra sẽ được ngâm nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nhiều nước cho bớt nhớt
- Sau đó cho mật ong và nha đam vào máy xay và xay nhuyễn
- Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 – 3 lần hỗn hợp nha đam và mật ong, mỗi lần uống khoảng 30 ml. Thời điểm uống thuốc lý tưởng, giúp làm tăng hiệu quả điều trị là trước khi ăn khoảng 10 phút.
2. Nha đam nguyên chất
Sử dụng nha đam nguyên chất là cách giúp kiểm soát triệu chứng đau dạ dày đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Với cách làm này người bệnh không cần phải mất quá nhiều thời gian và công sức mà vẫn có thể “tiễn nhanh” cảm giác đau nhức ở bụng do đau dạ dày gây nên.
Cách làm:
- Sử dụng 1 – 2 nhánh nha đam đem gọt bỏ phần vỏ và rửa sạch chất nhớt đắng
- Sau đó thái nha đam thành từng khúc ngắn và cho vào máy xay sinh tố, thêm nước vào xay nhuyễn
Để nước ép nha đam giảm nhanh triệu chứng viêm đau dạ dày, bệnh nhân nên uống ít nhất 2 lần trong ngày. Bên cạnh đó, nên uống liên tục 2 – 3 ngày để tăng tác dụng điều trị.
Xem ngay: Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Trứng Gà Cải Thiện Sức Khỏe
3. Nha đam và nghệ vàng
Nhờ chứa thành phần curcumin, nghệ vàng được biết đến như vị thuốc kháng sinh tự nhiên có tác dụng điều trị bệnh viêm đau dạ dày. Dược liệu này không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, ợ nóng mà còn giúp chữa lành tổn thương và ngăn ngừa đau dạ dày tái phát.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nhánh nha đam, 20 gram nghệ vàng tươi, 6 gram cam thảo và 20 gram dạ cẩm
- Các vị thuốc sau khi được thái khúc và rửa sạch sẽ cho vào ấm sắc chung với 3 bát nước lọc
- Sau khi thuốc sôi, tắt bếp, lọc lấy nước thuốc và chia đều làm 3 uống ba lần trong ngày
Với cách dùng nha đam chữa đau dạ dày này, người bệnh nên uống đều đặn mỗi ngày. Nên uống thuốc trước khi ăn khoảng 10 phút để thuốc phát huy tác dụng chữa trị hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng nha đam chữa đau dạ dày
Mặc dù nha đam mang lại nhiều lợi ích tốt đối với dạ dày và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân không nên quá lạm dùng vì dược liệu này có thể gây các tác dụng phụ như:
Nha đam có thể gây phản ứng phụ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, nên khi có triệu chứng bất thường cần ngừng sử dụng và tìm kiếm sự tư vấn y tế. Phụ nữ mang thai, người bị tiêu chảy, hoặc có tỳ vị yếu không nên dùng nha đam vì tính tẩy mạnh của nó.
Nha đam là một nguyên liệu tự nhiên, giúp bạn có thể tự chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, để tăng tác dụng chữa bệnh và làm giảm nguy cơ rủi ro, các chuyên gia tiêu hóa khuyên bệnh nhân chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ. Đặc biệt, nếu muốn khỏi bệnh thì người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa bằng giải pháp an toàn, khoa học, hiệu quả cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm dạ dày cấp nên ăn gì để giảm đau nhanh?
- 7 Bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!