Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP điều trị như thế nào?
Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP thường được điều trị bằng kháng sinh kết hợp thuốc chống tăng tiết dịch vị dạ dày. Ngoài ra, cần phối hợp việc dùng thuốc với kế hoạch chăm sóc hợp lý nhằm hỗ trợ và tác động toàn diện đến tình trạng bệnh.
Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP là gì?
Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP là tình trạng viêm và sưng của niêm mạc hang vị – một phần rộng của dạ dày, do nhiễm Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này sống trong dạ dày và có thể gây tổn thương niêm mạc bằng cách tăng tiết dịch vị.
Mặc dù nhiều người nhiễm vi rút không có triệu chứng, nhưng đối với một số người, đặc biệt khi kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh, vi khuẩn này có thể gây ra viêm nghiêm trọng ở hang vị dạ dày.
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh viêm hang vị có vi khuẩn HP
Vi khuẩn Helicobacter pylori được cho là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP. Tuy nhiên bệnh lý này có thể khởi phát do một số yếu tố rủi ro như:
- Ăn uống không điều độ và thường xuyên bỏ bữa.
- Lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, cà phê và một số đồ uống chứa chất kích thích.
- Thường xuyên ăn thực phẩm mặn, có vị cay, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo bão hòa, acid…
- Tùy tiện trong việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Thức khuya và ngủ không đủ giấc.
- Căng thẳng thần kinh và mệt mỏi kéo dài.
Xem thêm: Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có thực sự hiệu quả?
Biểu hiện của bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP
Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP có thể làm phát sinh một số triệu chứng như:
- Đau bao tử (đau thượng vị)
- Buồn nôn và nôn mửa – nhất là sau khi ăn no
- Chướng bụng, đầy hơi
- Ợ hơi và ợ chua
- Người xanh xao, gầy sút và mệt mỏi
- Ăn không ngon và chán ăn
Hầu hết các triệu chứng của bệnh đều không có khác biệt so với các vấn đề ở dạ dày. Vì vậy cần hạn chế tình trạng xác định bệnh thông qua biểu hiện lâm sàng.
Biến chứng của viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa. So với những nguyên nhân khác, nhiễm vi khuẩn HP được đánh giá là có mức độ nghiêm trọng hơn.
Với những trường hợp không kìm hãm và ức chế vi khuẩn kịp thời, vi khuẩn có thể gây loét và thủng niêm mạc hang vị. Ở các trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn HP có thể gây xuất huyết dạ dày và tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính.
Chẩn đoán bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP
Không giống với viêm hang vị do những nguyên nhân khác, viêm hang vị do vi khuẩn HP có phác đồ điều trị khác biệt. Chính vì vậy bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm trước khi tiến hành điều trị.
Các kỹ thuật được áp dụng trong chẩn đoán viêm hang vị do vi khuẩn HP:
- Nội soi: Nội soi được thực hiện nhằm quan sát biểu hiện của niêm mạc dạ dày và nhận biết vị trí viêm. Trong thủ thuật này, bác sĩ có thể sinh thiết dịch hoặc mô để xác định sự hiện diện của vi khuẩn HP.
- Xét nghiệm phân, máu và test hơi thở: Các thủ thuật này được thực hiện nhằm mục đích xác định sự có mặt của vi khuẩn HP trong trường hợp không thể thực hiện nội soi.
Nếu nghi ngờ dạ dày có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm gastrin, xét nghiệm pepsinogen I. II, chụp X-Quang…
Đọc thêm: Các triệu chứng của viêm hang vị dạ dày cần nhận biết sớm
Viêm hang vị có vi khuẩn HP điều trị như thế nào?
Viêm hang vị có vi khuẩn HP thường được điều trị cẩn thận theo kháng sinh đồ nhằm ức chế và kìm hãm tác nhân gây hại. Ngoài ra bác sĩ có thể phối hợp kháng sinh với thuốc ức chế bơm proton/ thuốc kháng H2 để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
1. Kháng sinh điều trị viêm hang vị do vi khuẩn HP
Kháng sinh được sử dụng nhằm mục đích ức chế và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn HP. Từ đó làm giảm mức độ tổn thương niêm mạc và hạn chế tình trạng lan rộng.
Các kháng sinh điều trị vi khuẩn HP:
- Clarithromycin: Thuộc nhóm macrolid, thường dùng kết hợp với kháng sinh khác và thuốc ức chế bơm proton để tiêu diệt HP.
- Amoxicillin: Có phổ kháng khuẩn rộng, dùng chung với Clarithromycin và thuốc ức chế bơm proton cho các ca nhiễm HP không dị ứng với penicillin.
- Metronidazole: Tác động đa diện nhưng ít được ưu tiên do vi khuẩn HP dễ kháng thuốc.
- Levofloxacin: Kháng sinh nhóm quinolone, hiệu quả với vi khuẩn gram âm và dương, thường phối hợp với penicillin và thuốc ức chế bơm proton.
Lưu ý:
- Việc dùng kháng sinh cần thận trọng, tránh kháng thuốc.
- Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ dung nạp trước khi chỉ định loại thuốc chính thức.
2. Các loại thuốc điều trị hỗ trợ
Kháng sinh là thuốc đặc hiệu trong điều trị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ tác động đến vi khuẩn nên không có khả năng cải thiện triệu chứng. Do đó bác sĩ thường chỉ định dùng kết hợp với thuốc kháng H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton.
- Thuốc kháng H2 (như Cimetidine, Ranitidine): Ức chế thụ thể histamine H2, giảm sản sinh dịch vị dạ dày, dùng thay thế thuốc ức chế bơm proton khi cần.
- Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Esomeprazole, v.v.): Ngăn chặn sản xuất dịch vị dạ dày lâu dài, có thể thay thế bằng thuốc kháng H2 ở một số trường hợp đặc biệt.
- Thuốc kháng acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày (chứa nhôm/magie hydroxid): Giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau dạ dày, ợ hơi.
Lưu ý:
- Luôn tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Thay đổi thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc
Biện pháp chăm sóc người bị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP
Tương tự như các vấn đề ở đường tiêu hóa, bệnh viêm hang vị có vi khuẩn HP chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bạn nên xây dựng lối sống và chế độ ăn lành mạnh.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý cho người bị viêm hang vị:
- Thông báo với thành viên trong gia đình tình trạng sức khỏe của bạn để hạn chế lây nhiễm bệnh do sử dụng chung vật dụng cá nhân.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và làm việc quá sức.
- Nên ăn các thực phẩm lành mạnh và có thể chế biến ở dạng mềm, lỏng để tránh gây áp lực lên vùng hang vị.
- Chia nhỏ bữa ăn để giúp dạ dày tiêu hóa tốt và hạn chế tồn đọng thức ăn tại hang vị.
- Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia, cà phê.
- Tránh dùng thức ăn nhiều acid, dầu mỡ, gia vị, thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.
- Tránh thức khuya, nên ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.
- Cần ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm sống – ngay cả rau xanh.
- Vệ sinh tay trước – sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP thường khó điều trị hơn những nguyên nhân khác. Vì vậy bạn cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời cần phối hợp với việc xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Có thể bạn quan tâm
- Vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Có chữa được không?
- Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!