Huyết trắng màu đen và các vấn đề nghiêm trọng ở chị em

Nếu huyết trắng màu đen chứng tỏ sức khỏe sinh sản đang gặp vấn đề. Lý do là màu sắc của huyết đóng vai trò quan trọng rất trong việc giúp chị em xác định được tình trạng sức khỏe.
5 nguyên nhân xuất hiện huyết trắng màu đen

Do máu kinh nguyệt còn sót
Nếu bạn thường xuyên có huyết trắng, khí hư màu đen khoảng 1 – 2 ngày trước hoặc sau chu kỳ kinh thì nguyên nhân là do máu kinh nguyệt vẫn còn trong tử cung.
Màu đen này là do khi máu đỏ tiếp xúc với không khí thì bị chuyển sang màu nâu đen.
Đọc thêm: Ra Khí Hư Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt Có Nguy Hiểm Không?
Do sử dụng biện pháp tránh thai
Việc sử dụng thuốc tránh thai gây ra tình trạng rỉ máu, dịch tiết sậm màu là do hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp khiến thành tử cung kém ổn định dẫn đến hiện tượng chảy máu.
Do phá thai, sảy thai
Việc từng phá thai, sảy thai nhiều lần cũng là nguyên nhân khiến huyết trắng có màu đen. Nguyên nhân là sau tổn thương, chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn khiến máu không được đẩy ra một cách bình thường. Sau một thời gian, máu bị biến thành màu đen rồi mới bị đẩy ra ngoài.
Do rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố sinh dục cũng là nguyên nhân làm thay đổi dịch tiết âm đạo. Khi nội tiết bị rối loạn, lượng estrogen bị suy giảm đáng kể khiến kinh nguyệt từ màu đỏ tươi chuyển thành màu đen.
Do viêm nhiễm đường sinh dục
Nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm là do việc không vệ sinh hoặc vệ sinh vùng kín không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn hoặc do nhiều lý do khác.
Ngoài ra, việc thay đổi môi trường sống, áp lực công việc, tâm trạng thất thường,… cũng là nguyên nhân khiến cơ thể xuất hiện dịch tiết âm đạo bất thường.
Huyết trắng, khí hư màu đen là bệnh gì?

Gợi ý: Huyết trắng vón cục như bã đậu: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh viêm âm đạo
Nếu huyết trắng của chị em đã từng có sự thay đổi như chuyển sang màu vàng, trắng xanh kèm theo mùi hôi cùng các cơn đau và bây giờ chuyển sang màu đen thì có thể bạn đã bị viêm âm đạo giai đoạn nặng.
XEM THÊM: GIẢI PHÁP Chữa KHÍ HƯ Ra Nhiều, Mùi Hôi – “Cứu Cánh” Của Hàng Nghìn Phụ Nữ
Bệnh viêm nội mạc tử cung
Các biểu hiện thường gặp của viêm nội mạc tử cung là đau bụng dưới, chảy máu tử cung dẫn đến xuất hiện huyết trắng màu đen, rối loạn kinh nguyệt, đau buốt đường tiết niệu, tiêu chảy…
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Các triệu chứng bệnh thường gặp của viêm lộ tuyến cổ tử cung thường là huyết trắng có màu đen, đau âm ỉ vùng bụng dưới, tiểu rắt, tiểu buốt…
Mặc dù là một tổn thương lành tính nhưng nếu điều trị không đúng bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.
Xem thêm: Bị huyết trắng nên ăn gì, kiêng gì giúp mau hồi phục bệnh?
Bệnh ung thư cổ tử cung
Mặc dù bệnh này không có nhiều biểu hiện để nhận biết nhưng có thể phát hiện khi cơ thể có các triệu chứng như huyết trắng có màu nâu lẫn máu, xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh, chảy máu sau quan hệ.
Ở giai đoạn nặng, bệnh thường có các triệu chứng như huyết trắng có màu đen ra nhiều, đau khi quan hệ, giảm cân bất thường, rối loạn tiểu tiện…
Dấu hiệu lạc thai
Nếu huyết trắng có màu đen xuất hiện bất ngờ trong khi cơ thể bạn đang khỏe mạnh và không hề sử dụng biện pháp tránh thai thì rất có thể nó là dấu hiệu liên quan đến thai kỳ ở giai đoạn đầu.
Rất có thể bạn đang mang thai nhưng lạc thai vị, đang bị dọa sảy thai, thai lưu chết non, mang thai ngoài tử cung…
Lời khuyên cho chị em bị huyết trắng màu đen
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng biện pháp tránh thai và vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Khi xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt màu đen thường xuyên thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Không chỉ gây ra các trở ngại về mặt tâm lý, các bệnh lý phụ khoa còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em và thậm chí còn có nguy cơ gây vô sinh. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bệnh, chị em đừng vì ngại ngùng, chủ quan mà thờ ơ với tình trạng sức khỏe của mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Ra huyết trắng có máu có nguy hiểm không? Trị như thế nào?
- Huyết trắng có màu xanh: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả
