Ra Huyết Trắng Là Bệnh Gì? Hình Ảnh, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Ra huyết trắng là một điều bình thường của cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, đôi khi huyết trắng có thể thay đổi màu sắc hoặc có mùi lạ. Đây là thể là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men hoặc viêm nhiễm.

Huyết trắng khi nào là bệnh?

Huyết trắng khi nào là bệnh?
Ra huyết trắng là điều bình thường của cơ thể phụ nữ hoặc có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý

Trong trường hợp huyết trắng thay đổi về màu sắc, mùi hoặc tính chất có thể là dấu hiệu nghiêm trọng, được gọi là huyết trắng bệnh lý. Đôi khi huyết trắng bệnh lý là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo, nấm men (đặc biệt là nhiễm nấm Candida âm đạo) hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Huyết trắng sinh lý không nguy hiểm và không cần điều trị y tế. Ngược lại huyết trắng bệnh lý có thể gây nguy hiểm và cần được chẩn đoán để có biện pháp điều trị hợp lý.

Xem thêm: Ra huyết trắng màu nâu: Nên khám và chữa trị sớm

Các loại huyết trắng: Hình ảnh và dấu hiệu nhận biết

1. Huyết trắng màu đỏ

Ra huyết trắng màu đỏ hoặc đỏ sẫm có thể là dấu hiệu của việc xuất huyết hoặc tụ dịch ở âm đạo trong thời gian dài. Nếu xuất hiện dịch âm đạo màu đỏ hoặc chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.

Trong trường hợp, bạn đã mãn kinh ít nhất 1 năm và xuất hiện tình trạng tiết dịch âm đạo màu đỏ, có thể là dấu hiệu nghiêm trọng.

Huyết trắng màu đỏ
Huyết trắng màu đỏ có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung

2. Huyết trắng màu trắng

Tình trạng huyết trắng màu trắng, màu kem hoặc hơi vàng là điều hoàn toàn bình thường. Lúc này huyết trắng được tiết ra để bôi trơn và làm ẩm âm đạo và thường không gây ra các tình trạng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp đây có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai.

Tuy nhiên, nếu huyết trắng thay đổi tính chất, kết dính như phô mai hoặc trông giống như bã đậu thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

3. Huyết trắng màu vàng hoặc xanh

Trong trường hợp huyết trắng có màu vàng đậm hoặc xanh lục có thể là dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng Trichomonas hoặc các bệnh truyền qua đường tình dục.

Đến bệnh viện ngay khi huyết trắng ra nhiều có màu vàng sẫm, dày đặc hoặc vón cục kèm theo mùi lạ hoặc hôi như cá chết.

Huyết trắng màu vàng hoặc xanh
Hình ảnh huyết trắng xanh là dấu hiệu nhiễm trùng lây qua đường tình dục như nhiễm Trichomonas

Gợi ý: Ra huyết trắng có máu: Có nguy hiểm không?

4. Huyết trắng màu hồng

Huyết trắng màu hồng nhạt hoặc sẫm thường có chứa một ít máu. Tình trạng ra huyết trắng màu hồng có thể xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt 1 hoặc 2 ngày. Trong một vài trường hợp, huyết trắng màu hồng có thể là hệ quả của việc quan hệ tình dục quá mạnh hoặc thường xuyên.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Ngoài ra, sau khi sinh con huyết trắng cũng có thể có màu hồng. Do đó, cần đến bệnh viện để được kiểm tra. 

5. Huyết trắng màu xám

Nếu bạn bị ra huyết trắng có màu xám, có thể là dấu hiệu của một loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm âm đạo. Các triệu chứng bao gồm:

  • Ngứa
  • Kích thích âm hộ hoặc âm đạo
  • Dịch âm đạo có mùi hôi tanh
  • Đỏ xung quanh âm hộ hoặc âm đạo

6. Huyết trắng ra nhiều

Tình trạng huyết trắng ra nhiều có thể là bình thường. Hiện tượng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong tháng, đặc biệt là sau khi hoạt động thể chất hoặc khi được kích thích tình dục.

Huyết trắng ra nhiều
Huyết trắng ra nhiều như nước thường xuất hiện khi bạn bị kích thích tình dục

Tuy nhiên, nếu huyết trắng ra nhiều như nước kèm theo mùi tanh hôi cần được kiểm tra và điều trị đúng lúc. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men âm đạo (nhiễm nấm Candida).

7. Huyết trắng có mùi

Bình thường huyết trắng sinh lý đều không có mùi hoặc có mùi nhẹ tự nhiên của từng cá nhân. Mùi huyết trắng thường được tác động bởi thức ăn, đồ uống, thuốc và phong cách sinh hoạt. Tuy nhiên, mùi thường nhẹ, thoang thoảng và không gây khó chịu.

 Huyết trắng có mùi
Huyết trắng có mùi hôi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa

Các trường hợp huyết trắng có mùi chua, hôi, tanh, nồng nặc là điều cần được lưu ý. Như đã nói ở trên, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm âm đạo hoặc các bệnh tình dục.

Tham khảo thêm: Huyết Trắng Ra Mỗi Ngày: Có Nguy Hiểm Không? 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến bệnh viện ngay khi:

  • Âm đạo ngứa, đau hoặc khó chịu
  • Dịch tiết âm đạo giống phô mai
  • Chảy máu âm đạo không trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau rát hoặc ra huyết trắng như bã đậu sau khi quan hệ tình dục
  • Có mùi hôi tanh hoặc nồng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đi tiểu nhiều
  • Ra nhiều huyết trắng kèm theo mệt mỏi và đi tiểu nhiều
Huyết trắng có mùi
Đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp

Một số lưu ý cần thông báo cho bác sĩ khi đi khám phụ khoa bao gồm:

  • Độ tuổi của bạn, đã quan hệ tình dục hay chưa, tần suất quan hệ tình dục hoặc số lượng bạn tình.
  • Vấn đề sinh sản, đã từng mang thai, sinh con hoặc phá thai hay không.
  • Tình trạng bệnh lý phụ khoa, đã từng phẫu thuật, xâm lấn, đốt điện hoặc có bất cứ tác động nào đến âm đạo, âm hộ hay không.
  • Tình trạng bệnh lý hoặc các loại thuốc đang sử dụng.
  • Các triệu chứng kèm theo.

Trước khi đến phòng khám phụ khoa, bạn nên kiêng quan hệ tình dục trong 24 giờ, không sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc nước hoa vùng kín. 

Cách điều trị bệnh huyết trắng

1. Chăm sóc tại nhà

  • Giữ cho âm đạo sạch sẽ bằng cách vệ sinh bằng nước sạch hoặc bằng xà phòng nhẹ.
  • Không sử dụng xà phòng thơm, nước hoa vùng kín hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính tẩy mạnh.
  • Không thụt rửa sâu vào âm đạo.
  • Mặc đồ lót bằng vải cotton. 
  • Sau khi đi vệ sinh luôn lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn.
  • Thực hiện tình dục an toàn, chung thủy.
 Chăm sóc tại nhà
Tình trạng ra huyết trắng có thể được điều trị bằng cách loại thuốc

Thêm sữa chua, tỏi hoặc các loại men vi sinh để tăng lượng vi khuẩn có lợi ở âm đạo. Tuy nhiên, hay trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi tiến hành.

Xem chi tiết: 10 Cách Trị Huyết Trắng Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện

2. Thuốc trị huyết trắng

Việc điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các biện pháp điều trị thông thường bao gồm:

  • Tình trạng nhiễm nấm như  Trichomonas, Chlamydia được điều trị bằng thuốc kháng nấm dạng kem bôi hoặc gel.
  • Bệnh huyết trắng do nhiễm vi khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống hoặc kem bôi.
  • Huyết trắng do các bệnh tình dục như bệnh lậu cần dùng các loại thuốc đặc trị (thường là kháng sinh) trong thời gian quy định.

Các trường hợp ra huyết trắng nghiêm trọng hơn hoặc có liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác cần được điều trị chuyên sâu. Người bệnh cần nhanh chóng thăm khám để có hướng xử lý phù hợp, bảo vệ tốt nhất sức khỏe phụ khoa.

THÔNG TIN THAM KHẢO:

Chia sẻ:
Rau diếp cá có thể chữa được tình trạng huyết trắng ra nhiều ở bà bầu Cách chữa huyết trắng khi mang thai an toàn, hiệu quả

Viêm nhiễm phụ khoa trong giai đoạn mang thai rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến sinh non. Dưới…

Bị huyết trắng nên ăn gì, kiêng ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Bị Huyết Trắng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Giúp Khỏi Bệnh Nhanh?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cũng hỗ…

Ra huyết trắng màu nâu: Đi khám sớm kẻo nguy hiểm

Ra huyết trắng màu nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh phụ khoa như viêm âm đạo,…

Ra Huyết Trắng Là Bệnh Gì? Hình Ảnh, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Ra huyết trắng là một điều bình thường của cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, đôi khi huyết trắng có…

Ra Huyết Trắng Nhiều Có Phải Là Sắp Có Kinh? Làm Sao Để Biết?

Rất nhiều phụ nữ thắc mắc rằng, ra huyết trắng nhiều có phải là sắp có kinh, liệu đây có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua