Viêm da tiếp xúc kích ứng: Biểu hiện và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da tiếp xúc kích ứng là dạng tổn thương da cấp và mãn tính, thường là hệ quả do tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất hoặc tác nhân gây kích ứng. Tổn thương da do bệnh lý này thường chỉ khu trú tại vùng da có tiếp xúc với dị nguyên.

Viêm da tiếp xúc kích ứng là gì?

Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng viêm da xảy ra khi da tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc dị ứng. Đây không phải là một bệnh riêng biệt mà thường là một biểu hiện của phản ứng da với một hoặc nhiều chất gây kích ứng.

Tổn thương dạng này thường tồn tại khu trú và chủ yếu xuất hiện ở những vị trí da hở. So với viêm da tiếp xúc dị ứng, dạng này thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ và không liên quan đến yếu tố miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

=> XEM THÊM: Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc kích ứng

Một số tác nhân dễ gây viêm da tiếp xúc kích ứng như: 

  • Dung dịch có tính acid
  • Dung dịch có tính bazo mạnh
  • Các dung môi như acetone
  • Sơn
  • Nhựa thông
  • Vôi tôi
  • Xà phòng có độ pH cao
  • Chất nhũ hóa
  • Xi măng
  • Thuốc tẩy
  • Tia cực tím
  • Chất tẩy rửa mạnh

Triệu chứng nhận biết

Các triệu chứng bệnh được chia thành 2 giai đoạn cụ thể – cấp tính và mãn tính.

viêm da tiếp xúc kích ứng là gì
Tổn thương da giống như bị bỏng và thường khu trú tại vùng da có tiếp xúc với chất kích ứng

Triệu chứng cấp tính

  • Da đỏ, rát
  • Xuất hiện các vết hồng ban, có giới hạn rõ, phạm vi tương ứng với vùng da tiếp xúc chất kích ứng
  • Sau đó hình thành mụn nước phồng rộp
  • Da có dấu hiệu bị ăn mòn, phỏng và hoại tử

Triệu chứng mãn tính

  • Da khô ráp
  • Có dấu hiệu nứt nẻ, sau đó xuất hiện hồng ban
  • Bề mặt da tăng sinh tế bào sừng
  • Da tróc vảy và tạo thành các rãnh khe nứt

Chẩn đoán viêm da tiếp xúc kích ứng

Chẩn đoán bệnh lý này chủ yếu dựa vào tiền sử bệnh lý và các biểu hiện lâm sàng (đặc điểm của tổn thương da, vị trí xuất hiện,…).

Nếu tổn thương không có tính đặc trưng cao, bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với chốc lở, tổ đỉa, ban nấm da, ghẻ và chàm thể tạng.

=> BẬT MÍ: Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Các phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng

Dưới đây là 2 cách điều trị bệnh hiệu quả:

1. Điều trị thể cấp tính

Ưu tiên sử dụng đồng thời cả thuốc uống và điều trị tại chỗ. Gồm:

khu trú tại vùng da có tiếp xúc với chất kích ứng
Có thể dùng thuốc kháng histamine thế hệ 1 và 2 để giảm ngứa
  • Glucocorticoid: giúp giảm ngứa và phù nề, thường dùng trong khoảng 2 – 3 tuần; 
  • Thuốc kháng histamine: Có thể dùng thuốc kháng histamine thế hệ 1 và 2 để cải thiện.
    • Thuốc kháng histamine thế hệ 1 (Hydroxyzine, Chlorpheniramine,…):
    • Thuốc kháng histamine thế hệ 2 (Levocetirizin, Cetirrizin,…);
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp tổn thương đã nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, bác sĩ có thể đề nghị dùng kháng sinh tại chỗ.
  • Thuốc tím: Trong trường hợp triệu chứng xảy ra trên diện rộng, cần pha dung dịch thuốc tím tắm hàng ngày để sát trùng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

2. Điều trị thể mãn tính

Tương tự giai đoạn cấp tính, bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc kích ứng mãn tính có thể dùng thuốc bôi chứa corticoid và uống thuốc kháng histamine để làm giảm ngứa.

viêm da tiếp xúc kích ứng
Với trường hợp mãn tính, nên sử dụng acid salicylic 5% để bạt sừng và giảm dày sừng da

Bên cạnh đó nên thoa chế phẩm chứa acid salicylic 5% để bạt sừng và giảm dày sừng da. Khi tổn thương da lành, nên dùng các kem dưỡng ẩm để hạn chế ngứa và tái phát. Kết hợp bổ sung viên uống kẽm, vitamin E, A và C để giúp da phục hồi nhanh chóng.

Phòng ngừa viêm da tiếp xúc kích ứng

Nên thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng ngừa căn bệnh này:

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất có nồng độ mạnh;
  • Tuân thủ thực hiện các biện pháp bảo vệ như mang găng tay, khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ,…;
  • Sử dụng các loại kem như Dermafin cream, Dermashield cream,… nhằm bảo vệ da trước các tác nhân gây kích ứng;
  • Thay đổi sản phẩm vệ sinh da, tránh dùng các dung dịch có độ pH cao; 
  • Dùng kem dưỡng ẩm hàng ngày để giảm nguy cơ da khô, hư tổn, bong tróc,…; 

Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng đều thuyên giảm sau khi được chăm sóc và điều trị đúng cách. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu chủ quan trong quá trình điều trị, da có thể bị nhiễm trùng và hoại tử nặng.

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc theo từng nguyên nhân

Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc thường khác nhau theo nguyên nhân, mức độ bệnh. Dựa vào những tổn…

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và ăn gì để nhanh khỏi?

Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc của nhiều người. Vì việc…

viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và cách xử lý

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một dạng viêm da phổ biến, xảy ra ở bất kỳ…

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách điều trị nào hiệu quả

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không và cách xử lý như thế nào hiệu quả là vấn…

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên tư vấn tại Sống khỏe mỗi ngày Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên có gần 20 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh viêm da. Với nền…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua