Viêm phúc mạc ruột thừa là gì, nguy hiểm không? Cách điều trị
Viêm phúc mạc ruột thừa là tình trạng nhiễm trùng phúc mạc do vỡ ruột thừa gây ra. Bệnh lý này có mức độ rất nguy hiểm, dễ lây lan thành nhiễm trùng ổ bụng và gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Viêm phúc mạc ruột thừa là gì?
Viêm phúc mạc ruột thừa thuộc nhóm viêm phúc mạc thứ phát. Bệnh lý này là biến chứng do viêm ruột thừa vỡ khiến nhiễm trùng lan sang phúc mạc.
Nhiễm trùng phúc mạc do vỡ ruột thừa là tình trạng rất nguy hiểm vì vi khuẩn có thể lây lan nhanh khắp ổ bụng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Triệu chứng của viêm phúc mạc ruột thừa
Viêm phúc mạc ruột thừa gây ra nhiều triệu chứng hơn so với giai đoạn viêm ruột thừa cấp.
Các triệu chứng bạn có thể gặp phải, bao gồm:
- Đau bụng: Đau bụng do viêm phúc mạc ruột thừa thường kéo dài liên tục, không chia thành cơn như viêm ruột thừa cấp tính. Ngoài ra mức độ đau cũng nặng nề hơn, cơn đau có xu hướng tăng lên khi vận động hoặc ho.
- Nôn mửa: Nhiễm trùng ở phúc mạc có thể gây nôn khan kéo dài.
- Co cứng thành bụng: Phúc mạc bị viêm có thể gây co cứng thành bụng. Khi ấn nhẹ ngón tay lên bụng sẽ thấy cơn đau phát sinh, mức độ đau rất nặng nề.
- Sốt cao: Nhiễm trùng ở ruột thừa chỉ gây sốt nhẹ hoặc không sốt. Tuy nhiên khi hiện tượng này lây lan rộng, thân nhiệt có thể tăng cao và đi kèm với các triệu chứng như môi khô, hơi thở hôi, mạch nhanh, khó thở,…
- Nấc: Nhiễm trùng phúc mạc có thể kích thích cơ hoành và gây nấc liên tục. Tuy nhiên triệu chứng này chỉ khởi phát trong giai đoạn sớm và nhanh chóng thuyên giảm sau 1 – 2 giờ.
Gợi ý: Người mổ ruột thừa nên uống sữa gì: Giải đáp thắc mắc
Bệnh viêm phúc mạc ruột thừa có nguy hiểm không?
Viêm phúc mạc ruột thừa là tình trạng rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Nếu phát hiện sớm, phạm vi nhiễm trùng ở phúc mạc có thể khu trú ở một bộ phận nhỏ. Tuy nhiên tình trạng để bệnh kéo dài có thể khiến toàn bộ phúc mạc và ổ bụng bị nhiễm trùng, gây ứ dịch và tụ mủ.
Với trường hợp nhiễm trùng phúc mạc do viêm ruột thừa cấp, việc phát hiện sớm có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng và phạm vi nhiễm trùng. Trong khi đó, tình trạng chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị có thể dẫn đến những rủi ro đáng tiếc.
Chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa
Các biểu hiện của viêm phúc mạc ruột thừa có thể bị nhầm lẫn với tắc ruột, viêm ruột thừa cấp tính, xoắn ruột,… Vì vậy bác sĩ sẽ tiến các chẩn đoán sau:
- Thăm khám lâm sàng: Quan sát biểu hiện toàn thân, triệu chứng thực thể và cơ năng.
- X-Quang ổ bụng: Hình ảnh từ X-Quang cho phép bác sĩ nhận thấy biểu hiện của hiện tượng viêm ở phúc mạc (bụng mờ, giãn quai ruột và thành ruột có độ dày bất thường).
- Xét nghiệm máu: Máu của bệnh nhân bị viêm phúc mạc ruột thừa thường giảm nồng độ Clo, Kali, ure máu tăng cao, số lượng bạch cầu tăng và hematocrit tăng do cơ thể mất nước.
Trong một số trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể thực hiện nội soi nhằm chẩn đoán và phẫu thuật trong thời gian sớm nhất để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.
Tham khảo thêm: Viêm ruột thừa ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý, điều trị
Các phương pháp điều trị viêm phúc mạc ruột thừa
Điều trị viêm phúc mạc ruột thừa được chia thành 2 giai đoạn:
1. Chọc hút mủ kết hợp kháng sinh
Khi nhận thấy nhiễm trùng lan sang phúc mạc, việc cắt bỏ ruột thừa không được khuyến cáo vì có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó sau khi tiếp nhận và chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút mủ kết hợp với điều trị bằng kháng sinh.
- Chọc hút mủ: Chọc hút mủ là thủ thuật được thực hiện bằng phương pháp nội soi nhằm loại bỏ mủ do vi khuẩn gây nhiễm trùng gây ra. Loại bỏ mủ khỏi ổ bụng làm giảm nguy cơ lây lan nhiễm trùng ra phạm vi lớn.
- Dùng kháng sinh: Ngoài ra bác sĩ sẽ đề nghị dùng kháng sinh để ức chế và kìm hãm vi khuẩn gây bệnh.
Chọc hút mủ kết hợp kháng sinh có thể kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày hoặc hơn tùy vào mức độ nhiễm trùng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.
2. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Nguyên nhân gây viêm phúc mạc là do nhiễm trùng ruột thừa gây ra. Vì vậy sau khi kiểm soát hoàn toàn tình trạng viêm ở phúc mạc, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ ruột thừa để hạn chế tái phát.
Cắt bỏ ruột thừa thường được thực hiện bằng nội soi hoặc mổ mở truyền thống tùy vào nhu cầu và mong muốn của bệnh nhân. Tuy nhiên ở một số trường hợp nghi ngờ có biến chứng, bác sĩ có thể mổ mở để quan sát biểu hiện của ổ bụng và tiến hành các phương pháp xử lý kịp thời.
Đọc thêm: Sau khi mổ ruột thừa nên kiêng gì? (trái cây, thực phẩm)
Chăm sóc bệnh viêm phúc mạc ruột thừa
Bệnh viêm phúc mạc ruột thừa ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, cơ quan tiêu hóa và thể trạng. Do đó ngoài phương pháp điều trị y tế, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm làm giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa với các biện pháp sau:
- Nên nghỉ ngơi trong thời gian chọc hút mủ và sau phẫu thuật. Tránh vận động mạnh và quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Các hoạt động này có thể kích thích vị trí tổn thương và làm phát sinh cơn đau.
- Chế biến thực phẩm giàu dinh dưỡng ở dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa và ít gia vị để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Đồng thời cung cấp năng lượng, dưỡng chất để nâng cao thể trạng và tăng cường chức năng miễn dịch.
- Uống nhiều nước để bù điện giải và lượng nước thất thoát do nhiễm trùng.
- Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp cơn đau kéo dài và âm ỉ.
- Hạn chế căng thẳng và lo lắng sau điều trị. Tình trạng này có thể kích thích hiện tượng viêm và sưng ở ruột thừa.
- Thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tiến triển của bệnh.
Viêm phúc mạc ruột thừa là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm ruột thừa cấp tính. Hiện tượng viêm tại phúc mạc có thể lây lan ra toàn ổ bụng và đe dọa đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy khi thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên gọi cấp cứu để được bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Tham khảo thêm:
- Bị viêm đau ruột thừa nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục bệnh?
- Sau mổ ruột thừa sau bao lâu thì quan hệ được? Giải đáp câu hỏi
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!