Đau ruột thừa đau bên nào, vị trí trái hay phải?
Đau ruột thừa có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh lý này là một trong những cấp cứu bụng ngoại khoa phổ biến nhất. Do đó việc nắm bắt vị trí cơn đau ruột thừa đau bên nào có thể giúp bạn phát hiện và tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất.
Đau ruột thừa ở bên nào? Bên trái hoặc bên phải bụng?
Đau ruột thừa là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Bệnh lý này xảy ra khi ruột thừa bị sưng viêm do nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Với trường hợp đau ruột thừa kéo dài, cơ quan này có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng phúc mạc, ổ bụng và đe dọa đến tính mạng. Do đó việc nắm bắt vấn đề Đau ruột thừa ở bên nào của bụng? có thể giúp bạn dễ dàng nhận biết triệu chứng và tiến hành điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.
Ruột thừa là cơ quan của hệ tiêu hóa, có cấu trúc hình túi, chiều dài khoảng 4 – 13 cm và đường kính xấp xỉ 1cm. Ruột thừa thông với manh tràng – đoạn đầu tiên của ruột già. Vì vậy khi ruột già có vấn đề, cơ quan này có thể bị ảnh hưởng và dễ phát sinh hiện tượng nhiễm trùng.
Thông thường ruột thừa nằm ở vùng bụng dưới bên phải, do đó khi cơn đau ruột thừa thường có xu hướng phát sinh ở vị trí này. Tuy nhiên triệu chứng đau do viêm ruột thừa còn có thể xảy ra ở vùng xung quanh rốn và hố chậu.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơn đau ruột thừa có thể khởi phát ở vùng thắt lưng, đau dưới gan, đau giữa ổ bụng hoặc bên trái bụng. Nguyên nhân khiến đau ruột thừa xảy ra ở nhiều vị trí là do ở một số người, cấu tạo ruột thừa có mạc treo và có khả năng di động.
Như vậy có thể thấy, vị trí của cơn đau ruột thừa rất đa dạng. Tuy nhiên vị trí thường gặp và phổ biến nhất là ở vùng bụng dưới bên phải.
Xem thêm: Ruột thừa là gì? Nằm ở vị trí nào và có chức năng gì?
Cách nhận biết bệnh đau ruột thừa
Bệnh đau ruột thừa có triệu chứng đa dạng và khó nhận biết. Ở một số thể không điển hình, triệu chứng xảy ra không có tính đặc trưng cao nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy bạn có thể căn cứ vào các biểu hiện đi kèm để dễ dàng trong việc xác định bệnh.
1. Tính chất của cơn đau ruột thừa ở thể điển hình & không điển hình
Cơn đau điển hình của bệnh viêm ruột thừa thường khởi phát ở vùng bụng dưới bên phải, sau đó lan ra xung quanh rốn hoặc di chuyển xuống vùng hố chậu. Cơn đau thường xảy ra theo từng cơn, có xu hướng đau nặng hơn khi ho, thay đổi tư thế và đi lại.
Trong khi đó ở các thể không điển hình, triệu chứng đau có mức độ và vị trí đa dạng hơn. Chẳng hạn như:
- Viêm ruột thừa cấp tính sau manh tràng: Ở thể này, cơn đau thường khởi phát ở vùng thắt lưng và có thể lan xuống bắp đùi.
- Viêm ruột thừa cấp ở trẻ nhỏ: Mức độ đau rất nặng nề, trẻ có xu hướng ôm gối để giảm cảm giác đau đớn. Với trẻ nhỏ, cơn đau xảy ra ở toàn bộ ổ bụng.
- Viêm ruột thừa cấp ở sản phụ: Vị trí đau thường cao hơn vị trí ruột thừa bình thường do thai nhi phát triển và đẩy cơ quan tiêu hóa lên cao.
- Viêm ruột thừa ở các quai ruột: Cơn đau khu trú ở xung quanh rốn.
- Viêm ruột thừa dưới gan: Đau và tức ở vùng dưới gan.
- Viêm ruột thừa cấp ở người già: Biểu hiện đau thường không rõ ràng và rất mơ hồ.
- Viêm ruột thừa cấp trong chậu hông bé: Cơn đau xảy ra ở vùng hạ vị.
Như vậy có thể thấy, vị trí và tính chất cơn đau ruột thừa ở từng thể có sự khác biệt. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng đau kéo dài, bạn nên xem xét các biểu hiện đi kèm để khoanh vùng các khả năng có thể mắc phải.
Gợi ý: Viêm ruột thừa cấp: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
2. Sốt
Ngoài triệu chứng đau, bệnh viêm ruột thừa còn có thể làm tăng thân nhiệt. Nhiễm trùng ở bên trong ruột thừa thường chỉ gây sốt nhẹ. Tuy nhiên trong trường hợp ruột thừa vỡ, gây viêm phúc mạc ruột thừa hoặc các biến chứng khác, thân nhiệt có thể tăng cao đến 39.5 – 40 độ C.
Ngoài ra, triệu chứng sốt cao cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo thể viêm ruột thừa cấp tính sau manh tràng và viêm ruột thừa cấp ở trẻ nhỏ.
3. Buồn nôn và nôn mửa
Viêm ruột thừa có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và kích thích phản ứng buồn nôn, nôn mửa. Triệu chứng này của viêm ruột thừa thường không đặc trưng. Tuy nhiên trong trường hợp đã có biến chứng, bạn có thể bị nôn khan kéo dài.
Tham khảo thêm: Mổ ruột thừa có được ăn thịt gà không? Nên ăn trước hay sau
4. Rối loạn tiêu hóa
Hiện tượng nhiễm trùng ở ruột thừa có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột và gây ra các triệu chứng như:
- Tiêu chảy
- Chán ăn
- Đau bụng âm ỉ
- Không có cảm giác ngon miệng
- Khó tiêu
- Đầy bụng
Trong trường hợp có triệu chứng tiêu chảy đặc trưng, bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm ruột thừa cấp giữa các quai ruột.
5. Mót tiểu tiện và đại tiện
Mót tiểu tiện và đại tiện là triệu chứng khá ít gặp. Triệu chứng này chỉ xảy ra ở thể viêm ruột thừa cấp tính trong hông chậu bé.
Viêm ruột thừa là bệnh lý có triệu chứng và vị trí cơn đau đa dạng và khó nhận biết. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng khác thường, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để xử lý kịp thời và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Bài viết đã giải đáp vấn đề Đau ruột thừa ở bên nào bụng? và tổng hợp thêm một số triệu chứng đi kèm. Viêm ruột thừa là một dạng cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm. Vì vậy bạn cần tránh tình trạng chủ quan khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm ruột thừa ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
- Viêm phúc mạc ruột thừa: Có gây nguy hiểm không?
Bình luận (1)
Ai cung noi dau ben phai, co bai nay noi ben Trai la sao?