Viêm họng có đốm trắng – Nguy hiểm cần điều trị sớm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm họng có đốm trắng là giai đoạn tiến triển của tình trạng nhiễm trùng hầu họng cấp tính. Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra hàng loạt các biến chứng như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm VA, viêm cầu thận cấp hoặc thậm chí là viêm màng não.

viêm họng có đốm trắng
Viêm họng có đốm trắng nguy hiểm không?

Tìm hiểu về bệnh viêm họng có đốm trắng

Viêm họng có đốm trắng (viêm họng có mủ) là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc hầu họng kèm theo tụ mủ. Tình trạng này xảy ra khi nhiễm trùng kéo dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus tấn công niêm mạc và hình thành mủ trắng.

So với giai đoạn khởi phát, viêm họng có đốm trắng thường có mức độ nặng nề và khó khăn hơn trong việc điều trị. Vì vậy khi xuất hiện triệu chứng tụ mủ ở cổ họng, bạn cần tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Họng bé có đốm trắng: Nguyên nhân và cách chữa trị

Nguyên nhân gây viêm họng có đốm trắng

Viêm họng có đốm trắng có thể phát sinh do những nguyên nhân sau:

  • Không kịp thời điều trị nhiễm trùng ở hầu họng, khiến mức độ tổn thương trở nên nghiêm trọng và hình thành mủ trắng.
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất độc hại hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm.
  • Có các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm VA,…
  • Thường xuyên la hét và nói quá to khiến tổn thương ở hầu họng trở nên nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu nhận biết

Quan sát cổ họng nhận thấy sự xuất hiện của các chấm mủ màu trắng hoặc vàng nhạt là dấu hiệu điện hình của viêm họng có đốm trắng.

viêm họng có đốm trắng
Viêm họng có đốm trắng gây ra các triệu chứng như ngứa, đau rát cổ, khó nuốt, ho, sốt,…

Triệu chứng khác:

  • Đau rát cổ họng, cổ họng đỏ và sưng nóng
  • Ngứa họng và nghẹn ở cổ
  • Sốt nhẹ
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Thường xuyên khạc nhổ đờm hoặc tằng hắng do đờm ứ ở họng
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Viêm họng có đốm trắng nguy hiểm không?

So với giai đoạn đầu, viêm họng chứa đốm trắng có mức độ nghiêm trọng hơn và dễ gây ra di chứng nếu không kiểm soát kịp thời.

Một số biến chứng của bệnh, bao gồm:

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể lây lan và gây ra các biến chứng xa như viêm cầu thận cấp, thấp khớp, viêm màng não,…

Điều trị viêm họng có đốm trắng bằng cách nào?

Việc điều trị viêm họng có đốm trắng là biện pháp giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Quá trình điều trị bệnh bao gồm sử dụng thuốc và chăm sóc tại nhà.

1. Sử dụng thuốc

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm dịch tiết ở cổ họng để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và chỉ định loại kháng sinh phù hợp.

viêm họng có đốm trắng
Kháng sinh là loại thuốc chủ yếu được sử dụng trong quá trình điều trị viêm họng có đốm trắng

Một số loại kháng sinh được sử dụng trong quá trình điều trị viêm họng có đốm trắng, bao gồm:

  • Erythromycin
  • Amoxicillin
  • Penicillin V
  • Penicillin G

Thuốc kháng sinh thường được dùng trong vòng 10 ngày. Sau 2 – 3 ngày dùng thuốc, các triệu chứng ở cổ họng và toàn thân có thể biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên bạn cần phải duy trì việc sử dụng thuốc theo thời gian chỉ định. Dừng thuốc sớm có thể khiến nhiễm trùng tái phát và khiến vi khuẩn kháng thuốc.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau – hạ sốt Acetaminophen trong trường hợp sốt cao, mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Sử dụng thuốc có khả năng điều trị dứt điểm bệnh viêm họng có mủ. Tuy nhiên cần sử dụng thuốc đều đặn theo liều dùng và tần suất đã được chỉ định.

2. Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Việc chăm sóc tại nhà có vai trò hỗ trợ điều trị và thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc ở hầu họng. Đồng thời ngăn chặn và phòng ngừa bệnh tái phát.

viêm họng có đốm trắng
Các biện pháp chăm sóc tại nhà có khả năng cải thiện triệu chứng và hỗ trợ phục hồi niêm mạc hầu họng

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát, bao gồm:

  • Nên giữ vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng 2 lần/ ngày, kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm để sát trùng và kháng khuẩn niêm mạc.
  • Uống nước mật ong chanh ấm vào mỗi buổi sáng để thanh lọc cơ thể, bù nước và khoáng chất. Hơn nữa mật ong và chanh còn có khả năng giảm viêm và kháng khuẩn.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian điều trị. Đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, cải thiện sức đề kháng và tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn của các tế bào bạch cầu.
  • Uống đủ nước để tránh tình trạng khô rát cổ họng, làm loãng đờm, hạn chế tình trạng nghẹn ở cổ họng khi ăn uống.
  • Khi chế biến món ăn, nên thêm các loại gia vị có khả năng hỗ trợ điều trị như nghệ, gừng và tỏi vào để tác dụng kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình phục hồi ở niêm mạc họng.
  • Vệ sinh tay trước và sau khi ăn.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, đồng thời nên đeo khẩu trang để hạn chế tình trạng không khí lạnh xâm nhập vào đường hô hấp và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Viêm họng có đốm trắng là giai đoạn tiến triển của nhiễm trùng hầu họng cấp tính. Vì vậy khi các dấu hiệu phát sinh, bạn cần tiến hành điều trị sớm để ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Tình trạng lơ là và chủ quan có thể dẫn đến hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chia sẻ:
Cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh & lưu ý

Trước những lo ngại về tác dụng phụ của thuốc tân dược, những cách chữa viêm họng cho bé không…

Ngứa họng – Vạch trần nguyên nhân, cách nhận biết & điều trị

Hầu như tất cả mọi người đều gặp phải tình trạng ngứa họng ít nhất một lần trong đời. Tình…

nghẹt mũi ù tai nhức đầu Nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu là bệnh gì và cách khắc phục?

Các triệu chứng nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu thường hay đi kèm với nhau. Chúng được cho là liên…

Bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ lành tính hiệu quả

Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ đều khá lành tính, an toàn do sử dụng các…

Nước đá là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm họng kéo dài dai dẳng Viêm họng uống nước đá – Đừng hỏi tại sao bệnh mãi không khỏi

Viêm họng uống nước đá, ăn đồ lạnh sẽ không khỏi bệnh từ lâu đã là quan niệm ăn sâu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua