Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu chữa bằng cách nào an toàn?
Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu thường không nguy hiểm. Tuy nhiên điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh tiến triển và gây ra nhiều vấn đề khác.
Tìm hiểu bệnh viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Viêm họng là tình trạng viêm và kích ứng tại niêm mạc ở vùng hầu họng, gây đau rát, ngứa họng, khó nuốt, đôi khi có ho khan và một số triệu chứng khác. Bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu do cơ thể mẹ suy yếu và nhiều nguyên nhân khác.
1. Nguyên nhân
Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng thai kỳ đầu là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm. Lúc này, hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm, thay đổi về nội tiết tố khiến cơ thể chưa kịp thích nghi.
Điều này tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh tấn công, dẫn đến cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng và nhiều tình trạng sức khỏe khác. Phụ nữ dễ bị viêm họng ở 3 tháng đầu thai kỳ do các nguyên nhân dưới đây:
- Thời tiết và nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột
- Trào ngược acid dạ dày
- Căng cơ họng
- Nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
- Sự tấn công của các tác nhân gây kích ứng
- Nhiễm virus
- Bệnh hen suyễn
2. Triệu chứng
Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có những triệu chứng sau đây:
- Cổ họng đau rát, ngứa ngáy
- Amidan và hạch bạch huyết sưng lên
- Khó nuốt
- Đau đầu
- Ăn không ngon
- Thường xuyên ho
- Sốt nhẹ
Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu thường không nguy hiểm và không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, sự khởi phát của bệnh, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.
Bệnh thường khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn. Đôi khi tình trạng buồn nôn hay nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến cơ thể mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé.
Nếu viêm họng gây ho, những cơn ho kéo dài tạo áp lực cho vùng bụng, ảnh hưởng đến thai nhi, rất dễ bị động thai hoặc sảy thai do thai nhi còn non yếu.
Ở những trường hợp viêm họng nặng, việc không điều trị có thể khiến bệnh tiến triển và gây biến chứng, chẳng hạn như viêm phế quản và viêm phổi.
Điều trị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng đầu, việc sử dụng kháng sinh cho mẹ bầu sẽ không được khuyến khích. Bởi kháng sinh thường tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, thậm chí có thể gây dị tật ở thai nhi. Vì vậy các liệu pháp tự nhiên thường được ưu tiên hơn.
Mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây để chữa bệnh viêm họng an toàn:
1. Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng, ngậm nước muối trị viêm họng là liệu pháp đơn giản, đảm bảo tính an toàn cho mẹ bầu. Nước muối có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, giúp làm sạch các vi khuẩn khu trú trong cổ họng, giảm viêm và đau rát cổ họng.
Ngoài ra nước muối còn giúp làm loãng đờm, giảm các triệu chứng như khó nuốt, đau ngứa.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 1/2 thìa muối hạt và 1 ly nước ấm.
- Hòa tan muối trong nước ấm.
- Dùng nước này để súc miệng vào mỗi buổi sáng.
2. Uống trà gừng mật ong
Cả gừng và mật ong đều có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn tốt, thường được dùng để trị chứng viêm họng cho mẹ bầu, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ.
Uống một tách trà gừng mật ong sẽ giúp xoa dịu cổ họng, kích thích quá trình chữa lành tổn thương ở niêm mạc họng.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 1 miếng gừng, 1 muỗng mật ong
- Gừng đem bỏ vỏ và rửa sạch, thái lát mỏng hoặc đập dập.
- Đun sôi gừng với khoảng 200ml nước sôi trong 15 phút.
- Cho mật ong vào hòa tan trong tách trà gừng rồi uống khi nước trà còn ấm.
THAM KHẢO THÊM: Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Gừng Hiệu Quả, Nên Áp Dụng
3. Sử dụng tỏi
Dùng tỏi có thể giúp khắc phục bệnh viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu. Thành phần allicin trong tỏi là một hợp chất organosulfer, đem lại hiệu quả chống nhiễm trùng rất tốt. Sử dụng tỏi thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.
Thực hiện:
- Chuẩn bị vài tép tỏi, đem bóc sạch vỏ.
- Giã nát tỏi rồi ngậm trực tiếp.
- Có thể hòa lượng tỏi đã giã vào trong ly nước ấm để uống.
4. Dùng giấm táo
Giấm táo có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn, điều trị viêm họng hiệu quả. Ngoài ra giấm táo còn có tác dụng làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng của nhiều bệnh lý khác ở đường hô hấp.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 2 thìa giấm táo và 1 ly nước ấm
- Hòa giấm táo vào trong ly nước ấm để uống trực tiếp mỗi ngày
- Ngoài ra có thể dùng dung dịch này để súc miệng
5. Uống nước chanh mật ong
Nước chanh mật ong chứa nhiều vitamin C và các thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe và chống viêm nhiễm cho mẹ bầu. Đặc biệt cả chanh và mật ong đều có tính kháng khuẩn và giảm viêm rất tốt, giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng.
Ngoài ra hàm lượng vitamin C trong chanh có tác dụng kích thích tiết nước bọt, tăng ổn định màng nhầy trong cổ họng; mật ong giúp làm dịu và đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương.
Thực hiện:
- Cần có 1 muỗng nước cốt chanh, 1 ly nước ấm và 1 muỗng mật ong.
- Hòa 3 loại nguyên liệu trên vào với nhau rồi uống trực tiếp.
- Mỗi ngày có thể uống nước chanh mật ong từ 1 – 2 lần.
- Lưu ý nếu đang bị trào ngược axit dạ dày thì mẹ bầu không nên áp dụng cách này.
ĐỌC NGAY: 5 Cách Chữa Viêm, Đau Họng Bằng Chanh Hiệu Quả Cao
6. Điều trị y tế
Đa phần các trường hợp mẹ bầu bị viêm họng ở 3 tháng đầu thai kỳ đều có thể khắc phục khi áp dụng các liệu pháp tự nhiên. Tuy nhiên, một vài trường hợp, bệnh chỉ có thể khắc phục khi nhận được liệu pháp chăm sóc y tế.
Mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ khi gặp các trường hợp dưới đây:
- Cổ họng đau rát liên tục nhiều ngày liền
- Tiêu chảy
- Chóng mặt, khó thở
- Sốt cao
- Phát ban trên da
- Ớn lạnh
- Liệu pháp tự nhiên không đáp ứng triệu chứng
Lúc này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây để khắc phục triệu chứng và cải thiện bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Đồng thời, cần theo dõi sát sao quá trình sử dụng thuốc.
Phòng ngừa viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Cần chú ý đến các biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
- Vệ sinh vòm họng và miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý khoảng 2 – 3 lần/ngày.
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khi đi ra ngoài vào những ngày trời trở lạnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh thức ăn lạnh, uống nước đá, không nên ăn thực phẩm cay nóng, đồ hộp chế biến sẵn.
- Tránh xa khói thuốc lá, bụi bẩn và các tác nhân gây kích ứng.
- Bổ sung ước ấm cho cơ thể khi đang bị viêm họng, uống đủ 2,5 – 3 lít nước/ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm, viêm họng hay có các bệnh lây nhiễm khác.
- Đeo khẩu trang và che chắn cho vùng mũi miệng khi ra ngoài để tránh tác nhân gây hại tấn công.
Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu thường không nguy hiểm.Tuy nhiên việc chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển, để lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Vì thế cần sớm thăm khám và điều trị khi có dấu hiệu bệnh để thai kỳ luôn khỏe mạnh.
KHÔNG THỂ BỎ QUA:
- 5 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Mật Ong Hiệu Quả, Giúp Giảm Đau Nhanh
- Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Giảm Nhanh? 18 Thực Phẩm Tốt Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!