Họng nổi hạt nhưng không đau là bệnh gì? Điều trị ra sao?
Viêm họng hạt, nhiệt miệng, u vòm họng lành tính,… có thể khiến họng nổi hạt nhưng không đau. Cần xác định chính xác nguyên nhân để có những phương pháp khắc phục phù hợp.
Họng nổi hạt nhưng không đau là dấu hiệu của bệnh gì?
1. Khối u thực quản
Thực quản là cơ quan trên của ống tiêu hóa, đảm nhiệm vai trò đưa thức ăn từ miệng di chuyển xuống dạ dày. Nếu thường xuyên dùng đồ uống chứa cồn, hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng, dầu mỡ,… các tế bào biểu mô vảy ở thực quản có thể tăng sinh bất thường và hình thành các khối u.
Khối u thực quản có thể lành tính hoặc ác tính. Đối với trường hợp có khối u lành, các triệu chứng đau nhức nghiêm trọng ít khi xuất hiện. Do đó tình trạng họng nổi hạt có thể là dấu hiệu của khối u thực quản lành tính.
Tuy nhiên khối u tăng kích thước, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như vướng và nghẹn khi nuốt, ù tai, khó thở, tức ngực,…
2. Viêm họng hạt
Các tế bào lympho trong niêm mạc họng giữ vai trò miễn dịch cho cơ thể, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Nếu nhiễm trùng kéo dài, các tế bào lympho cần hoạt động quá mức, dẫn đến sự hình thành của các hạt nhỏ không gây đau.
Viêm họng hạt thường gặp ở những người bị viêm họng mãn tính. Các hạt nhỏ ở thành họng thường không gây đau nhưng có thể gây ra một số triệu chứng như rát cổ họng, ngứa cổ, hơi thở có mùi,…
3. U vòm họng lành tính
U vòm họng lành tính cũng là một trong những nguyên nhân khiến họng nổi hạt nhưng không đau. Khác với u ác tính, u lành thường không gây ra các triệu chứng nặng nề và có mức độ nhẹ hơn.
Tuy nhiên trong giai đoạn khối u phát triển lớn, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng khó chịu như nghẹn cổ họng, khó thở, chán ăn, mệt mỏi,…
4. Nhiệt miệng
Nhiệt miệng (loét áp tơ) là các mụn nước nhỏ có màu trắng/ đỏ/ vàng xuất hiện ở niêm mạc miệng. Khi mới xuất hiện, các nốt mụn này thường không gây đau nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng hạt. Tuy nhiên khi mụn nước vỡ ra, lở loét và chảy dịch, bạn sẽ có cảm giác ngứa râm ran và đau bên trong miệng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do vết trầy xước bên trong niêm mạc, sử dụng thực phẩm cay nóng, thay đổi nội tiết, căng thẳng,… So với những tình trạng trên, nhiệt miệng có mức độ nhẹ và có thể dễ dàng điều trị dứt điểm ngay tại nhà.
Bạn nên biết: Viêm họng hạt kéo dài bao lâu? Giải pháp giúp nhanh khỏi
Điều trị triệu chứng họng nổi cục nhưng không đau
1. Điều trị các bệnh lý
Cần xác định đúng nguyên nhân khiến họng nổi cục nhưng không đau. Sau đó điều trị để giảm các triệu chứng khó chịu.
- Điều trị viêm họng hạt: Chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau và hạ sốt để ức chế nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng viêm họng do nhiễm trùng gây ra. Bên cạnh đó, bạn cần chăm sóc và giữ vệ sinh răng miệng để tránh vi khuẩn và virus di chuyển sang những cơ quan lân cận.
- Điều trị u vòm họng lành tính: Một số u có kích thước nhỏ và không có dấu hiệu tăng trưởng bất thường, bác sĩ có thể theo dõi và không đề nghị điều trị. Với những trường hợp còn lại, khối u có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi.
- Điều trị u thực quản: Có thể áp dụng nội soi thực quản hoặc mổ hở nhằm loại bỏ khối u ra khỏi cơ quan này.
- Nhiệt miệng: Sử dụng thuốc nhiệt miệng dạng bôi (Benzocaine, Hydrogen peroxide, Fluocinonide,…) để giảm loét và đau rát. Bên cạnh đó cần vệ sinh răng miệng và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12, kẽm, vitamin B6,…
2. Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Cổ họng nổi cục không đau thường đi kèm với những triệu chứng khác như nghẹn, vướng cổ họng, ngứa rát và khó chịu. Do đó bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị và làm giảm những triệu chứng nói trên.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà, bao gồm:
- Súc miệng với giấm táo pha loãng hoặc nước muối ấm để làm dịu niêm mạc, giảm sưng và sát khuẩn cho răng miệng. Ngoài ra nên chải răng đều đặn 2 lần/ ngày hoặc thực hiện ngay sau khi ăn.
- Chế biến thực phẩm ở dạng cháo, súp, luộc để hạn chế dầu mỡ và gia vị. Ngoài ra các dạng chế biến này thường dễ hấp thu và ít gây kích ứng lên niêm mạc cổ họng.
- Tận dụng các gia vị trong nhà như nghệ, gừng và tía tô để làm loãng đờm, giảm cảm giác ứ đọng và vướng nghẹn khi nuốt.
- Tránh la hét to hoặc nói quá nhiều trong thời gian cổ họng bị tổn thương.
- Uống trà ấm (trà cam thảo, bạc hà, quế chi, trà xanh,…) vào sáng sớm để làm dịu cổ họng và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
- Bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần ( khoảng 2 lít nước/ ngày). Trong trường hợp có nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn nên uống khoảng 2.5 lít nước để bù điện giải và giảm mệt mỏi.
Cổ họng nổi hạt nhưng không gây đau cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Một số bệnh lý như u vòm họng lành tính hay u thực quản có thể chuyển biến thành ác tính nếu không được kiểm soát đúng cách. Do đó bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng – Các bệnh lý có thể gặp phải
- Vòm họng nổi cục có phải dấu hiệu của ung thư vòm họng? Chuyên gia giải đáp
Bình luận (2)
Xin chào bác sĩ ạ
Con muốn hỏi
Cô em nổi cục hạt ở phần lưỡi gần cuốn họng , hai bên lữoi cũng có vài cục hạt nhưng không đau và không có truệu chứng gì bất thường .
Cô em bị như vay truoc khi cô em dùng thuoc kháng sinh trị amidam . Bay giờ amidam cũng không bị đau nữa .
Cô em không biết các cục hạt xuat hiện như vậy có bị gi ko ?
Em bị nổi hạt to hơn viên thuốc bên trong cổ họng không đau nhưng rất vướng víu khi nuốt nước bọt,em cũng không bị ho, viêm họng .Nhưng không hiểu sao lại xuất hiện nổi hột trong cổ em bị được 4hôm em có xúc nước muối liên tục vẫn chưa khỏi, bác sĩ cho em biết đó có phải khả năng là u lành hay u ác ,em rất lo nhưng chưa có thời gian đi khám.