Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng – Các bệnh lý có thể gặp phải

Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tai mũi họng và tiêu hóa thông thường, tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của khối u ở thực quản hoặc ung thư vòm họng, do đó, việc thăm khám để được chẩn đoán và điều trị là vô cùng cần thiết.

Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng là dấu hiệu của bệnh gì?

Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là triệu chứng thường gặp, liên quan đến các bệnh về tai mũi họng phổ biến như viêm họng, viêm VA, viêm amidan,…. Tuy nhiên tình trạng vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt cũng có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng nghiêm trọng khác.

nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng
Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau

1. Viêm họng

Viêm họng là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ở hầu họng. Bệnh thường gây ngứa, đau họng và triệu chứng vướng khi nuốt nước bọt. Một số người bị viêm họng do nhiễm trùng có các triệu chứng khác gồm hắt hơi, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, ho, sốt cao từ 38 – 39 độ C, ớn lạnh,…

2. Viêm xoang

Triệu chứng nuốt nước bọt thấy vướng và đau ở cổ họng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang. Bệnh hình thành do các xoang mũi, trán và má bị nhiễm trùng do virus và vi khuẩn xâm nhập.

Tương tự như các tình trạng nhiễm trùng cấp tình khác, tổn thương ở xoang có thể tiến triển mãn tính và kéo dài nếu không được kiểm soát kịp thời.

3. Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng amidan (hạch lympho ở 2 bên cổ họng). Bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 4 – 12 tuổi do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh.

viêm amidan
Hạch lympho sưng viêm là thu nhỏ không gian cổ họng, gây đau rát và khiến nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng

Khi hạch lympho ở cổ họng sưng viêm, trẻ sẽ gặp phải tình trạng vướng khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn uống. Bệnh có thể được phát hiện thông qua các biểu hiện thực thể và các triệu chứng đi kèm như sốt, ớn lạnh, ho, trẻ quấy khóc, lười ăn, thường xuyên khát nước, mệt mỏi,…

Tham khảo thêm: Nuốt vướng một bên họng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

4. Viêm VA

VA là thuật ngữ đề cập đến các tổ chức bao gồm các tế bào bạch cầu có vai trò miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên cơ quan này có thể bị viêm do sức đề kháng suy giảm.

Khi VA sưng viêm, người bệnh có biểu hiện chán ăn, quấy khóc, nghẹt mũi, sốt cao từ 39 – 40 độ, luôn cảm thấy vướng víu cổ họng và khó nuốt. Viêm VA có thể dẫn đến các biến chứng về tai mũi họng, vì vậy bạn cần điều trị ngay khi có những triệu chứng nói trên.

5. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý hình thành do acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh xảy ra khi dạ dày tăng tiết acid hoặc có nguyên nhân khác như nhiễm vi khuẩn H.pylori, tác dụng phụ của thuốc, thừa cân – béo phì,…

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành và gây ra triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đau tức thượng vị, ho, khản giọng,…

nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng
Thực quản bị thu hẹp là nguyên nhân gây ra triệu chứng nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng

Ngoài ra bệnh lý này có thể gây ra triệu chứng khó nuốt và vướng cổ họng. Điều này được lý giải là do acid trào ngược trong thời gian dài khiến niêm mạc thực quản phù nề, sưng viêm và dần dần làm thu hẹp không gian trong thực quản.

Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng phải làm sao?

6. Khối u thực quản

Khối u thực quản có thể gây ra triệu chứng vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt. Khối u làm thu hẹp đường kính của thực quản, khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn. Tuy nhiên trong trường hợp khối u lớn, tình trạng khó nuốt và vướng cổ họng có thể xảy ra ngay cả khi chỉ nuốt nước bọt.

So với trào ngược dạ dày thực quản, khối u thực quản có mức độ nghiêm trọng hơn nhưng lại không có các triệu chứng đặc trưng. Nếu bạn nhận thấy tình trạng khó nuốt tăng dần và cơn đau trở nên nặng nề hơn, hãy chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

7. Dị vật trong cổ họng

Các dị vật như xương cá, vỏ hải sản,… có thể gây ra triệu chứng vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt. Để được xử lý tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thực hiện. Tránh tình tự ý xử lý tại nhà để không gây tổn thương và trầy xước niêm mạc miệng.

nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng do hóc xương cá
Khi bị hóc dị vật ở trong cổ họng, cần đến bệnh viện để được xử lý

8. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, thường xảy ra ở phần cao nhất của hầu họng. Bệnh tiến triển âm thầm, không có các triệu chứng đặc thù nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Một số triệu chứng nhận biết ung thư vòm họng như: Chảy nước mũi, nói giọng mũi, nghe kém, chảy mủ tai, giảm thị lực, sụp mí, nổi hạch cổ, cảm thấy nghẹn và vướng khi ăn/ nuốt nước bọt,…

Tham khảo thêm: Nuốt nước bọt vướng như có khối u có phải ung thư vòm họng? Giải đáp từ chuyên gia

9. Các bệnh lý khác

Ngoài các tình trạng sức khỏe nêu trên, triệu chứng nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh khác như:

Việc xác định bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng có thể gây nhầm lẫn và sai lệch. Vì vậy nếu triệu chứng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng có xu hướng kéo dài và nghiêm trọng dần theo thời gian, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.

Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cổ họng bị vướng

Nên làm gì khi nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng?

Khi cảm giác nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng, cách xử lý sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là cách xử lý theo từng trường hợp:

1. Nếu do bệnh lý tai mũi họng

Các bệnh lý về tai mũi họng như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản… có thể gây cảm giác vướng khi nuốt nước bọt. Phương pháp xử lý như sau:

  • Đi khám bác sĩ chuyên khoa: Để xác định nguyên nhân chính xác, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Dùng thuốc theo chỉ định: Có thể được kê thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm triệu chứng.
  • Súc miệng nước muối sinh lý: Súc miệng 2 – 3 lần/ ngày giúp làm sạch khuẩn và giảm viêm họng.
  • Giữ ấm cổ và tránh khói bụi: Hạn chế nói chuyện quá nhiều và bảo vệ cổ họng khỏi tác nhân kích ứng như khói bụi, không khí lạnh…
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian: Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo thêm: Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt làm sao khỏi?

2. Nếu do dị ứng

Dị ứng thực phẩm, phấn hoa, bụi, lông thú cưng, các chất kích ứng khác… có thể gây sưng viêm niêm mạc cổ họng, làm cho việc nuốt khó khăn. Trong trường hợp này, bạn có thể xử lý như sau:

  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Nếu biết nguyên nhân gây dị ứng, bạn nên tránh xa và bảo vệ cơ thể khỏi tiếp xúc với chúng.
  • Dùng thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin (như loratadine, cetirizine…) có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng.
  • Uống nhiều nước: Giữ ẩm cho cổ họng và làm loãng dịch nhầy, giúp việc nuốt trở nên dễ dàng hơn.
  • Tư vấn bác sĩ: Nếu dị ứng nặng, đặc biệt nếu kèm theo khó thở hoặc sưng phù vùng cổ, hãy đến ngay cơ sở y tế để được xử lý cấp cứu.
Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng
Dùng thuốc kháng Histamin cũng là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng do dị ứng

3. Nếu bị hóc dị vật

Dị vật có thể là xương cá, mẩu thức ăn hoặc các vật nhỏ khác mắc kẹt trong cổ họng gây cảm giác vướng khi nuốt. Khi bọc hóc dị vật, bạn nên áp dụng những cách sau:

  • Ho mạnh: Thử ho mạnh để dị vật có thể bị đẩy ra ngoài.
  • Uống nước: Uống nhiều nước để giúp đẩy dị vật xuống dạ dày (chỉ thử khi dị vật không sắc nhọn hoặc không gây nguy hiểm).
  • Ăn cơm hoặc bánh mì: Thử ăn một miếng cơm hoặc bánh mì để đẩy dị vật nếu nó nhỏ và mềm.
  • Không dùng tay hoặc các dụng cụ tự chế: Không cố dùng tay hoặc vật nhọn tự lấy dị vật vì có thể làm nó mắc sâu hơn.
  • Đi gặp bác sĩ ngay lập tức: Nếu không thể tự lấy dị vật ra hoặc cảm thấy khó thở, bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám để được xử lý an toàn. Trong trường hợp dị vật gây ngạt, hãy tiến hành thủ thuật Heimlich (nếu cần).

Tham khảo thêm: Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì? Làm sao hết?

Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng, đôi khi đó có thể chỉ là một triệu chứng nhẹ và tự biến mất. Tuy nhiên, có những trường hợp cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời:

  • Kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm: Cảm giác vướng kéo dài trên 1 tuần mà không cải thiện dù đã thực hiện các biện pháp tại nhà.
  • Khó thở: Cảm giác khó thở, nuốt nghẹn, có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Đau đớn dữ dội: Đau mạnh ở cổ họng khi nuốt, lan sang tai hoặc ngực, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Có triệu chứng toàn thân khác: Kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ho kéo dài, khàn tiếng, giảm cân không rõ nguyên nhân, ho ra máu…
  • Dị vật mắc kẹt: Nghi ngờ có dị vật mắc kẹt mà không thể tự lấy ra, cũng không thể nuốt vào.
  • Dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng: Sưng to ở mặt, cổ, lưỡi, nổi mẩn ngứa, sốc phản vệ…
  • Tiền sử bệnh lý tiềm ẩn: Nếu bạn có tiền sử bệnh hen suyễn, viêm xoang mãn tính, rối loạn nuốt, cảm giác nuốt bị vướng xảy ra thường xuyên…
  • Cảm giác có khối u ở cổ họng: Cảm giác có khối u hoặc cục trong cổ họng, kèm theo khàn tiếng hoặc sờ thấy hạch ở vùng cổ.
nuốt thấy vướng
Khi bị nuốt vướng ở cổ họng kèm theo nhiều triệu chứng nguy hiểm, việc thăm khám là cần thiết để xác định nguyên nhân

Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, từ viêm họng đơn giản đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Để xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Bình luận (39)

  1. Mr Tiến
    Mr Tiến says: Trả lời

    Chào bác sỉ
    Tôi bị vướng cổ họng đi khám bs nói tôi bị trào ngược dạ dày thì nên đi khám và điều trị ở đâu ạ?
    Tôi ở Hcm

  2. Nguyễn Thị hoàn
    Nguyễn Thị hoàn says: Trả lời

    Cháu muốn hỏi: đau ở cuống họng, tì tay vào đau và nuốt nước miếng vướng vướng như có viên bi chặn ngay cổ là bị Sao thưa bs

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang đặc trị viêm họng tại Nhất Nam y viện [GIẢI MÃ] Bài thuốc chữa viêm họng cấp – mãn tính hiệu quả tại Nhất Nam y viện

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc là đặc trị viêm họng cấp - mãn tính kế thừa tinh…

Nổi hạt trong cổ họng, vòm họng là bị gì, có phải ung thư?

Nổi hạt trong họng thường chỉ là dấu hiệu của viêm họng hạt (thể quá phát). Tuy nhiên đây cũng…

Nuốt vướng một bên họng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Nuốt vướng một bên họng là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp nhưng cũng có thể…

Cách chữa viêm họng hạt bằng gừng hiệu quả, bạn nên áp dụng

Điều trị viêm họng hạt bằng gừng là phương pháp dân gian được rất nhiều người tin tưởng và áp…

7 bài thuốc chữa viêm họng dân gian dùng hiệu nghiệm

Thuốc kê đơn hoặc không kê đơn có thể tạm thời giúp làm dịu cơn đau, khó chịu ở họng.…

Chia sẻ
Bỏ qua