Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì? Làm sao hết?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, viêm họng và nhiễm trùng amidan. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng, u tuyến nước bọt mang tai.

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì?

Triệu chứng đau tai phải khi nuốt nước bọt có thể do những bệnh lý sau gây ra:

đau tai phải khi nuốt nước bọt
Một số bệnh lý gây ra đau tai phải khi nuốt nước bọt

1. Viêm tai giữa

Các điều kiện như sưng đường mũi, hẹp ống Eustachian, bệnh cảm, viêm họng,… là nguyên nhân khiến tai giữa bị tổn thương và nhiễm trùng.

Nhiễm trùng tại ống tai giữa gây đau nhức, sốt, giảm thính lực, chảy dịch,… Khi nhiễm trùng tai có ứ mủ, cơn đau có thể phát sinh khi ăn uống, thậm chí đau nhức khi nuốt nước bọt.

Gợi ý: Cổ họng có cảm giác bị nghẹn: Có nguy hiểm không? Cách điều trị

2. Viêm họng

Tai mũi họng là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi cổ họng bị nhiễm trùng, tai và mũi có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này.

2. Viêm họng
Nhiễm trùng ở cổ họng là tăng áp lực lên ống tai giữa và gây đau tai khi nhai, nuốt

Nhiễm trùng ở niêm mạc hầu họng có thể làm tăng áp lực lên ống tai giữa và làm phát sinh cơn đau tai. Nếu không kịp thời điều trị viêm họng, vi khuẩn nhiễm trùng có thể xâm nhập vào ống tai.

3. Viêm amidan

Viêm amidan thường gặp ở trẻ nhỏ và khởi phát với các triệu chứng đột ngột như sốt cao, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, đau rát cổ họng, đau tai phải/ trái khi nuốt,…

Tham khảo thêm: Cảm giác khó chịu ở cổ họng và cách khắc phục hiệu quả

4. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính và có mức độ nặng nề. Khối u thường xuất hiện các tế bào vòm họng, ngay phía sau của mũi.

4. Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng không chỉ gây đau tai mà còn gây đau toàn bộ khu vực cổ họng và mũi

Bệnh có tiến triển âm thầm, khi khối u phát triển lớn, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như nổi hạch ở cổ, chảy mủ mũi, đau tai,… Khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt, khối u có thể kích thích các cơn đau ở tai, mũi và cổ họng.

5. U tuyến nước bọt mang tai

U tuyến nước bọt là một trong những khối u thường gặp nhất. Trong đó 90% khối u này đều lành tính và khu trú ở tuyến nước bọt mang tai.

Trong giai đoạn đầu, khối u này thường không gây ra triệu chứng đau. Sau đó, khối u có thể phát triển to dần và chèn ép lên dây thần kinh. Khi hoạt động cơ hàm, khối u có thể chèn ép lên dây thần kinh và gây đau tai, mặt,…

Xem thêm: Đau tai khi nhai và các bệnh lý có thể liên quan

Khắc phục triệu chứng đau tai phải khi nuốt nước bọt

Điều trị viêm tai giữa

Viêm tai giữa chủ yếu được điều trị bằng thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng sinh và vệ sinh tai. Tuy nhiên trong trường hợp tai giữa ứ mủ, cần chủ động trích rạch và dẫn lưu mủ ra bên ngoài.

Khắc phục triệu chứng đau tai phải khi nuốt nước bọt
Để làm giảm đau tai phải khi nuốt nước bọt, cần điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ra triệu chứng này

Điều trị bệnh viêm họng

Viêm họng do virus thường không phải điều trị và có xu hướng thuyên giảm sau khi được nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp do vi khuẩn (thường là liên cầu khuẩn nhóm A), bạn cần điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau.

Điều trị viêm amidan

Tương tự như viêm họng, nhiễm trùng amidan cũng được điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau. Tuy nhiên với nếu không có đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ cơ quan này.

Điều trị ung thư vòm họng và u tuyến nước bọt mang tai

Đây là hai bệnh lý có mức độ nghiêm trọng và khó điều trị. Dựa vào mức độ tiến triển của khối u, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện hóa trị, xạ trị hoặc can thiệp phẫu thuật.

Ung thư vòm họng và u tuyến nước bọt mang tai có nguy cơ tái phát cao. Vì vậy sau khi điều trị, bạn cần thăm khám thường xuyên để theo dõi tiến triển và kịp thời khắc phục khi có dấu hiệu bất thường.

Triệu chứng đau tai phải khi nuốt nước bọt cũng có thể bắt nguồn từ những bệnh lý không được nhắc đến trong bài viết. Do đó bạn đọc cần chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
5 Cách chữa nhiễm trùng tai cho trẻ em 5 Cách chữa nhiễm trùng tai cho trẻ hiệu quả và an toàn
5 cách hiệu quả chữa nhiễm trùng tai cho trẻ được áp dụng nhiều hiện nay. Bệnh nhiễm trùng tai làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.…
Thuốc nhỏ tai Ofloxacin: Công dụng, cách dùng & giá bán

Thuốc nhỏ tai Ofloxacin là dược phẩm của Công ty CP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic. Thuốc giúp điều trị…

Viêm tai ngoài – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lỗ mở ở bên ngoài ống tai. Loại nhiễm trùng này thường…

Bệnh viêm tai giữa ở người lớn và các phương pháp điều trị

Viêm tai giữa ở người lớn thường không phổ biến và có mức độ nhẹ hơn so với trẻ em.…

Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Viêm tai giữa có mủ là một trong các giai đoạn của bệnh tai giữa cấp tính, thường khởi phát…

Viêm ống tai ngoài (tai ngoài bị nhiễm trùng) và cách điều trị

Viêm ống tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da bao phủ ống tai ngoài. So với tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua