Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì, làm sao điều trị?
Rò hậu môn xuyên cơ thắt là tình trạng viêm nhiễm phổ biến ở hậu môn và vùng da xung quanh hậu môn. Bệnh thường có liên quan đến một số tình trạng hậu môn khác như áp xe hậu môn hoặc nứt hậu môn mãn tính.
Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì?
Rò hậu môn là tình trạng viêm nhiễm, tạo mủ ở ống hậu môn và da mà không được điều trị kịp lúc. Rò hậu môn xuyên cơ co thắt là một dạng rò hậu môn phổ biến trong đó các đường rò xuyên qua cơ thắt bên trong và ngoài.
Dựa trên mối quan hệ giữa lỗ rò và cơ thắt bệnh được chia thành 4 loại cơ bản như:
- Rò xuyên cơ thắt (rò ngang cơ thắt)
- Rò hậu môn xuyên cơ thắt thấp
- Rò hậu môn xuyên cơ thắt cao
- Rò ngoài cơ thắt
Rò hậu môn xuyên cơ co thắt thấp là tình trạng phổ biến nhất. Bệnh có thể dẫn đến một số ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, điều trị là cách tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Tham khảo thêm: Nứt kẽ hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
Nguyên nhân dẫn đến rò hậu môn xuyên cơ thắt
Rò hậu môn xuyên cơ thắt là nhóm bệnh lý hậu môn, phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, người bệnh thường phổ biến ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Các nguyên nhân có liên quan bao gồm:
- Các tuyến ở hậu môn bị viêm, nhiễm trùng có thể dẫn đến việc tạo mủ và lây lan sang các ống hậu môn. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương các cơ, vùng da ở hậu môn dẫn đến rò hậu môn.
- Áp lực ở hậu môn – trực tràng lớn có thể gây khó khăn khi đi đại tiện. Điều này dẫn đến chất thải, dịch hậu môn hoặc mủ bị chèn ép bên trong hậu môn và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, áp lực lớn cũng có thể dẫn đến ma sát, tổn thương niêm mạc hậu môn và dẫn đến các đường rò hậu môn.
- Thiếu vệ sinh có thể khiến hậu môn trở nên nhạy cảm. Trong phân và dịch nhầy ở hậu môn có chứa nhiều vi khuẩn, chất độc có thể gây tổn thương niêm mạc hậu môn. Do đó, thiếu vệ sinh khiến vi khuẩn tích tụ mỗi ngày và dẫn đến một số bệnh lý ở hậu môn, bao gồm rò hậu môn.
- Áp xe hậu môn mãn tính có thể dẫn đến các đường rò nếu không được điều trị kịp lúc. Áp xe hậu môn là những ổ viêm nhiễm sưng, đau và chứa đầy mủ. Nếu không được điều trị kịp lúc và đúng phương pháp, các ổ áp xe có thể bị vỡ gây đau đớn và nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến các đường rò, lỗ rò ở hậu môn.
Ngoài ra, rò hậu môn xuyên cơ thắt có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý nghiêm trọng hơn. Các bệnh lý liên quan có thể bao gồm: Bệnh trĩ, ung thư hậu môn – trực tràng, bệnh Crohn, ung thư bạch huyết…
Dấu hiệu nhận biết rò hậu môn xuyên cơ thắt
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh tương tự như tình trạng rò hậu môn. Người bệnh có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện như:
- Đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn hoặc xung quanh hậu môn. Điều này có thể dẫn đến một số khó khăn khi ngồi, nằm hoặc khi thay đổi tư thế.
- Sưng, đỏ, da ở hậu môn bị căng.
- Hình thành có khối sưng, căng cứng có thể sờ thấy được ở hậu môn. Tình trạng này có thể dẫn đến cảm giác vướng, khó chịu ở hậu môn tương tự như bệnh trĩ.
- Chảy mủ, máu khiến hậu môn bị ẩm ướt, ngứa ngáy, lở loét và làm tăng nguy cơ các bệnh lý hậu môn khác.
- Nóng sốt, cơ thể mệt mỏi, ăn mất ngon,…
Rò hậu môn xuyên cơ thắt có nguy hiểm không?
Tương tự như tình trạng rò hậu môn, rò hậu môn xuyên cơ co thắt có thể dẫn đến một số biến chứng nhất định. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh và làm tăng nguy cơ ung thư ở hậu môn.
Một số biến chứng phổ biến bao gồm:
- Nhiễm trùng ở hậu môn gây sưng tấy, lở loét, viêm đau. Điều này có thể dẫn đến suy giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến suy nhược, dễ bị bệnh tật tấn công.
- Hình thành tình trạng rò hậu môn phức tạp với nhiều lỗ rò và gây tổn thương sang các khu vực lân cận. Việc này có thể dẫn đến khó khăn cho việc điều trị và hồi phục.
- Dẫn đến tâm lý ngại đi đại tiện. Điều này có thể dẫn đến táo bón, trĩ, chán ăn, suy nhược cơ thể.
- Tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng và một số bệnh lý nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý.
Tham khảo thêm: Bị hẹp hậu môn sau cắt trĩ – Giải pháp xử lý như thế nào?
Cách điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt
Rò hậu môn xuyên cơ thắt có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần có biện pháp điều trị và cải thiện bệnh hợp lý. Hiện tại, theo các chuyên gia hậu môn – trực tràng thì phẫu thuật là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa rò hậu môn tái phát.
Nguyên tắc điều trị là tìm được lỗ rò hậu môn tiên phát. Sau đó loại bỏ các tổ chức xơ và làm sạch hoặc phá hủy các đường rò phụ. Phẫu thuật cần được thực hiện ở bệnh viện hoặc trung tâm y khoa chất lượng cao để tránh phá hủy cấu trúc của hậu môn và trực tràng.
Các bước phẫu thuật điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt như sau:
- Bác sĩ tiến hành chỉ định các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết.
- Vệ sinh hậu môn, trực tràng và vùng da xung quanh sạch sẽ.
- Gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân (trong các trường hợp nghiêm trọng).
- Bác sĩ sử dụng dao điện để mở đường rò. Sau đó tiến hành làm các thủ thuật can thiệp bên dưới da, niêm mạc hậu môn, cơ trơn.
- Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh nhập viện để theo dõi, chăm sóc và phòng ngừa các biến chứng.
Xem thêm: 3+ thuốc bôi dạng kem trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả nhất
Chăm sóc sau khi phẫu thuật rò hậu môn xuyên cơ thắt
Để tăng khả năng hồi phục, hạn chế các biến chứng người bệnh nên lưu ý một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa như sau:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm hoặc thuốc sát trùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thay băng gạc mỗi ngày hoặc khi bẩn theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn và tránh các tổn thương.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp protein và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bổ sung trái cây tươi, rau xanh, các loại đậu,… để hỗ trợ tiêu hóa và tăng tốc độ chữa lành tổn thương.
- Hạn chế thức ăn cay nóng, món ăn cay, khó tiêu, nhiều dầu mỡ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh sẽ phẫu thuật.
- Mặc quần áo rộng rãi, tránh các hoạt động ma sát gây tổn thương khu vực hậu môn.
Rò hậu môn xuyên cơ thắt là một dạng phổ biến của rò hậu môn. Cần điều trị bệnh sớm để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan, vui lòng trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm:
- Hậu môn trực tràng nằm ở vị trí nào? Các bệnh lý liên quan
- Phẫu thuật rò hậu môn: Khi nào nên mổ và thông tin cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!