Bài thuốc đông y điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn
Dùng thuốc Đông y điều trị nứt kẽ hậu môn có tác dụng giảm đau rát, sưng viêm ở hậu môn, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi các vết nứt. Tuy nhiên biện pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh đang trong giai đoạn cấp tính.
Chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y có hiệu quả không?
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý khá phổ biến. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và nam giới trong độ tuổi trung niên. Theo lý giải của y học hiện đại, nứt kẽ hậu môn là hệ quả do tiêu chảy và táo bón kéo dài, gây kích thích niêm mạc và hình thành vết rách.
Tuy nhiên Đông y cho rằng, hậu môn nứt nẻ thường là do huyết nhiệt và âm hư gây ứ trệ nhiệt, độc và táo ở giang môn, từ đó khiến cơ quan này bị tổn thương và hình thành các vết nứt. Do đó để điều trị chứng bệnh này, Đông y áp dụng bài thuốc giải độc, thanh nhiệt nhằm trừ ứ huyết và nhiệt độc ở giang môn.
Thực tế cho thấy, việc áp dụng thuốc Đông y trong điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn có thể giảm cơn đau, hạn chế táo bón và hỗ trợ phục hồi vết nứt. Tuy nhiên bài thuốc từ Đông y chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình.
Nếu vết nứt ở hậu môn ăn sâu vào niêm mạc và gây chảy máu kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được xử lý bằng các phương pháp chuyên sâu.
Xem thêm: Bị ngứa hậu môn khi mang thai: Cách trị và phòng ngừa hiệu quả
Bài thuốc Đông y chữa nứt kẽ hậu môn theo từng thể bệnh
1. Bài thuốc trị thể âm hư huyết nhiệt
Âm hư huyết nhiệt là thể bệnh điển hình với tình trạng hậu môn xuất hiện nhiều vết nứt, có xu hướng chảy máu và gây đau dữ dội. Hơn nữa người mắc thể bệnh này thường mắc chứng táo bón mãn tính, mạch sác và rêu lưỡi khô, trắng..
- Chuẩn bị: Tỳ bà diệp và đông qua nhân mỗi thứ 12g, hạnh nhân 6g, mạch môn và huyền sâm mỗi thứ 20g, ma nhân và sinh địa mỗi thứ 15g.
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.
2. Bài thuốc trị thể táo nhiệt
Nứt kẽ hậu môn theo thể táo nhiệt gây ra các triệu chứng táo bón, phân thường lẫn máu tươi, đại tiện khó khăn và thường phải rặn. Ngoài ra người mắc bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, rêu lưỡi có màu vàng, chất lưỡi đỏ, miệng khát.
- Chuẩn bị: Hòe hoa, mạch môn, huyền sâm, địa du, sinh địa và mang tiêu mỗi thứ 15g, đại hoàng 9g,
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày một thang.
3. Bài thuốc trị thể thấp độc
Thể thấp độc gây ra tình trạng đau rát hậu môn, khó khăn khi đại tiện, phân có lẫn máu tươi nhưng thường không nhiều, nước tiểu có màu vàng đậm.
- Chuẩn bị: Thương truật, liên kiều, địa phu tử, hoàng bá, kim ngân hoa, khổ sâm mỗi thứ 10g và ý dĩ 15g.
- Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.
Đọc thêm: Chi phí mổ rò hậu môn và địa chỉ uy tín chất lượng hiện nay
Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng Đông y cần lưu ý điều gì?
Khi áp dụng bài thuốc Đông y điều trị nứt kẽ hậu môn, bạn nên chú ý những thông tin quan trọng sau:
- Bài thuốc Đông y chỉ đem lại tác dụng khi áp dụng đều đặn trong thời gian dài. Tình trạng sử dụng không đều đặn có thể giảm tác dụng dược lý của thảo dược.
- Một số bài thuốc chưa được xác minh về tính hiệu quả và khả năng cải thiện triệu chứng. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.
- Hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh dược liệu kém chất lượng và không rõ nguồn gốc. Do đó bạn nên thận trọng trong việc chọn mua dược liệu.
- Để bệnh có tiến triển tốt, nên kết hợp với thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
- Nên phối hợp với một số loại thuốc bôi ngoài để thúc đẩy quá trình phục hồi vết nứt ở hậu môn.
- Cần uống nhiều nước trong thời gian điều trị để giảm táo bón và tránh kích thích lên vết nứt.
- Trong trường hợp vết nứt có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn nên đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời. Nếu không điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm có thể chuyển sang giai đoạn áp xe và rò hậu môn.
- Nếu bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,… khi dùng thuốc Đông y, bạn nên ngưng áp dụng để tránh triệu chứng chuyển biến xấu. Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm, nên đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và tiến hành các biện pháp khắc phục.
Dùng thuốc Đông y điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn có thể đem lại cải thiện lâm sàng nếu kết hợp linh hoạt với lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính (kéo dài trên 6 tuần), bạn nên tiến hành các biện pháp điều trị y tế để dự phòng biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà hiệu quả nhanh chóng
- Bệnh rò hậu môn ở trẻ – Nguyên nhân, dậu hiệu và cách trị
- Mổ áp xe hậu môn: Quy trình và lưu ý chăm sóc sau mổ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!