5 mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà – Hết nhanh đau rát

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà để giảm cảm giác đau rát và khó chịu khi đại tiện. Các mẹo này được thực hiện khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và phù hợp với nhiều đối tượng.

Mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà thích hợp với đối tượng nào?

Nứt kẽ hậu môn thường có mức độ nhẹ và dễ dàng kiểm soát bằng các biện pháp nội khoa. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài hơn 6 tuần, hiện tượng nứt hậu môn sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.

mẹo chữa nứt kẽ hậu môn thực hiện ngay tại nhà
Mẹo chữa nứt hậu môn tại nhà chỉ nên được thực hiện cho những trường hợp nhẹ

Với những trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách chữa tại nhà để cải thiện. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh đã bước sang giai đoạn mãn tính và gây ra triệu chứng nặng nề, bạn nên tập trung vào các biện pháp chuyên sâu được bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra, các mẹo này còn thích hợp với phụ nữ mang thai, phụ nữ sau khi sinh và trẻ nhỏ vì có độ an toàn cao, hiếm khi gây ra tác dụng phụ.

Tham khảo thêm: Bài thuốc đông y điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

5 mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Hầu hết các cách chữa nứt hậu môn tại nhà đều có các bước thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và chi phí thấp. Tuy nhiên để đạt được kết quả điều trị cao, bạn nên chọn lọc cách chữa phù hợp với tình trạng bệnh lý.

1. Nha đam

Sử dụng nha đam chữa nứt kẽ hậu môn là một trong những mẹo chữa khá phổ biến. Với đặc tính làm dịu và làm mát da nhanh chóng, nha đam có thể cải thiện hiện tượng viêm và sưng đau ở vùng hậu môn bị tổn thương.

Ngoài ra, hàm lượng khoáng chất và vitamin trong nguyên liệu này còn có tác dụng phục hồi tế bào tổn thương và hạn chế tình trạng chảy máu ở vết nứt. Bên cạnh đó, nha đam còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp hạn chế hiện tượng sưng viêm và nhiễm trùng.

Nha đam giúp giảm đau do nứt kẽ hậu môn
Nha đam có tác dụng giảm viêm, làm dịu và hạn chế ngứa ngáy ở vùng hậu môn

Thực hiện:

  • Cắt bỏ vỏ nha đam, cạo lấy lớp gel trong suốt
  • Vệ sinh hậu môn với nước sạch, sau đó thoa gel trực tiếp lên vết nứt
  • Đợi gel nha đam khô hẳn trước khi mặc quần
  • Thực hiện 2 – 3 ngày/ lần

Cách chữa nứt kẽ hậu môn với nha đam có thể giúp bạn giảm cảm giác đau rát và chảy máu khi đại tiện. Tuy nhiên, mủ từ lá nha đam có thể gây ngứa và kích ứng với một số trường hợp. Vì vậy trước khi thoa lên hậu môn, bạn có thể thử 1 ít gel lên vùng bẹn hoặc mông để quan sát biểu hiện.

Xem thêm: 3+ thuốc bôi dạng kem trị nứt kẽ hậu môn được tin dùng 

2. Dầu dừa

Dầu dừa chứa hàm lượng chất béo lành mạnh và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Axit lauric trong dầu dừa có khả năng tiêu diệt và ức chế nấm, vi khuẩn và virus, từ đó giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm ở bệnh nhân nứt kẽ hậu môn.

Ngoài ra với hàm lượng acid béo dồi dào, dầu dừa còn có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da, hạn chế tình trạng khô và gây nứt hậu môn.

Dầu dừa giảm ngứa ngáy và cải thiện cơn đau
Axit lauric trong dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, từ đó giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm ở vết nứt hậu môn

Thực hiện:

  • Vệ sinh hậu môn với nước sạch và lau khô với khăn
  • Thoa một ít dầu dừa lên vùng hậu môn
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày

Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà với dầu dừa khá dễ thực hiện nhưng có thể đem lại cải thiện lâm sàng khả quan. Tuy nhiên bạn cần sử dụng dầu dừa nguyên chất để đảm bảo tác dụng điều trị.

3. Dầu oliu

Tương tự dầu dừa, dầu oliu cũng được tận dụng để dưỡng ẩm và làm dịu hiện tượng viêm ở hậu môn. Ngoài ra với hàm lượng polyphenol cao, dầu oliu còn có tác dụng chống nhiễm trùng và phục hồi các mao mạch, mô bị tổn thương.

Sử dụng dầu oliu đều đặn 2 – 3 lần/ ngày có thể thúc đẩy quá trình liền vết nứt và hạn chế các triệu chứng của bệnh.

Chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà với dầu oliu
Sử dụng dầu oliu là mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà dễ thực hiện và khá an toàn

Thực hiện:

  • Rửa sạch vùng hậu môn với nước và dùng khăn lau khô
  • Thoa dầu oliu lên vùng hậu môn, tập trung vào các vết nứt
  • Đợi dầu thẩm thấu hoàn toàn trước khi mặc quần

Tham khảo thêm: Bệnh rò hậu môn ở trẻ – Nguyên nhân và cách điều trị

4. Lá mồng tơi

Theo y học cổ truyền, lá mồng tơi có vị chua nhẹ, tính hàn, tác dụng làm dịu và giảm sưng nóng hiệu quả. Ngoài ra các nghiên cứu mới nhất từ y học hiện đại cũng đã chứng minh pectin – chất nhầy trong mồng tơi có tác dụng làm dịu niêm mạc bị tổn thương và giảm đau mô mềm hiệu quả.

Ngoài ra, bổ sung rau mồng tơi vào chế độ dinh dưỡng còn giúp tăng cường nhu động ruột và hạn chế tối đa tình trạng táo bón.

Lá mồng tơi
Chất nhầy trong lá mồng tơi có tác dụng làm dịu niêm mạc và hạn chế chảy máu khi đi đại tiện

Thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm mồng tơi và để ráo nước
  • Giã nát và thêm một ít nước lọc vào
  • Vệ sinh hậu môn và lau khô với khăn
  • Chắt lấy nước và thoa lên hậu môn
  • Để trong khoảng 15 – 20 phút và rửa lại với nước sạch
  • Thực hiện khoảng 2 lần/ ngày

Bên cạnh đó để giảm cảm giác khó chịu và đau đớn khi đại tiện, bạn nên bổ sung mồng tơi vào bữa ăn hàng ngày.

5. Ngâm nước ấm

Ngâm nước ấm trước và sau khi đại tiện có thể làm giảm hiện tượng đau đớn, chảy máu và khó chịu. Nhiệt độ ấm từ nước có thể làm dịu niêm mạc, hạn chế tình trạng khô và nứt nẻ. Ngoài ra, ngâm nước ấm trước khi đi đại tiện còn giúp hậu môn nở rộng và chất thải dễ dàng đi ra bên ngoài.

Ngâm nước ấm giảm nứt hậu môn
Ngâm nước ấm cũng là một trong những cách giảm cảm giác khó chịu do nứt hậu môn gây ra

Thực hiện:

  • Pha nước sôi với nước lạnh sao cho nước ấm vừa phải
  • Thêm 1 – 2 thìa muối vào
  • Vệ sinh hậu môn và ngâm nước muối trong khoảng 15 phút
  • Thực hiện trước và sau khi đi đại tiện

Gợi ý: Bị nứt kẽ hậu môn nên kiêng gì và ăn gì giúp hồi phục nhanh

Khi áp dụng các mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà cần lưu ý điều gì?

Cách chữa nứt hậu môn tại nhà có nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên vì tận dụng thảo dược tự nhiên nên những cách chữa này chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh có mức độ nhẹ. Ngoài ra để đảm bảo tác dụng khi điều trị, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, tránh thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ…
  • Các cách chữa tại nhà đều có tác dụng chậm nên cần áp dụng đều đặn (khoảng 2 – 3 lần/ ngày) để đạt được kết quả khả quan nhất.
  • Nếu bị dị ứng hoặc ngứa ngáy, có mủ dịch, bạn nên ngưng áp dụng và gọi cho bác sĩ.
  • Với những trường hợp bệnh nặng, nên phối hợp với việc sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc bôi giảm đau,…
Mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà cần lưu ý điều gì?
Nên uống nhiều nước và bổ sung chất xơ để hỗ trợ tác dụng của các cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà

Cách phòng tránh nứt kẽ hậu môn tại nhà hiệu quả

Để phòng tránh tình trạng nứt hậu môn, gây ra những ảnh hưởng khó chịu cho sức khỏe và đời sống, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây:

  • Uống đủ nước để làm mềm phân và tránh táo bón.
  • Ăn nhiều chất xơ, tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… 
  • Tập thể dục thường xuyên để kích thích hệ tiêu hóa.
  • Không nhịn đi vệ sinh để tránh làm phân khô cứng.
  • Thực hiện thói quen vệ sinh hậu môn sạch sẽ, có thể sử dụng nước ấm hoặc khăn mềm để lau, tránh dùng giấy vệ sinh cứng.
  • Tránh ngồi quá lâu, hãy thường xuyên đứng dậy, đi lại, thay đổi tư thế… để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
  • Kiểm soát stress, giảm căng thẳng…
  • Dùng dầu dừa hoặc dầu ô liu để làm mềm và bảo vệ niêm mạc hậu môn.
  • Dùng thuốc nhuận tràng tự nhiên khi cần

Các mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà đều dễ thực hiện, an toàn và chi phí thấp, thích hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp các cách chữa này với chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học để tăng hiệu quả điều trị. Việc phòng ngừa cũng rất cần thiết để tránh những biến chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bị ngứa hậu môn vào ban đêm là do giun gây ra?

Ngứa hậu môn vào ban đêm là triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm giun kim. Tuy nhiên trên…

Khi nào phẫu thuật rò hậu môn và thông tin cần biết

Phẫu thuật rò hậu môn là phương pháp được tiến hành cho hầu hết các bệnh nhân mắc căn bệnh…

Hậu môn nổi mụn là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Hậu môn nổi mụn và đau có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Do…

Áp xe hậu môn khi nào nên mổ? Quy trình và lưu ý sau mổ

Mổ áp xe hậu môn là phương pháp điều trị phổ biến để dẫn lưu mủ ra khỏi vùng tổn…

3+ thuốc bôi dạng kem trị nứt kẽ hậu môn tốt nhất

Nứt kẽ hậu môn là một vấn đề phổ biến và thường đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, thông…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua