Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em – Nguyên nhân và cách khắc phục
Táo bón, tiêu chảy và yếu tố cơ địa được cho là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em. Bệnh lý này thường có mức độ nhẹ và đều đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên tình trạng để kéo dài có thể khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều bất lợi cho quá trình chữa trị.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ và dấu hiệu nhận biết
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi hậu môn xuất hiện vết nứt sau khi đi đại tiện. Mặc dù nứt kẽ hậu môn không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều bất lợi trong quá trình sinh hoạt của con trẻ.
Các dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ, bao gồm:
- Trẻ quấy khóc khi đại tiện
- Vùng hậu môn sưng đỏ và đau nhức
- Trẻ có xu hướng sợ đại tiện
- Chậm phát triển
- Người xanh xao
- Mất ngủ do cơn đau phát sinh vào buổi đêm
- Khó khăn khi ngồi
- Có lẫn máu trong phân
- Vùng da xung quanh hậu môn ngứa và kích thích
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu này, bạn có thể quan sát hậu môn của trẻ sẽ thấy các vết nứt xuất hiện. Ngoài ra vùng da xung quanh khu vực này còn có dấu hiệu nóng và đỏ hơn bình thường.
Xem thêm: Ngứa hậu môn vào ban đêm có phải do giun gây ra?
Nguyên nhân khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn ở người trưởng thành chủ yếu do viêm xơ cơ thắt hậu môn và các bệnh lý về đường ruột gây ra. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do táo bón, tiêu chảy và yếu tố cơ địa.
- Táo bón: Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ. Khi bị táo bón, trẻ thường có xu hướng rặn khi đi vệ sinh. Tuy nhiên áp lực từ hoạt động này có thể gây tổn thương niêm mạc và hình thành các vết rách ở hậu môn.
- Cơ địa: Một số trẻ bị da khô bẩm sinh có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn cao hơn những trẻ khác.
- Tiêu chảy kéo dài: Tương tự táo bón, tiêu chảy kéo dài có thể tăng ma sát lên niêm mạc hậu môn và làm xuất hiện vết rách ở cơ quan này.
Ngoài ra một số trẻ có thể bị nứt kẽ hậu môn do hẹp hậu môn bẩm sinh, mắc bệnh Crohn, bệnh trĩ,…
Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu được điều trị từ sớm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể khiến trẻ mệt mỏi, cáu gắt, bứt rứt, mất ngủ, xanh xao,… Ngoài ra với những trường hợp vết rách sâu trong niêm mạc, trẻ có thể gặp khó khăn khi ngồi hoặc nằm.
Với những trường hợp để kéo dài, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều bất lợi cho quá trình chữa trị. Hơn nữa, nứt kẽ hậu môn kéo dài còn tăng nguy cơ viêm nhiễm và rối loạn cơ thắt hậu môn.
Tham khảo thêm: Bệnh rò hậu môn ở trẻ– Nguyên nhân và cách chữa trị
Các phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ thường có mức độ nhẹ hơn so với người trưởng thành. Vì vậy đa số các trường hợp đều được chữa trị bằng cách sử dụng thuốc và thay đổi một số thói quen ăn uống.
1. Sử dụng thuốc
Thông thường, trẻ nhỏ sẽ được chỉ định các loại thuốc bôi nhằm làm giảm hiện tượng khô và đau rát ở hậu môn.
Các loại thuốc có thể được sử dụng, bao gồm:
- Vaseline: Loại thuốc bôi này chứa thành phần chính là dầu khoáng (Mineral oils) có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu vùng hậu môn có vết nứt. Sử dụng Vaseline đều đặn có thể phục hồi vết nứt và giúp trẻ dễ dàng hơn khi đi đại tiện.
- Kem chứa oxide kẽm: Oxide kẽm có tác dụng sát trùng nhẹ và phục hồi mô da bị tổn thương. Sử dụng thuốc bôi lên vùng hậu môn có thể giảm mức độ vết nứt, hạn chế ngứa ngáy và đau rát.
- Paracetamol: Trong trường hợp nứt kẽ hậu môn gây đau đớn và khiến trẻ sợ đi đại tiện, bạn có thể dùng Paracetamol để cải thiện cơn đau. Tuy nhiên phải tham khảo ý kiến dược sĩ để sử dụng loại thuốc này với liều dùng và tần suất phù hợp.
Hiện tại trên thị trường có khá nhiều loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên các loại thuốc chứa chất gây tê và hydrocortisone có thể gây kích ứng da ở trẻ nhỏ nên thường không được chỉ định.
2. Thay đổi thói quen ăn uống
Táo bón và tiêu chảy là những nguyên nhân chính gây ra bệnh nứt kẽ ở hậu môn ở trẻ nhỏ. Vì vậy để tránh gây áp lực lên hậu môn và hỗ trợ vết nứt phục hồi, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống của trẻ.
Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị nứt kẽ hậu môn:
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, củ và uống đủ 2 lít nước/ ngày.
- Với những trẻ không thích ăn rau, bạn có thể xay nhuyễn rau trong cháo hoặc soup. Hoặc có thể ép rau xanh với trái cây cho trẻ uống để cung cấp nước và khoáng chất nhằm hạn chế táo bón và ổn định hoạt của hệ tiêu hóa.
- Hạn chế các thức ăn gây táo bón và tiêu chảy như thức ăn nhanh, đồ hộp, snack, đồ ngọt, thực phẩm cay nóng, hải sản (mực, tôm, sò,…),…
- Không cho trẻ uống nước ngọt có gas, soda và các thức uống chứa đường bắp. Thay vào đó bạn nên khuyến khích trẻ dùng sữa chua uống hoặc sữa bắp, đậu nành,… để bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Có thể sử dụng men vi sinh trộn đều với thức ăn để tăng cường hoạt động của đường ruột và hạn chế tối đa tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Xem thêm: Ngứa hậu môn khi mang thaivà cách điều trị hiệu quả
3. Áp dụng mẹo chữa dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, bạn có thể khắc phục bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ với những mẹo chữa từ dân gian.
– Ngâm rửa với nước muối ấm
Ngâm rửa hậu môn với nước muối ấm trước và sau khi đại tiện có thể làm giảm tình trạng chảy máu và đau rát. Ngoài ra, nước muối còn có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm và giảm ngứa ngáy.
Thực hiện mẹo chữa này đều đặn mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị vết nứt ở hậu môn, đồng thời làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.
Thực hiện:
- Đun nước sôi và đổ vào thau
- Thêm nước lạnh sao cho nhiệt độ ấm vừa phải
- Thêm 2 – 4 thìa muối vào thau
- Ngâm hậu môn trong khoảng 10 – 15 phút
– Dầu dừa giúp phục hồi vết nứt hậu môn
Với hàm lượng acid béo dồi dào, dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm và làm dịu niêm mạc hậu môn. Mẹo chữa từ dầu dừa thích hợp với trẻ bị nứt kẽ hậu môn do da khô. Ngoài ra, dầu dừa còn có tác dụng ức chế vi nấm và một số vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Thực hiện:
- Làm sạch hậu môn cho trẻ và lau với khăn sạch
- Thoa dầu dừa lên hậu môn và đợi dầu khô hoàn toàn
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày
– Xông rửa với lá kinh giới
Lá kinh giới có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Mẹo xông rửa với lá kinh giới có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu và phục hồi vết nứt ở hậu môn.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới
- Sau đó đun sôi với nước
- Đổ nước ra thau (có thêm pha thêm ít nước lạnh để tránh tình trạng trẻ bị bỏng)
- Cho trẻ xông đến khi nước nguội bớt thì ngâm thêm 15 phút
- Sau đó dùng nước kinh giới rửa sạch vùng hậu môn và lau khô
Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ thường khởi phát do táo bón và tiêu chảy kéo dài. Vì vậy hầu hết các trường hợp đều đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên với những trẻ có mức độ bệnh nghiêm trọng, phụ huynh nên chủ động đưa con trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.
Tham khảo thêm:
- Trẻ bị ngứa hậu môn: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Các loại gel bôi trơn hậu môn– Giá bán và cách sử dụng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!