Bị ngứa hậu môn vào ban đêm là do giun gây ra?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ngứa hậu môn vào ban đêm là triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm giun kim. Tuy nhiên trên thực tế, triệu chứng này có thể khởi phát do một số bệnh lý tiềm ẩn khác như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, chàm da, viêm âm đạo do nấm,…

hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm
Bị ngứa hậu môn vào ban đêm có phải là do giun gây ra?

Ngứa hậu môn vào ban đêm có phải do nhiễm giun?

Ngứa hậu môn là hiện tượng vùng da bên trong hoặc xung quanh hậu môn bị kích thích, ngứa ngứa và khó chịu. Triệu chứng này có thể xảy ra do vệ sinh cơ thể kém hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Tuy nhiên nếu ngứa hậu môn chủ yếu xảy ra vào ban đêm, nguyên nhân có thể là do nhiễm giun kim. Giun kim là loài ký sinh trùng sinh sống trong ống tiêu hóa của người, đặc biệt là đoạn cuối của ruột kết.

Ngứa hậu môn vào ban đêm có phải do nhiễm giun?
Nhiễm giun kim được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm

Vào ban đêm, giun cái thường chui xuống hậu môn để đẻ trứng và tiết ra chất nhầy gây ngứa ngáy, khó chịu. Triệu chứng ngứa do nhiễm giun kim thường có mức độ dữ dội, gây bứt rứt, mệt mỏi và mất ngủ.

Bên cạnh đó khi bị nhiễm giun kim, bạn có thể nhận thấy ở các nếp gấp hậu môn có các ấu trùng. Ở một số trường hợp nhiễm giun lâu ngày, giun có thể chui vào các cơ quan khác và gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Gợi ý: Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi

Các nguyên nhân khác gây ngứa hậu môn về đêm

Ngoài nhiễm giun kim, hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn khác.

1. Các bệnh ở trực tràng – hậu môn

Bệnh trĩ (lòi dom), rò hậu môn (mạch lươn), nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn,… có thể gây đau và ngứa rát hậu môn. Triệu chứng của những bệnh lý này có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm.

Các bệnh ở trực tràng – hậu môn
Bệnh trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn,… có thể gây đau và ngứa rát hậu môn

Nếu nhận thấy ngứa hậu môn đi kèm với hiện tượng đau rát, chảy máu khi đại tiện, nên tiến hành thăm khám để xác định vấn đề sức khỏe mà bạn mắc phải.

2. Bệnh chàm ở vùng da xung quanh hậu môn

Chàm là tình trạng viêm da mãn tính khá phổ biến. Triệu chứng của chàm có biểu hiện khá đa dạng và có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể – trong đó có vùng da xung quanh hậu môn.

Bệnh chàm đặc trưng bởi tổn thương da có màu đỏ, dày sừng, ngứa ngáy và dai dẳng. Hiện tượng ngứa do chàm thường bùng phát mạnh vào ban đêm hoặc khi thời tiết khô hanh.

3. Viêm âm đạo do nấm

Một nguyên nhân khác gây ngứa hậu môn vào ban đêm là do viêm âm đạo do nấm. Âm đạo và hậu môn là hai cơ quan có vị trí liền kề nhau. Do đó khi nằm, dịch tiết âm đạo có thể chảy ngược về hậu môn khiến vùng da này nhiễm nấm và ngứa ngáy.

ngứa hậu môn ban đêm
Dịch tiết âm đạo có thể chảy ngược về hậu môn và gây ngứa ngáy khi nằm

Bên cạnh đó, viêm âm đạo do nấm còn gây ngứa vùng kín, khí hư có mùi hôi, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ,…

Đọc thêm: Chi phí mổ rò hậu môn và địa chỉ uy tín và chất lượng hiện nay

Hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm có nguy hiểm không?

Ngứa hậu môn vào ban đêm không phải là hiện tượng quá nghiêm trọng. Nếu xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị từ sớm, bạn có thể cải thiện triệu chứng và bệnh lý tiềm ẩn trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên tình trạng để kéo dài có thể khiến ngứa hậu môn chuyển biến xấu, gây sưng đau và nhiễm trùng. Bên cạnh đó các bệnh lý như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, viêm âm đạo và nhiễm giun kim có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Vì vậy nếu nhận thấy ngứa hậu môn kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên xem xét các biểu hiện đi kèm để áp dụng những biện pháp khắc phục phù hợp.

Các biện pháp điều trị ngứa hậu môn vào ban đêm

Ngứa hậu môn vào ban đêm chủ yếu được điều trị bằng cách phương pháp bảo tồn và chăm sóc đúng cách. Nếu áp dụng đều đặn các biện pháp điều trị, hiện tượng ngứa hậu môn có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn.

1. Sử dụng thuốc điều trị

Trước khi dùng thuốc, bạn cần xác định nguyên nhân gây ngứa hậu môn vào ban đêm. Trong trường hợp triệu chứng không điển hình, nên chủ động thăm khám bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Sử dụng thuốc điều trị
Dùng kem chứa Oxide kẽm hoặc Vaseline có thể giảm đau và ngứa do nứt kẽ hậu môn

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị ngứa hậu môn vào ban đêm:

  • Mebendazole/ Albendazole: Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị ngứa hậu môn do nhiễm giun kim. Tuy nhiên thuốc không thích hợp với trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ đang có thai, cho con bú.
  • Vaseline/ kem Oxide kẽm: Nhóm thuốc bôi này có tác dụng dưỡng ẩm và sát trùng nhẹ, được dùng cho bệnh nhân bị ngứa ngáy do nứt kẽ hậu môn. Sử dụng thuốc trước và sau khi đi đại tiện còn có thể giảm hiện tượng đau rát và chảy máu do phân ma sát với vết nứt.
  • Thuốc bôi chứa hydrocortisone: Loại thuốc bôi này có thể giảm viêm và ngứa do bệnh chàm. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng thuốc chứa hydrocortisone cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
  • Thuốc kháng histamine H1: Với những trường hợp bị ngứa ngáy dữ dội, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamine H1 đường uống để giảm triệu chứng. Loại thuốc này có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp ngứa hậu môn.

Những loại thuốc trên chỉ có tác dụng giảm ngứa ngáy và đau rát hậu môn. Với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc để giảm viêm và tăng độ bền thành mạch ở trực tràng – hậu môn.

2. Áp dụng mẹo dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để hỗ trợ làm giảm hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm.

Áp dụng mẹo dân gian
Ngâm rửa hậu môn với nước ấm có thể giảm đau, cải thiện viêm và ngứa ngáy do nhiều nguyên nhân khác nhau

Các mẹo dân gian bạn có thể áp dụng, bao gồm:

  • Thoa nước ép tỏi: Nước ép tỏi có tác dụng sát trùng mạnh, giúp giảm ngứa ngáy và sưng viêm ở hậu môn. Biện pháp này còn có khả năng tiêu diệt ấu trùng và hạn chế hiện tượng giun kim đẻ trứng. Thực hiện cách này thường xuyên có thể giảm số lượng và hoạt động của giun kim trong đường ruột.
  • Ngâm hậu môn với nước muối ấm: Nước muối ấm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, làm mềm hậu môn và giảm ngứa. Biện pháp này có thể áp dụng cho bệnh nhân bị bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn.
  • Xông rửa với lá trầu không: Lá trầu không có đặc tính tiêu viêm, giảm ngứa và sát trùng. Vì vậy bạn có thể áp dụng mẹo xông rửa với lá trầu không để giảm ngứa hậu môn và vùng kín do nấm âm đạo. Thực hiện cách này 2 lần/ ngày có thể giảm ngứa ngáy và ức chế vi nấm gây nhiễm trùng.
  • Thoa tinh bột nghệ lên hậu môn: Nghệ chứa beta-carotene và curcumin có tác dụng tăng độ bền và phục hồi thành mạch bị tổn thương. Sử dụng bột nghệ lên búi trĩ và hậu môn có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn và bệnh mạch lươn.

Các biện pháp từ dân gian chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Với tình trạng bệnh nghiêm trọng, nên phối hợp các mẹo chữa này với những biện pháp chuyên sâu được bác sĩ chỉ định.

Tham khảo thêm: Bị ngứa hậu môn khi mang thai – Trị như thế nào? 

Những điều cần lưu ý khi bị ngứa hậu môn vào ban đêm

Để làm giảm hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm, bạn cần phối hợp các biện pháp điều trị với chế độ chăm sóc, vệ sinh hợp lý.

Những điều cần lưu ý khi bị ngứa hậu môn vào ban đêm
Vệ sinh tay trước và sau khi ăn để hạn chế tình trạng tái nhiễm ấu trùng giun kim

Vì vậy trong quá trình chữa trị, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Vệ sinh hậu môn và vùng kín 1 – 2 lần/ ngày và nên lau khô với khăn sạch trước khi mặc quần áo.
  • Tránh sử dụng xà phòng hoặc các dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh. Thay vào đó nên dùng nước muối ấm để vệ sinh.
  • Nên mặc váy hoặc quần có kích cỡ phù hợp với cân nặng, đồng thời nên ưu tiên trang phục có chất liệu mát và thấm hút.
  • Vệ sinh quần lót với nước ấm và phơi khô dưới ánh nắng để loại vi khuẩn và nấm gây bệnh.
  • Nếu bị nhiễm giun kim, cần vệ sinh chăn gối và các vật dụng cá nhân thường xuyên.
  • Rửa tay trước và sau khi ăn nhằm loại bỏ vi khuẩn và ấu trùng giun kim.
  • Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm duy trì độ ẩm cho vùng da xung quanh và niêm mạc bên trong hậu môn.
  • Không nên quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm âm đạo và các bệnh ở trực tràng – hậu môn. Hoạt động tình dục trong thời gian này không chỉ gây đau nhức mà còn tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bạn tình.
  • Hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng và táo bón trong thời gian điều trị.

Bị ngứa hậu môn vào ban đêm có thể xảy ra do nhiễm giun kim hoặc do các nguyên nhân tiềm ẩn khác. Trong trường hợp triệu chứng này có mức độ nghiêm trọng và không thuyên giảm khi chăm sóc, điều trị tại nhà, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa trong thời gian sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Bị ngứa hậu môn khi mang thai: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả
Ngứa hậu môn khi mang thai là tình trạng thường gặp ở sản phụ. Triệu chứng này có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như do táo…
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh – Hình ảnh nhận biết và xử lý

Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý tương đối phổ biến, đặc biệt là ở bé…

rò hậu môn ăn gì Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng gì giúp bệnh mau khỏi?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để sớm đẩy lùi bệnh rò hậu môn thì bạn cần duy trì…

Bị apxe hậu môn nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Ăn uống đúng cách được xem là liệu pháp hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh apxe…

Khi nào phẫu thuật rò hậu môn và thông tin cần biết

Phẫu thuật rò hậu môn là phương pháp được tiến hành cho hầu hết các bệnh nhân mắc căn bệnh…

Chi Phí Mổ Rò Hậu Môn Và Địa Chỉ Thực Hiện Uy Tín Nhất

Rò hậu môn là hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn khu trú diễn ra ở các tuyến hậu môn.…

Bình luận (1)

  1. Nguyen Vanthao
    Nguyen Vanthao says: Trả lời

    Em tam sach se roi tam 11 gio đi ngu la hau mon em ngua lam luon em bi ca tuan nay roi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua