Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn nhanh chóng, tiện lợi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn là một giải pháp tối ưu cho những ai đang gặp phải tình trạng khó chịu này. Với các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, làm mát…  chúng không chỉ giúp giảm sưng tấy, giảm ngứa và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả.

Các loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn có thực sự hiệu quả?

Ngứa hậu môn là tình trạng khó chịu ở vùng da quanh hậu môn, gây ra cảm giác ngứa ngáy, đôi khi kèm theo đau rát. Nguyên nhân gây bệnh thường do bệnh trĩ, chứng rò hậu môn, nhiễm giun, nhiễm nấm candida, dị ứng thuốc, thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, bệnh về đường tình dục…

Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn
Sử dụng thuốc bôi có thể đáp ứng với nhiều trường hợp bị ngứa hậu môn, giúp cắt cơn nhanh chóng

Bệnh có thể gây ra cảm giác ngứa liên tục hoặc đột ngột, thường tăng lên vào ban đêm hoặc sau khi đi vệ sinh, cơn dứa dai dẳng và khó chịu đến mức có thể khiến người bệnh không thể ngủ, ảnh hướng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống.

Với trường hợp này, người bệnh thường sẽ tìm đến các loại thuốc bôi để giúp giảm các tình trạng ngứa. Các sản phẩm này thường chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, corticosteroid, zinc oxide, menthol… vừa hỗ trợ cải thiện sưng ngứa, vừa giúp làm mát và dưỡng ẩm da vùng tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Thông thường, thuốc bôi sẽ phát huy hiệu quả giảm ngứa ngay sau khi sử dụng, giúp cắt cơn ngứa một cách nhanh chóng. Nhưng để hồi phục được tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng, người bệnh cần sử dụng liên tục trong vài ngày hoặc một tuần theo đúng chỉ định. Các sản phẩm này thường khá an toàn và không có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh có thể yên tâm.

Tham khảo thêm: Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì, làm sao điều trị?

Một số loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn được dùng phổ biến nhất

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc bôi phù hợp. Sau đây là một số loại thuốc bôi ngứa hậu môn an toàn, lành tính, hiệu quả cao, được dùng phổ biến nhất hiện nay.

1. Kem Hydrocortisone 1%

Đây là loại thuốc bôi có hoạt tính chống viêm tại chỗ, đáp ứng tốt trong trường hợp tình trạng ngứa kích hoạt ở vùng hậu môn.

Kem Hydrocortisone 1%
Hydrocortisone 1% là thuốc bôi giảm ngứa hậu môn được dùng phổ biến

Cách dùng:

  • Đối với tình trạng ngứa hậu môn, có thể thoa kem mỗi ngày 3 – 4 lần, chỉ bôi 1 lớp mỏng trên vùng da nhỏ.
  • Thời gian sử dụng tối đa là 1 tuần cho 1 đợt điều trị.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không thoa thuốc lên mặt, vùng da bị nhiễm trùng hay lở loét. Trường hợp viêm da do vi khuẩn, virus hay nấm cũng không nên sử dụng.
  • Không dùng được cho trẻ dưới 10 tuổi.

Mặc dù rất hiếm nhưng dùng thuốc bôi Hydrocortisone 1% giảm ngứa hậu môn bạn vẫn có nguy cơ gặp các tác dụng ngoại ý. Ví dụ như tình trạng phát ban trên da hay xuất hiện phản ứng dị ứng.

Giá tham khảo: Khoảng 85.000 đồng/ tuýp 15g

Đọc thêm: Mổ áp xe hậu môn: Quy trình và lưu ý sau khi mổ

2. Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn Titanoreine

Loại thuốc bôi này đặc biệt thích hợp khi tình trạng ngứa hậu môn là do bệnh trĩ gây ra.

Thành phần: Zn oxide, Caraghénates, Titanium dioxide và Lidocaine.

Công dụng:

  • Cải thiện các tình trạng đau nhức, ngứa rát ngay tại hậu môn.
  • Giúp làm co tạm thời mô trĩ và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh lý này.

Cách dùng:

  • Liều khuyến cáo cho loại thuốc này là 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Nên dùng ngay sau khi tắm hay lúc đi đại tiện xong.

Lưu ý: Tuyệt đối không bôi thuốc quá 4 lần/ngày.

Giá tham khảo: Khoảng 150.000 – 200.000 đồng/ tuýp 20g

3. Thuốc Gentrisone chống ngứa hậu môn

Trường hợp bị ngứa hậu môn nặng, cơn ngứa thường xuyên xuất hiện thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc Gentrisone.

Thuốc Gentrisone chống ngứa hậu môn
Thuốc Gentrisone là một trong những sản phẩm thuốc bôi giảm ngứa hậu môn được nhiều người tin tưởng hiện nay

Thành phần chính: Bentamethason dipropionat, Gentamicin, Clotrimazol…

Cách dùng:

  • Đáp ứng tốt nhất trong trường hợp ngứa hậu môn do nhiễm khuẩn, viêm da dị ứng, nhiễm nấm candida…
  • Mỗi ngày chỉ nên bôi thuốc 2 lần vào thời điểm sáng và tối.
  • Chỉ được dùng trong thời gian ngắn khoảng từ 1 – 2 tuần rồi ngưng.

Lưu ý: Nếu dùng không đúng cách thuốc sẽ dễ phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng như làm teo da, bào mỏng hay lột da…

Giá tham khảo: Khoảng 20.000 đồng/ tuýp 10g

Tham khảo thêm: Đau hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách trị

4. Thuốc bôi chữa ngứa hậu môn Preparation H

Loại thuốc này thường đáp ứng tốt nhất trong trường hợp ngứa hậu môn là do bệnh trĩ gây ra. 

Thuốc bôi chữa ngứa hậu môn Preparation H
Trường hợp ngứa hậu môn do bệnh trĩ có thể dùng thuốc Preparation H

Thành phần chính: Propylparaben, Methylparaben…

Công dụng:

  • Giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu hay sưng đau ở vùng hậu môn.
  • Làm co giãn mạch máu, giúp hạn chế tình trạng sa bút trĩ.

Cách dùng:

  • Mỗi ngày chỉ nên dùng nhiều nhất 4 lần vào các thời điểm: buổi sáng, trước khi ngủ hay sau mỗi lần đại tiện.
  • Thời gian điều trị kéo dài tối đa là 7 ngày.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Không dùng cho người có tiền sử dị ứng với các thành phần hoạt chất có trong thuốc.
  • Những người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường… cũng không nên dùng.

Giá tham khảo: Khoảng 260.000 – 390.000 – 760.000 đồng/ tuýp 28g – 57g – 114g

Xem thêm: Bị ngứa hậu môn vào ban đêm có phải do giun gây ra?

Mua thuốc bôi giảm ngứa hậu môn ở đâu uy tín?

Để mua thuốc bôi hậu môn, bạn nên tìm đến các hệ thống nhà thuốc lớn và uy tín trong khu vực để đảm bảo sở hữu được những sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đầy đủ giấy tờ chứng nhận.

Các dược sĩ tại đây cũng sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn chọn loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng của mình. Ngoài ra, việc kiểm tra hạn sử dụng của thuốc và tuân thủ liệu trình điều trị cũng rất cần thiết, việc này sẽ giúp bạn tránh được các tác dụng phụ không mong muốn và tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi giảm ngứa hậu môn

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc bôi ngứa hậu môn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không bôi thuốc trên diện rộng với 1 lớp quá dày, chỉ lấy một lượng thuốc vừa đủ đáp ứng 1 lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương.
  • Tránh gãi hay cọ xát lên vùng hậu môn, không mặc đồ quá chật.
  • Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh hậu môn thật sạch và dùng khăn mềm để lau khổ.
  • Rửa tay sạch sẽ cả thời điểm trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.
  • Đảm bảo dùng thuốc với liều lượng và tần suất mà bác sĩ đã khuyến cáo, không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi kế hoạch điều trị khi chưa được chỉ định.
  • Nếu có vấn đề bất thường phát sinh trong suốt quá trình dùng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi sử dụng thuốc bôi
Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi sử dụng thuốc bôi

Cách phòng ngừa ngứa hậu môn đơn giản, hiệu quả tại nhà

Để phòng ngừa ngứa hậu môn một cách đơn giản và hiệu quả tại nhà, bạn có thể áp dụng một số các biện pháp sau:

  • Giữ vùng hậu môn sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng với nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh, tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể gây kích ứng da.
  • Chọn loại giấy vệ sinh mềm, không mùi để tránh làm tổn thương da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, từ chất liệu cotton để giúp giảm mồ hôi, tránh ẩm ngứa hậu môn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, trránh các thực phẩm cay, nóng hoặc quá mặn vì có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa, bổ sung nhiều chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày để tránh táo bón.
  • Tránh gãi vào vùng hậu môn, nhất là khi chúng vừa xuất hiện một số tổn thương.
  • Tập luyện thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa hoạt động, ngăn ngừa bệnh trĩ.

Các loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn thường rất dễ sử dụng và đáp ứng điều trị nhanh chóng các triệu chứng khó chịu.Tuy nhiên, cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn, tránh phát sinh các rủi ro không mong muốn.

Bài viết liên quan: 

Chia sẻ:
Bị ngứa hậu môn vào ban đêm là do giun gây ra?

Ngứa hậu môn vào ban đêm là triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm giun kim. Tuy nhiên trên…

Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì, làm sao điều trị?

Rò hậu môn xuyên cơ thắt là tình trạng viêm nhiễm phổ biến ở hậu môn và vùng da xung…

rò hậu môn ăn gì Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng gì giúp bệnh mau khỏi?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để sớm đẩy lùi bệnh rò hậu môn thì bạn cần duy trì…

Ngứa hậu môn – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Hiện tượng ngứa hậu môn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh kém, tác…

Chi Phí Mổ Rò Hậu Môn Và Địa Chỉ Thực Hiện Uy Tín Nhất

Rò hậu môn là hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn khu trú diễn ra ở các tuyến hậu môn.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua