Bệnh phát ban – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Bệnh phát ban là hiện tượng ngoài da xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh có thể giúp việc điều trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bệnh phát ban là gì?
Bệnh phát ban là tình trạng da thay đổi về màu và kết cấu da. Lúc này da có thể có những dấu hiệu bất thường như mấp mô, ngứa, bong vẩy hoặc bị kích thích.
Nếu không được điều trị sớm thì các biểu hiện sẽ ngày càng nặng, dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo.
Nguyên nhân bệnh phát ban xuất hiện
Các nguyên nhân gây phát ban thường gặp gồm:
- Bệnh viêm da tiếp xúc.
- Phát ban do dùng thuốc
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn, nấm, virus tấn công.
- Phát ban do bệnh tự miễn như bệnh lupus ban đỏ.
- Do côn trùng cắn, bệnh chàm, bệnh vẩy nến, giun đũa, thủy đậu, ghẻ,…
- Trẻ em bị hăm tã, sởi, bệnh tay chân miệng, bệnh Kawasaki, chốc lở, tay chân miệng,…
Xem thêm: Sốt phát ban trong bao lâu? Cách chăm sóc mau hồi phục
Phát ban là triệu chứng của những bệnh gì?
Dưới đây là những bệnh lý có thể gây phát ban da:
Côn trùng tấn công
- Vết ban đỏ tại vị trí bị cắn hoặc xung quanh.
- Ngứa, sưng đỏ, bao quanh là quầng đỏ.
- Phát ban ngay sau khi côn trùng cắn.
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn
- Dấu vết phát ban có hình tròn. Khi tắm sẽ thấy nổi rõ ở nhiều phần khác trên cơ thể.
- Nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi, tiêu chảy và buồn nôn.
Chốc lở
- Phát ban thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và thường tập trung vùng quanh miệng, mũi và cằm.
- Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu và làm xuất hiện mụn nước, dễ bị bong ra và chảy lớp nước màu vàng.
Viêm da tiếp xúc
- Trên da xuất hiện tình trạng phát ban với biểu hiện ngứa đỏ có đường viền rõ ràng tại vị trí tiếp xúc với chất gây dị ứng.
- Khi bệnh nặng có thể xuất hiện mụn nước, dễ bị vỡ và có dấu hiệu khô da.
Bệnh vẩy nến
Người bệnh ngứa và xuất hiện các vảy, có màu trắng, thường tập trung ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối và vùng lưng dưới.
Lupus ban đỏ
Có hình dạng như con bướm xuyên từ 2 má đến mũi. Các vị trí phát ban khi chuyển qua mức độ nặng có thể gây loét, nặng hơn khi tiếp xúc với mặt trời.
Bệnh tay chân miệng
Thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Xuất hiện các đốm đỏ, phẳng nằm trên lòng bàn tay và chân. Có thể xuất hiện cả mụn nước ở miệng, lưỡi và nướu. Đốm đỏ xuất hiện ở cả mông và bộ phận sinh dục.
Dị ứng thuốc
- Xuất hiện các nốt mẩn đỏ kèm theo ngứa kéo dài vài tuần. Trường hợp nặng có thể gây khó thở, tim đập nhanh.
- Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: sốt, đau dạ dày,…
Bệnh sởi
- Xuất hiện ở mặt hoặc các vị trí khác trong 3 đến 5 ngày. Đốm màu đỏ có thể xuất hiện cả trong miệng.
- Người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau họng, ho, sổ mũi,…
Thủy đậu
Xuất hiện các đám mụn nước ngứa đỏ ở nhiều nơi trên cơ thể. Gây sốt, đau nhức, đau họng, chán ăn,… Có thể xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng khi các mụn nước bị vỡ.
Viêm mô tế bào da
Đây là bệnh nguy hiểm xuất phát từ vi khuẩn, nấm tấn công tại các vết xước, nứt trên da. Da hay bị đỏ, đau và sưng, kèm theo đó là triệu chứng sốt, ớn lạnh và nhiễm trùng.
Chàm bã nhờn
Da xuất hiện các vảy màu vàng hoặc trắng và có bong da. Khi xuất hiện phát ban da thường bị đỏ, ngứa, nhờn, gây rụng tóc.
Sốt đỏ
Thường xảy ra khi bị viêm họng liên cầu khuẩn. Các biểu hiện bệnh xuất hiện ở khắp nơi ngoại trừ tay và chân, quan sát lưỡi hay có màu đỏ tươi.
Bệnh Kawasaki
Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Biểu hiện phát ban, sốt cao, lòng bàn tay và chân đỏ, sưng hạch bạch huyết, mắt đỏ ngầu.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Đau và da có dấu hiệu đổi màu ở vùng phát ban.
- Đau và ngứa cổ họng.
- Sốt cao hơn 38 độ C.
- Khó thở.
- Chóng mặt.
- Đau đầu hoặc đau cổ.
- Buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần.
Tham khảo thêm: Các triệu chứng sốt phát ban là gì? Cách nhận biết
Chẩn đoán bệnh phát ban
Tiến hành các kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng. Thông thường, bác sĩ sẽ:
- Đặt ra câu hỏi xung quanh bệnh, tiền sử bệnh, chế độ ăn, các loại thuốc đang sử dụng, vệ sinh.
- Tiến hành đo nhiệt độ, xét nghiệm máu, sinh thiết da và tiến hành các kiểm tra khác để đánh giá.
Cách điều trị khi mắc bệnh phát ban mà bạn nên biết
1/ Chỉ định dùng thuốc
Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc bôi Hidrococtizon hoặc Calamine nếu do dị ứng với tác nhân nào đó.
- Thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng da.
- Thuốc kháng virus nếu có dấu hiệu bệnh do virus tấn công.
Gợi ý thêm: Chăm trẻ bị sốt phát ban tại nhà như thế nào? Điều các mẹ nên biết
2/ Biện pháp điều trị tại nhà
- Vệ sinh da sạch sẽ nhưng tránh các sản phẩm có mùi hương, chất tẩy mạnh.
- Tránh dùng nước nóng.
- Mặc quần áo thoải mái.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên.
- Hạn chế dùng mỹ phẩm mới.
- Cần kiên trì và tiến hành theo đúng chỉ định.
Biện pháp phòng chống bệnh phát ban nên áp dụng
- Vệ sinh thân thể thường xuyên và đúng cách.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất, chất độc hại, môi trường ô nhiễm…
- Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm.
- Cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm có thành phần dị ứng.
- Xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
- Đi khám sức khỏe định kỳ.
Bệnh phát ban khá phức tạp và gồm nhiều loại nên gây ra rất nhiều khó khăn cho việc điều trị bệnh. Vì vậy cách tốt nhất khi có triệu chứng bệnh nên đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên thật sự hữu ích.
Có thể bạn quan tâm:
- Nấm da là gì? Tổng quan về bệnh và cách điều trị
- Dị ứng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!