Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu bệnh gì?
Trẻ bị phát ban nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề về bệnh da liễu. Cần xác định đúng bệnh để có hướng điều trị và khắc phục phù hợp cho trẻ.
Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là biểu hiện của bệnh gì?
Phát ban da khá phổ biến, có hình thái và màu sắc tương đối đa dạng.
1. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một dạng viêm da tiến triển mãn tính và có xu hướng bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Triệu chứng đầu tiên đó là phát ban có màu đỏ hoặc hồng.
Bệnh lý này chỉ gây phát ban da nhưng không gây sốt hay mệt mỏi. Viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ và có xu hướng thuyên giảm khi trưởng thành.
Đọc thêm: Sốt phát ban dạng sởicó nguy hiểm không? Cách điều trị
2. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là dạng tổn thương da xảy ra sau khi tiếp xúc với chất dị ứng. Tổn thương trên da sẽ có màu hồng, đỏ, nốt sẩn hoặc mụn nước kèm theo. Gây đau rát, ngứa ngáy và khiến trẻ quấy khóc.
Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý có liên quan đến triệu chứng trẻ bị phát ban nhưng không sốt.
3. Chàm sữa
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường khu trú ở mặt, có thể lan xuống cổ và thân. Triệu chứng khởi đầu là tình trạng phát ban có màu hồng. Sau đó xuất hiện các mụn nước nhỏ trên ban hồng
Phát ban do chàm sữa thường không gây sốt nhưng có thể gây ngứa và đau. Trong trường hợp không điều trị và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị bội nhiễm.
4. Rôm sảy
Rôm sảy thường xảy ra trong thời gian nắng nóng và độ ẩm cao. Rôm sảy gây phát ban da ở trẻ, đi kèm với các nốt mụn nước nhỏ và ngứa ngáy nhưng thường không gây sốt.
Gợi ý: Các triệu chứng sốt phát ban thường gặp cần lưu ý
5. Hăm tã
Hăm tã còn được gọi là viêm da tã lót, đặc trưng bởi tình trạng phát ban ở mông, bẹn và những vùng da tiếp xúc với tã lót.
Trường hợp nặng, da có thể nổi các sẩn nước nhỏ trên bề mặt ban đỏ. Triệu chứng do hăm tã chỉ gây ngứa, khó chịu và đau rát nhưng không làm tăng thân nhiệt ở trẻ nhỏ.
6. Kích ứng da do tiếp xúc với mặt trời
Bị phát ban da do ánh nắng thường không gây sốt hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên ở vùng da bị kích ứng, da có thể đỏ, rát và bong thành từng mảng nhưng không gây ngứa. Sau khoảng 3 – 7 ngày, sẽ có xu hướng phục hồi.
Tham khảo thêm: Bạn nên biết bị sốt phát ban nên kiêng gì ?
7. Dị ứng thực phẩm
Sau khi ăn những thực phẩm có khả năng dị ứng, cơ thể trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như phát ban da, đau bụng, buồn nôn, sưng lưỡi,…
Phần lớn các triệu chứng do dị ứng thực phẩm thường không gây sốt và có xu hướng thuyên giảm sau khoảng 3 – 5 giờ. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp, có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong.
8. Sốt phát ban
Sốt phát ban thường gây sốt kèm theo phát ban da có màu đỏ hoặc hồng. Tuy nhiên ở một số trẻ, phát ban có thể phát sinh sau khi triệu chứng sốt đã thuyên giảm.
Trẻ bị phát ban nhưng không sốt có cần đến bệnh viện?
Hầu hết trẻ phát ban nhưng không sốt đều được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến bệnh viện trong những trường hợp sau:
- Trẻ bị phát ban kèm theo triệu chứng khó thở, sưng cổ họng,…
- Phát ban toàn thân và gây ngứa dữ dội.
- Các vết ban da có xuất hiện mụn mủ khiến vùng da ấm hơn bình thường.
- Trẻ bị phát ban không sốt kéo dài hơn 7 ngày.
Khi trẻ bị phát ban nhưng không sốt, cần chú ý những biểu hiện đi kèm để nhận biết sớm bệnh lý ở con trẻ. Trong trường hợp cần thiết, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm:
- Sốt phát ban tắm lá gì? Các loại lá hỗ trợ điều trị
- Tham khảo cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!