16 tác dụng của cà phê với sức khỏe và lưu ý khi dùng

Nhiều người sử dụng cà phê hàng ngày để tinh thần tỉnh táo hơn nhưng không biết hết được những tác dụng của cà phê mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng cà phê cần được kiểm soát để tránh các tác hại không mong muốn.

Tác dụng của cà phê đối với sức khoẻ không phải ai cũng biết

Cà phê là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Trong thành phần của nó chứa nhiều caffeine, vitamin B2, B3, B5, mangan, kali, magie và nhiều hoạt chất khác.

Sử dụng một ly cà phê mỗi ngày vào buổi sáng sẽ giúp tinh thần tỉnh táo hơn, đồng thời mang đến vô số những lợi ích khác cho sức khỏe của bạn. 

 tác dụng của cà phê
Uống cà phê giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung trong công việc

1. Cà phê giúp đầu óc tỉnh táo

Đây là công dụng rõ ràng nhất của cà phê ai cũng cảm nhận được. Việc nhâm nhi một tách cà phê vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn và tập trung tinh thần khi làm việc. 

Nghiên cứu cho thấy, thành phần cafein trong cà phê hoạt động tương tự như Adenosine – một chất được sản sinh trong não bộ trong thời gian bạn chưa ngủ hoặc đang làm việc, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và xử lý công việc hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm: 12 tác dụng của rong biển với sức khỏe và cách dùng

2. Kiểm soát cân nặng

Cà phê còn được khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn kiêng. Đây là thức uống lý tưởng cho quá trình giảm cân và kiểm soát trọng lượng cơ thể của bạn. 

Khi sử dụng, thành phần cafein trong cà phê sẽ hoạt động bằng cách thúc đẩy lipolysis, tăng cường chuyển hóa chất béo dư thừa trong máu và tế bào, biến chất béo thành năng lượng để cơ thể hoạt động.

Điều này có thể khiến cho các tế bào mỡ tích tụ ở vùng bụng, đùi, ngực, mông hay cánh tay giảm đi nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng đến cơ nạc.

Để kiểm soát tốt cân nặng, bạn có thể uống 2 tách cà phê mỗi ngày. Kết hợp sử dụng thức uống này với một chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để giảm cân và nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn một cách an toàn.

tác dụng của cafe
Cà phê giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả

3. Giảm nguy cơ bị Alzheimer

Alzheimer là căn bệnh có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, sử dụng cà phê có thể giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ mắc căn bệnh này.

Lý do bởi các hoạt chất trong cà phê khi được hấp thu có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh trước sự tấn công của gốc tự do và các tác nhân có hại, giúp tinh thần bạn tỉnh táo và có khả năng ghi nhớ tốt hơn.

Tham khảo thêm: 12 Tác dụng của mầm đậu nành cho sức khỏe, làm đẹp

4. Cà phê làm tăng khả năng hoạt động tình dục

Đây là tác dụng của cà phê các cặp đôi nên biết đến. Cà phê không chỉ giúp các quý ông bước vào “cuộc yêu” với một tinh thần thoải mái mà còn nâng cao sự dẻo dai và cải thiện khả năng cương cứng của dương vật khi quan hệ.

Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, thói quen uống cà phê thường xuyên của các quý ông có thể giúp họ giảm được đáng kể nguy cơ bị liệt dương. Để nâng cao sức chiến đấu khi ân ái, các chàng có thể uống 1 tách cà phê trước đó 1 – 2 tiếng.

Tuy nhiên, trường hợp đang bị mất ngủ thì không nên sử dụng thức uống này vào buổi tối.

5. Giảm căng thẳng

Cà phê là thức uống lý tưởng cho những người thường xuyên bị căng thẳng do công việc hay do gặp áp lực khác trong cuộc sống. Thưởng thức một ly cà phê sẽ giúp bạn có thể xua tan bớt cảm giác mệt mỏi.

Hơn nữa, các thành phần dopamine và serotonin được tìm thấy trong thức uống này còn giúp làm giảm trạng thái căng thẳng ở thần kinh trung ương, mang đến cho bạn cảm giác thư thái hơn.

cà phê có tác dụng gì
Uống cà phê thường xuyên giúp cải thiện tình trạng stress hiệu quả

6. Ngăn ngừa đột quỵ

Đây chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc uống cà phê có tác dụng gì. Nhờ chứa nguồn chất chống oxy hóa phong phú, cà phê có thể giúp bảo vệ thành mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ

Thức uống này giúp đào thảo mỡ bám dính ở thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể.

Tham khảo thêm: 20 tác dụng của chạy bộ với sức khỏe – Lợi ích không ngờ

7. Cà phê giảm cơn hen suyễn

Hiện nay, nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn có chứa cafein. Chất này được tìm thấy nhiều trong cà phê, nhất là cà phê đen. 

Nghiên cứu cho thấy, caffein có thể giúp làm giảm cơn ho. Chất này hoạt động tương tự như một loại thuốc làm giãn phế quản, giúp cải thiện tình trạng khó thở, giảm nhẹ cơn hen cho người bệnh.

8. Tăng cường khả năng vận động

Đây chính là tác dụng của cà phê mà các vận động viên thể thao hay người thường xuyên hoạt động thể chất nặng nhọc không nên bỏ qua. Sử dụng thức uống này sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nguồn năng lượng dồi dào, giúp tăng cường khả năng vận động của cơ thể.

cà phê giúp tăng cường khả năng vận động
Uống cà phê giúp tinh thần thoải mái, tăng cường khả năng vận động

9. Cà phê chống lão hóa

Chứa nguồn chất chống oxy hóa phong phú, cà phê có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa da, giúp làn da bạn được khỏe mạnh hơn. Mặc dù vậy, bạn cần sử dụng thức uống này với liều lượng hợp lý, tránh lạm dụng quá mức gây phản tác dụng.

10. Ngăn ngừa bệnh Parkinson

Parkinson là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây thoái hóa hệ thần kinh. Uống cà phê với liều lượng hợp lý có thể giúp kích thích sản sinh các hợp chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Tham khảo thêm: 19 Tác Dụng Của Dứa (thơm, khóm) Cực Tốt Với Sức Khỏe

11. Tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2

Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 thường phải đối mặt với tình trạng gia tăng quá mức của đường huyết. Sử dụng cà phê là một cách đơn giản để ngăn ngừa căn bệnh này và hỗ trợ làm giảm đường trong máu.

Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, những người có thói quen uống cà phê có thể giảm từ 23 – 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để thấy được công dụng của cà phê, khi dùng người bệnh không nên cho thêm đường, sữa hay bất cứ chất tạo ngọt nào vào trong thức uống.

12. Ngăn ngừa các vấn đề về gan

Một số bằng chứng cho thấy, uống cà phê có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh xơ gan và các vấn đề khác về gan. Tuy nhiên, cần đảm bảo cà phê bạn sử dụng phải nguyên chất và có chất lượng tốt. Tránh uống loại pha lẫn hóa chất độc hại sẽ khiến gan bị tổn thương nặng nề.

tác dụng của cà phê
Cà phê có hiệu quả tích cực đối với người bị bệnh xơ gan và các vấn đề về gan

13. Giảm đau đầu

Chất cafein trong cà phê chính là một phương thuốc giảm đau đầu tự nhiên, an toàn. Thực tế, có khá nhiều loại thuốc giảm đau trên thị trường hiện nay chứa thành phần caffeine.

14. Kéo dài tuổi thọ

Tác dụng của cà phê là giúp tăng cường lợi khuẩn, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp cơ thể bạn có sức đề kháng tốt hơn khi bị virus, vi khuẩn tấn công.

Hơn nữa, thức uống này còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa diễn ra trong cơ thể. Tất cả đều góp phần kéo dài tuổi thọ cho bạn.

Tham khảo thêm: Tác dụng của tỏi đen và điều cần biết trước khi dùng

15. Ngăn ngừa trầm cảm

Uống cà phê là một thói quen tốt giúp cải thiện chức năng hoạt động của não bộ, giảm nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần, đặc biệt là bệnh trầm cảm.

Vào năm 2011, một nghiên cứu tại trường đại học Harvard đã chỉ ra, những người phụ nữ duy trì uống khoảng 4 tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm được 20% nguy cơ bị trầm cảm so với những người không uống.

Cũng trong một nghiên cứu khác, 208.424 người tham gia được yêu cầu uống từ 4 cốc cà phê trở lên mỗi ngày đã giảm được đến 53% nguy cơ tử vong do tự tử.

 tác dụng của cà phê với bệnh trầm cảm
Tác dụng của cà phê là phòng ngừa phát sinh chứng trầm cảm hiệu quả

16. Phòng chống ung thư

Thêm một tác dụng tuyệt vời của cà phê mà không phải ai cũng biết đó chính là ngăn ngừa ung thư. Thức uống này có hiệu quả tốt trong việc phòng chống bệnh ung thư gan và ung thư trực tràng. 

Tham khảo thêm: Tác dụng của việc ăn chuối đối với sức khỏe và nam giới

Tác hại của cà phê đối với sức khoẻ

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, cà phê cũng có thể mang lại một số tác dụng phụ nhất định nếu sử dụng không đúng cách. Việc uống quá nhiều cà phê có thể khiến bạn gặp một số tác hại như:

  • Mất ngủ: Cà phê có thể kéo dài sự tỉnh táo lên đến 8 tiếng hoặc lâu hơn. Chính vì vậy, nếu sử dụng thức uống này vào buổi chiều hoặc buổi tối, bạn rất dễ bị mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm.
  • Lo lắng, bồn chồn: Lượng caffeine dung nạp vào cơ thể quá nhiều có thể khiến tim đập nhanh hoặc mang đến cảm giác bồn chồn, lo lắng không yên.
  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Lạm dụng cà phê quá mức có thể làm tăng các cơn co thắt trong đường ruột, từ đó khiến bạn bị đau dạ dày, tiêu chảy… Ngoài ra, thức uống này còn kích thích sản xuất axit dạ dày, từ đó dẫn đến ợ chua, đầy hơi và làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Cà phê gây nghiện: Lạm dụng cà phê quá mức có thể khiến bạn bị nghiện, điều này có thể dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, kém tập trung nếu như một ngày không uống cà phê như thói quen thông thường.
  • Tăng huyết áp và nhịp tim: Cà phê có thể giúp tăng tuần hoàn máu nhưng nếu bạn uống nhiều quá mức sẽ khiến cho áp lực trong mạch máu tăng cao, từ đó gây tăng huyết áp và khiến tim đập nhanh.
  • Tổn thương cơ bắp: Uống nhiều cà phê có thể làm tiêu vân cơ, một chứng bệnh gây tổn thương đến các sợi cơ và ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp.
  • Tiểu nhiều lần: Hoạt chất caffeine khi vào cơ thể sẽ kích thích bàng quang co bóp nhiều hơn. Hậu quả là bạn sẽ thường xuyên có cảm giác mót tiểu, thậm chí mất kiểm soát trong hoạt động tiểu tiện.
  • Say cà phê: Đây là hậu quả của việc uống quá nhiều cà phê hoặc sử dụng cà phê đậm đặc. Bạn có thể nhận biết tình trạng say cà phê thông qua các dấu hiệu như mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, choáng váng, nôn mửa, nặng hơn là co giật.

Nên uống bao nhiêu cà phê mỗi ngày?

Theo các nghiên cứu, liều lượng cà phê hợp lý mà một người trưởng thành nên uống mỗi ngày là khoảng 200 – 400 mg caffeine, tương đương với 1 – 4 cốc cà phê.

Tuy nhiên, lượng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, sức khỏe cá nhân và độ nhạy cảm với caffeine. Việc tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Vì vậy, để tác dụng của cà phê đạt mức tốt nhất cho sức khỏe, hãy uống cà phê với lượng vừa phải và theo dõi phản ứng của cơ thể.

Uống bao nhiêu cà phê mỗi ngày
Mỗi ngày bạn không nên uống quá 4 cốc cà phê

Tham khảo thêm: Tác dụng của đậu đen xanh lòng và điều cần biết

Những đối tượng không nên uống cà phê

Mặc dù cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại đồ uống này. Dưới đây là những đối tượng cần tránh hoặc hạn chế uống cà phê:

  • Người đang bị rối loạn nhịp tim
  • Phụ nữ cho con bú
  • Người đang bị tiêu chảy
  • Các trường hợp đang bị lo lắng, hoảng sợ quá mức
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp
  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong cà phê

Lưu ý khi uống cà phê để đảm bảo an toàn, phát huy hết tác dụng

Để cà phê phát huy tối đa lợi ích và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, việc sử dụng đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi uống cà phê để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe:

  • Không uống cà phê vào buổi tối
  • Các trường hợp đang bị thừa cân, tiểu đường thì không nên thêm đường hay sữa vào cà phê
  • Tránh uống cà phê quá đậm đặc
  • Không uống cà phê khi đang đói bụng bởi có thể gây khó chịu cho dạ dày
  • Một số trường hợp có thể bị dị ứng với cà phê dẫn đến các hiện tượng bất thường như nổi mẩn ngứa, phát ban, đỏ da, sưng miệng… Hãy ngưng uống và đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn cách xử lý.
  • Lựa chọn cà phê nguyên chất, biết rõ nguồn gốc xuất xứ để pha uống nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tác dụng của cà phê đối với sức khỏe có thể rất tích cực nếu được sử dụng đúng liều lượng và hợp lý. Tuy nhiên, việc lạm dụng cà phê quá mức có thể gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn. Vì vậy, hãy uống cà phê một cách có kiểm soát để tận hưởng tối đa lợi ích mà chúng mang lại.

Có thể bạn quan tâm:

  • Vitamin C có tác dụng gì? Cách dùng và điều cần biết
  • Rượu tỏi có tác dụng gì? Cách ngâm và sử dụng
Chia sẻ:
Quả nhàu khô – Tác dụng & Dùng đun nước uống hay ngâm?

Quả nhàu khô có rất nhiều công dụng tuyệt vời như chữa bệnh gút, thải độc, trị mụn cóc, giảm…

Lá ngón – Hình ảnh, đặc điểm cây độc chết người

Được xem là cây độc chết người, lá ngón khiến nhiều người vô cùng ám ảnh bởi những chất độc…

Hạt điều – Thành phần dinh dưỡng và công dụng

Hạt điều thường được sử dụng như thực phẩm để tăng cường các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng…

1 tai yến ăn được nhiêu lần? 1 Tai Yến Chưng Bao Nhiêu Nước? Ăn Được Nhiêu Lần?

Yến chưng là món ăn bổ dưỡng và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để chưng yến đúng…

Yến Sào Cho Bé: Công Dụng, Cách Sơ Chế, Lưu Ý Cần Biết Yến Sào Cho Bé: Công Dụng, Cách Sơ Chế, Lưu Ý Cần Biết

Yến sào cho bé mang lại nhiều công dụng cũng như lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua