Tác dụng của tỏi đen và điều cần biết trước khi dùng

Trải qua quá trình lên men, củ tỏi đen có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn so với tỏi trắng. Thực phẩm này cũng mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nhiều tác dụng của tỏi đen đã được khoa học chứng minh như phòng chống ung thư, bảo vệ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp.

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen là sản phẩm tạo thành từ quá trình lên men củ tỏi trắng. Ban đầu, củ tỏi thông thường sẽ được đem rửa sạch, bỏ vào nồi cơm điện hoặc máy chuyên dụng để ủ lên lên men trong khoảng thời gian từ 8 – 12 ngày. Thành phẩm thu được chính là củ tỏi đen với thịt củ có màu đen tuyền, dẻo, bùi, vị chua ngọt như ô mai nhưng lại không có mùi hăng như củ tỏi trắng.

Tác dụng của tỏi đen
Tỏi đen được lên men từ củ tỏi trắng và có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe

Đặc biệt, trải qua quá trình lên men, hàm lượng dinh dưỡng trong tỏi đen có thể cao hơn gấp nhiều lần so với tỏi trắng. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi giá bán của tỏi đen mặc dù khá cao nhưng vẫn có nhiều người tìm mua về sử dụng. Trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện nhiều loại máy làm tỏi đen giúp hỗ trợ bạn tự làm loại tỏi này tại nhà cho cả gia đình sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí.

Tác dụng của tỏi đen

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, tỏi đen có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe . Thực phẩm này giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch, chống lão hóa và hỗ trợ điều trị các vấn đề ở đường hô hấp. Dưới đây là một số công dụng của tỏi đen có thể bạn chưa biết:

1. Phương thuốc lợi tiểu tự nhiên

Tỏi đen được xem như là một phương thuốc lợi tiểu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Thực phẩm này cung cấp hàm lượng kali phong phú, giúp cải thiện tình trạng bí tiểu, khó tiểu, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận.

2. Tỏi đen ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Trong những năm gần đây, rất nhiều công trình khoa học hiện đại đã tập trung nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của tỏi đen. Chiết xuất từ tỏi đen có hiệu lực khá mạnh, giúp chống oxy hóa, ức chế sự hình thành và phát triển của khối u ác tính. So với tỏi tươi, khả năng chống oxy hóa của tỏi đen cao gấp 25 lần.

Tỏi đen không chỉ giúp bảo vệ ADN trước sự tấn công của gốc tự do và các dạng oxy hoạt động mà thực phẩm này còn hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch. Thường xuyên ăn tỏi đen sẽ giúp hệ miễn dịch của bệnh nhân hoạt động mạnh mẽ để tiêu diệt khối u, ức chế sự di căn của khối u ác tính.

3. Bảo vệ tim mạch

Nhiều tác dụng của tỏi đen với hệ tim mạch có thể khiến bạn bất ngờ. Nhờ chứa nguồn chất chống oxy hóa và allicin phong phú, tỏi đen có thể giúp bảo vệ thành mạch, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Thực phẩm này có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ bị đột quỵ, cao huyết áp và giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

4. Phát triển cơ bắp

Các vận động viên thể hình hay nam giới muốn cải thiện sức mạnh và độ săn chắc cho cơ bắp được khuyến khích nên thêm tỏi vào trong bữa ăn hàng ngày. Loại củ này giúp làm tăng khối lượng cơ bắp. Ngoài ra, tỏi đen cũng có tác dụng tích cực trong việc làm giảm mệt mỏi, kiệt sức, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho những người lao động nặng nhọc hay đối tượng thường xuyên bị mất ngủ, thiếu ngủ.

công dụng của tỏi đen
Ăn tỏi đen giúp phát triển cơ bắp

5. Hỗ tợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp

Ăn tỏi đen chính là một cách đơn giản để đẩy nhanh quá trình điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh hay hen phế quản. Thực phẩm này hoạt động bằng cách bổ sung một lượng lớn allicin – một chất kháng sinh tự nhiên tự nhiên có khả năng ức chế virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường thở, góp phần giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

6. Tỏi đen giảm căng thẳng, lo âu

Trong dân gian, tỏi đen được sử dụng như một vị thuốc trị căng thẳng, lo âu. Bạn có thể sử dụng thực phẩm này thường xuyên mà không phải lo ngại gặp tác dụng phụ như khi dùng các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

7. Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày và đại tràng

Nếu bạn đang thắc mắc tỏi đen có tác dụng gì với đường tiêu hóa thì đây chính là câu trả lời. Dùng tỏi đen với liều lượng hợp lý có thể giúp làm sạch đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn có hại cho dạ dày, đại tràng, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương bên trong đường tiêu hóa của bạn. Tuy nhiên, nếu đang bị xuất huyết tiêu hóa thì bạn không nên sử dụng thực phẩm này.

8. Tác dụng của tỏi đen với làn da

Tỏi đen cũng được xem là một thực phẩm thân thiện và có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với làn da . Loại củ này giúp cải thiện tình trạng viêm da, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.

Tác dụng của tỏi đen với làn da
Tỏi đen có nhiều tác dụng tuyệt vời với làn da

Thành phần lưu huỳnh được tìm thấy trong tỏi đặc biệt có ích cho quá trình sản sinh collagen. Chất này giúp làm tăng khả năng liên kết giữa các mô. Nó không chỉ giúp làn da có độ đàn hồi tốt hơn mà còn giúp xương khớp dẻo dai, chắc khỏe. 

Tỏi đen cũng có khả năng làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm diễn ra ở các tế bào. Sử dụng thực phẩm này đúng cách sẽ mang đến cho bạn một làn da mềm mại, tươi trẻ vượt thời gian.

9. Tăng khả năng miễn dịch

Tỏi đen còn nổi tiếng với công dụng tăng cường hệ thống miễn dịch – cơ quan chịu trách nhiệm tiêu diệt virus, vi khuẩn và các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Điều này giúp bạn luôn khỏe mạnh, ít bị nhiễm trùng và có sức khỏe tốt.

Tác hại của tỏi đen

Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà tỏi đen mang lại cho sức khỏe. Thế nhưng nếu ăn tỏi đen sai cách, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Thường gặp nhất là:

  • Nóng trong người, táo bón: Tỏi đen là thực phẩm có tính ôn, vị cay nóng. Chính vì vậy, việc ăn quá nhiều sẽ khiến bạn bị nóng trong người. Tình trạng này có thể gây khó chịu cho dạ dày, tá tràng, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa khiến bạn có nguy cơ bị táo bón cao.
  • Rối loạn tiêu hóa: Lạm dụng tỏi đen quá mức, đặc biệt là khi đói bụng khiến bạn dễ gặp phải các chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, ợ nóng…
  • Dị ứng: Một số trường hợp có biểu hiện nổi phát ban, mẩn ngứa sau khi ăn tỏi đen. Nguyên nhân là do cơ thể quá mẫn, dị ứng với một trong các thành phần của củ tỏi.
  • Ngộ độc: Tỏi đen hiếm khi gây ngộ độc. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra khi ăn tỏi đen để lâu ngày, có dấu hiệu hư hỏng do bảo quản không đúng cách.
  • Giảm hiệu quả của thuốc tây: Tỏi đen có thể gây ra phản ứng tương tác, làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc tây. Chẳng hạn như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh HIV/AIDS.
tác hại của tỏi đen
Ăn tỏi đen không đúng cách có thể mang đến một số tác dụng phụ ngoài ý muốn

Những trường hợp nào không nên ăn tỏi đen?

Tỏi đen mặc dù tốt nhưng không phải ai dùng cũng được. Các trường hợp dưới đây được khuyến cáo không nên ăn tỏi đen:

  • Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều
  • Người có tạng nhiệt hoặc đang bị nóng trong
  • Người đang bị sốt
  • Đối tượng bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong tỏi đen
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu hay thuốc chữa HIV/AIDS
  • Người có huyết áp thấp
  • Trường hợp đang bị tiêu lỏng nhiều lần trong ngày
  • Người đang có vấn đề về mắt, gan, thận
  • Trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa

Liều dùng tỏi đen

Ăn tỏi đen quá nhiều có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm này trong liều lượng cho phép để phát huy được toàn bộ tác dụng của tỏi đen với sức khỏe.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày một cá nhân có thể ăn từ 3 – 5 gram tỏi đen ( tương đường 1 – 3 củ tỏi đen cô đơn). Khi ăn chú ý nhai kỹ trước khi nuốt để các hoạt chất trong tỏi được giải phóng toàn bộ. Tránh lạm dụng quá mức chẳng những không thu được hiệu quả như ý mà ngược lại còn mang đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

Cách ăn tỏi đen đúng cách

Có nhiều cách dùng tỏi đen như:

Nhai nuốt trực tiếp:

Khác với tỏi sống có vị cay, hăng, tỏi đen lại ngọt và có vị bùi khá dễ ăn. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn trực tiếp 1 – 3 củ tỏi đen mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên ăn tỏi đen nguyên chất và tránh dùng kèm với đường hay các loại gia vị khác để phòng ngừa những phản ứng ngoài ý muốn.

cách ăn tỏi đen tốt nhất
Tỏi đen khi ăn trực tiếp có vị chua ngọt, bùi khá dễ dùng

Tỏi đen ngâm rượu:

Nhiều nam giới còn ngâm tỏi đen với rượu. Cách này vừa giúp bảo quản tỏi được lâu hơn, vừa giúp các hoạt chất trong tỏi có thể phát huy được tối đa hiệu quả của chúng. Sử dụng đều đặn mỗi ngày khoảng 50ml rượu tỏi sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Tránh uống quá nhiều.

Cách ngâm rượu tỏi đen:

  • Chuẩn bị 100g tỏi, 1 lít rượu nếp trắng từ 45 độ trở lên, 1 lọ thủy tinh sạch
  • Lột sạch vỏ từng củ tỏi, bỏ hết vào lọ thủy tinh
  • Đổ rượu đã chuẩn bị vào ngâm chung với tỏi trong ít nhất 1 tuần
  • Rót rượu uống mỗi ngày 1 – 2 ly nhỏ trong bữa ăn

Tỏi đen ngâm mật ong

Đây cũng là một trong những cách ăn tỏi đen tốt nhất cho sức khỏe. Việc ngâm chung với mật ong có thể giúp nâng cao hiệu quả của tỏi đen trong việc cải thiện khả năng miễn dịch, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật hiệu quả hơn.

Cách ngâm tỏi đen với mật ong:

  • Tỏi đen sau khi làm sạch vỏ bạn để nguyên củ bỏ vào hũ thủy tinh sạch, khô
  • Đổ mật ong nguyên chất vào. Cứ 10 củ tỏi thì cần dùng 100ml mật ong
  • Đậy kín miệng hũ, để nơi thoáng mát. Sau khoảng 3 tuần có thể lấy ra dùng
  • Mỗi ngày ăn 1 – 2 củ tỏi kết hợp uống 1 thìa mật ong

Xay sinh tố tỏi đen

  • Chuẩn bị 3 – 5g tỏi đen, một ít nước ấm
  • Làm sạch vỏ củ tỏi, bỉ vào máy xay sinh tố cùng với một chút nước ấm và xay nhuyễn
  • Uống ngay hoặc bỏ vào tủ lạnh để làm mát trước khi uống.

Ngoài ra, tỏi đen còn được dùng để ép nước uống hoặc chế biến thức ăn. Sử dụng thực phẩm này hàng ngày với liều lượng hợp lý sẽ giúp bạn bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
15 Công dụng của Đậu Đen cực tốt cho sức khỏe

Thường được dùng để nấu chè hoặc rang thơm nấu nước uống giải nhiệt, nhưng không phải ai cũng biết…

Nước hoa hồng là gì? Công dụng và lưu ý khi dùng

Nước hoa hồng là một loại toner không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da hàng ngày của chị…

Cách sử dụng nước ion kiềm chuẩn nhất để đảm bảo sức khỏe

Nước ion kiềm có nhiều lợi ích với sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách thì nó sẽ…

Cách Bảo Quản Tổ Yến, Yến Tươi, Yến Thô,... Được Lâu Cách Bảo Quản Tổ Yến, Yến Tươi, Yến Thô,… Được Lâu

Cách bảo quản tổ yến, yến tươi, yến thô,... được nhiều người quan tâm. Bởi yến sào là thực phẩm…

Dưa Chuột và 10 công dụng cho sức khỏe, làm đẹp

Cung cấp nước cho cơ thể, kiểm soát cân nặng, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và cao huyết…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua