Rượu tỏi có tác dụng gì? Cách ngâm và sử dụng
Rượu tỏi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa viêm họng, viêm xoang, ổn định huyết áp, ngăn ngừa ung thư… Tuy nhiên, bạn cần ngâm và sử dụng loại rượu này đúng cách để không gây phản tác dụng.
Rượu tỏi có tác dụng gì?
Tỏi là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong gian bếp. Trong củ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, B, C, kẽm, magie, selenium và đặc biệt là Alliin. Thành phần Alliin trong củ tỏi có thể được chuyển hóa thành Allicin – một chất có lợi cho hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn.
Ngoài ra, tỏi còn giúp tạo ra hương vị thơm ngon, đặc trưng cho món ăn hay các loại nước chấm. Đây là loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực. Khi được ngâm chung với rượu, tỏi còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại rượu ngâm này giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý trong cơ thể, nhất là các vấn đề ở đường hô hấp, xương khớp.
1. Rượu tỏi chữa viêm họng, viêm phế quản
Từ lâu, rượu tỏi đã được dân gian sử dụng để chữa viêm họng, viêm phế quản. Hoạt chất allicin có trong rượu tỏi là một chất kháng sinh tự nhiên. Nó giúp ức chế virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, đồng thời tiêu diệt các tác nhân có hại khác. Sử dụng rượu tỏi đúng cách sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng trong cổ họng và phế quản, giảm sưng viêm và cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan đến bệnh, chẳng hạn như ho, vướng đờm, đau rát cổ họng, khàn tiếng…
Uống rượu tỏi với liều lượng hợp lý cũng giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho sức khỏe. Nó giúp sát trùng cổ họng và giảm nguy cơ tái phát viêm họng cũng như các vấn đề khác ở đường hô hấp.
2. Điều chỉnh huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, tử vong hiện nay. Uống rượu tỏi hằng ngày chính là một giải pháp đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng để khắc phục căn bệnh này.
Rượu tỏi có khả năng ổn định huyết áp và đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh huyết áp cao. Loại rượu này có thể giúp kiểm soát áp lực máu bằng cách tăng cường sản xuất oxit nitric, một chất làm giãn nở mạch máu, giúp máu được lưu thông tốt.
3. Rượu tỏi có tác dụng gì? – Chữa viêm xoang
Chữa viêm xoang chính là một trong những tác dụng chữa bệnh của rượu tỏi được nhiều người biết đến. Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, rượu tỏi hoạt động mạnh mẽ trong việc tiêu diệt virus, vi khuẩn hay nấm có hại, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở niêm mạc mũi xoang và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, các thành phần như lưu huỳnh, mangan hay kẽm được tìm thấy trong rượu tỏi còn có tác dụng làm giảm sung huyết niêm mạc mũi xoang, làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, đau nhức mũi, giúp đường thở được thông thoáng và bảo vệ niêm mạc mũi.
Theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể sử dụng rượu tỏi trị viêm xoang bằng cách nhỏ 1 – 2 giọt vào mỗi bên mũi với tần suất 2 – 3 lần/ngày. Kết hợp uống 20 – 30ml tỏi ngâm rượu mỗi ngày để tác động đến bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
4. Ngăn ngừa ung thư
Trong rượu tỏi chứa nhiều thành phần quý như kẽm, selen và germani… Những chất này có khả năng tiêu diệt gốc tự do, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư.
Các trường hợp đang bị ung thư dạ dày có thể uống 10 – 15 giọt rượu tỏi mỗi ngày để ức chế sự phát triển của khối u, làm chậm quá trình di căn của các tế bào ác tính.
5. Rượu tỏi hỗ trợ điều trị viêm khớp, thấp khớp
Sử dụng rượu tỏi xoa bóp bên ngoài có thể giúp cải thiện được tình trạng phù nề, sưng đỏ khớp, giảm đau nhức xương khớp cho người bị viêm khớp, thấp khớp.
6. Các tác dụng khác của rượu tỏi
- Giảm hàm lượng cholesterol xấu cũng như triglycerid trong máu, giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và các vấn đề khác ở tim mạch.
- Ổn định đường huyết, giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh tiểu đường
- Nâng cao hiệu suất tập luyện thể thao, giảm đau nhức cơ bắp sau mỗi lần luyện tập
- Cải thiện một số vấn đề tiêu hóa ở mức độ nhẹ, chẳng hạn như ợ chua, khó tiêu, bệnh trĩ
- Giảm viêm nhiễm ngoài da
Cách ngâm rượu tỏi
Loại tỏi được sử dụng để ngâm rượu chính là tỏi tươi hoặc tỏi đen. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị bình ngâm ( tốt nhất là bình thủy tinh), rượu trắng loại có nồng độ cao từ 40 – 45 độ.
Dưới đây là những cách ngâm rượu tỏi bạn có thể tham khảo.
1. Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi tươi
Tỏi tươi thường được dùng để ngâm rượu nguyên chất. Một số người còn phối hợp chung với đường phèn để rượu sau khi ngâm xong có vị ngọt dễ uống hơn.
Cách 1: Ngâm rượu tỏi tươi nguyên chất
+ Chuẩn bị:
- Củ tỏi ta hoặc tỏi cô đơn: 500 gram
- Rượu trắng: 1 lít
+ Cách ngâm:
- Tách riêng từng tép tỏi rồi lột sạch lớp vỏ lụa bên ngoài
- Cho tỏi vào cốt giã nát hoặc thái lát mỏng
- Bỏ hết vào trong hũ thủy tinh rồi đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào
- Để hũ rượu ở nơi thoáng mát, thỉnh thoảng lắc nhẹ để rượu ngâm được đều
- Sau khoảng 7 – 10 ngày, rượu tỏi sẽ bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt và có khuynh hướng ngày càng đậm màu hơn theo thời gian. Lúc này, bạn có thể lấy ra dùng được.
+ Cách dùng tỏi ngâm rượu nguyên chất
- Lượng dùng: Mỗi lần khoảng 40 giọt
- Tần suất sử dụng: 2 lần/ngày
Cách 2: Rượu tỏi tươi và đường phèn
+ Nguyên liệu:
- 500g tỏi tươi
- 1 lít rượu nếp trắng cao độ
- 100g đường phèn tán nhỏ
+ Cách thực hiện:
- Tỏi sau khi đã lột vỏ thì bạn đem rửa sạch, thái lát mỏng
- Bỏ tỏi vào bình. Cứ 1 lớp tỏi thì rải lên trên 1 lớp đường phèn. Sau cùng mới đổ rượu vào
- Vặn kín nắp bình, để vào nơi mát mẻ ngâm trong ít nhất 30 ngày mới dùng được
+ Cách dùng:
- Liều lượng: Mỗi lần khoảng 10 – 15ml
- Tần suất sử dụng: 2 lần mỗi ngày. Uống rượu trong bữa ăn hoặc sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
2. Cách ngâm rượu tỏi đen
Tỏi đen là sản phẩm của quá trình lên men tỏi. Loại tỏi này có vị ngọt và dẻo. Khác với tỏi tươi, tỏi đen không có mùi hăng nồng, khi ngâm rượu cho vị ngọt nhẹ dễ uống hơn.
+ Nguyên liệu:
- Tỏi đen 200 gram
- Rượu trắng loại trên 45 độ: 1 lít
+ Cách ngâm:
- Loại bỏ sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài từng tép tỏi
- Bỏ thịt tỏi vào bình thủy tinh ngâm chung với rượu. Cứ 2 ngày bạn lắc bình 1 lần cho rượu thẩm thấu đều vào trong tỏi
- Do tỏi đen bản chất đã lên men sẵn nên chỉ cần ngâm khoảng 7 ngày là dùng được
+ Cách sử dụng rượu tỏi đen:
- Lượng dùng: Mỗi lần uống 40 giọt
- Tần suất sử dụng: Ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối trước lúc lên giường ngủ.
Tại sao rượu tỏi có màu xanh?
Khi ngâm rượu, nhiều người thấy tỏi chuyển sang màu xanh mà không biết nguyên nhân do đâu và có nên sử dụng hay không. Nghiên cứu cho thấy, sở dĩ rượu tỏi có màu xanh là do bạn sử dụng tỏi non để ngâm rượu. Bên cạnh đó, thao tác ngâm không đúng cách cũng có thể khiến cho rượu tỏi chuyển màu xanh.
Mặc dù có thể ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ nhưng rượu tỏi có màu xanh không gây hại cho sức khỏe và vẫn có thể sử dụng được. Để rượu tỏi có màu vàng bắt mắt, khi ngâm rượu bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Sử dụng củ tỏi già có chất lượng tốt để ngâm. Không dùng củ có dấu hiệu bị mốc, mọc mầm hay hư thối
- Tỏi sau khi lột vỏ nên rửa sạch, để cho ráo nước hoàn toàn và dùng rượu tráng qua trước khi ngâm
- Hạn chế để tỏi nguyên tép ngâm. Bạn nên giã nát hoặc thái lát mỏng để tỏi tiếp xúc với không khí và giải phóng nhiều allicin, đồng thời tạo điều kiện cho rượu nhanh chóng thấm đều vào trong tỏi.
- Có thể bỏ tỏi vào chảo sao nóng, để nguội rồi ngâm. Tuy nhiên cần đảo nhanh tay, tránh để tỏi bị cháy.
- Không bỏ tỏi vào đầy lên tới miệng bình. Lượng tỏi ngâm chỉ nên chiếm 7 – 8 phần bình. Luôn luôn đổ rượu cho ngập mặt tỏi và cố gắng giữ cho tỏi không bị nổi lên trên mặt sẽ dễ bị hư, mốc.
Những ai không nên uống rượu tỏi?
Không dùng rượu tỏi nếu bạn đang gặp phải các vấn đề sau:
- Đau mắt đỏ
- Sốt
- Nổi mụn nhọt
- Mang thai
- Trẻ em dưới 3 tuổi
- Xuất huyết dạ dày, loét dạ dày – tá tràng
- Đang dùng thuốc chống đông máu
- Chuẩn bị làm phẫu thuật
- Dị ứng với thành phần của rượu tỏi
Các trường hợp đang mắc bệnh về gan, thận hoặc đang bị tiêu chảy nên thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng rượu tỏi. Loại rượu này có thể khiến cho các vấn đề trên trở nên nghiêm trọng.
Tác dụng phụ của rượu tỏi
Nhiều người cho rằng, rượu tỏi có tác dụng tốt nên uống hàng ngày với số lượng lớn. Hành động này thật sự tai hại bởi về bản chất rượu tỏi vẫn là một chất cồn. Việc lạm dụng quá mức không chỉ khiến bạn bị say xỉn mà còn có nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ như:
- Nổi mề đay, mẩm đỏ trên da
- Ngứa ngáy
- Viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày
- Ức chế tuyến giáp
- Rối loạn dạ dày – ruột
Vậy uống rượu tỏi hàng ngày có tốt không?
Bạn vẫn có thể uống rượu tỏi hàng ngày nhưng cần chú ý dùng đúng liều lượng được khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tránh uống quá nhiều rượu gây phản tác dụng, thậm chí còn khiến cơ thể có nguy cơ bị ung thư cao.
Bảo quản rượu tỏi
Để rượu tỏi bảo quản được lâu, khi ngâm bạn nên đổ rượu cho ngập mặt tỏi. Tốt nhất nên sử dụng một cái nan tre gài phía trên bình để giữ cho tỏi luôn ngập trong rượu. Sau đó, đậy kín nắp bình, để hũ rượu tỏi vào một nơi khô ráo, thoáng mát có nhiệt độ khoảng 25 – 27 độ. Tránh để bình rượu nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Nếu được bảo quản đúng cách, bình rượu tỏi có thể để được từ 12 – 13 tháng. Nếu thấy rượu có dấu hiệu bị hư hỏng, chẳng hạn như mốc, nổi váng, đổi màu hay biến chất, bạn không nên tiếp tục sử dụng.
Bạn không nên bỏ qua
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!