13 Loại rau thơm người Việt hay dùng và công dụng với sức khoẻ

Việc sử dụng các loại rau thơm, thảo mộc, và gia vị đóng vai trò rất quan trọng trong ẩm thực. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết, các loại rau sống có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe.

hình ảnh các loại rau thơm
Các loại rau thơm được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý

Rau thơm là rau gì?

Rau thơm nói chung là các loại thảo mộc có đặc tính thơm, nhiều chất dinh dưỡng được sử dụng trong ẩm thực và y tế. Loại rau này có thể được sử dụng để ăn sống, thêm vào các món ăn, chế biến thành món gỏi, nộm,… để tăng hương vị.

Danh sách 13 loại rau thơm được dùng phổ biến ở nước ta (có hình ảnh thực tế)

Các loại rau thơm, thảo mộc được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh từ cổ đại. Một số loại rau thơm được sử dụng phổ biến để cho vào thức ăn bao gồm:

1. Rau mùi tây

Rau mùi tây có nguồn gốc từ khu vực trung tâm Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, Síp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, miền nam Ý. Đây là loại thảo mộc được trồng và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới để làm gia vị, rau ăn kèm và thuốc chữa bệnh.

Rau mùi tây có hương vị nhẹ, đắng có thể làm tăng hương vị của món súp, món hầm và salad. Rau cũng được sử dụng rộng rãi với tác dụng chống vi khuẩn, chống viêm, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, điều trị viêm, đau dạ dày và tăng cường hệ thống miễn dịch.

các loại rau thơm có tác dụng chữa bệnh
Rau mùi tây được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày và tăng cường hệ thống miễn dịch

2. Rau bạc hà

Bạc hà là một loại rau thơm, thường được dùng để làm gia vị cho các món ăn hoặc ăn sống. Nhờ chứa hoạt chất chính là menthol, thảo dược này cũng thường được dùng trong ngành y dược và mỹ phẩm.

Cây bạc hà có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống buồn nôn, trị cảm cúm, khó tiêu và các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Bạc hà cũng là loại thảo mộc lý tưởng để thêm vào các loại đồ uống. Bạc hà tươi thường được ưa thích hơn rau bạc hà khô vì mùi thơm, tính ấm và để lại vị ngọt trong cổ họng.

rau bạc hà
Rau bạc hà được sử dụng để điều trị đau dạ dày, chống buồn nôn

XEM THÊM: Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Lá Bạc Hà Hiệu Quả Và An Toàn

3. Rau thì là

Thì là là loại rau thơm được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và châu Á. Chúng thường được thêm vào các món cá thịt, salad, món hầm và canh khi chế biến món ăn.

Rau thì là có nhiều công dụng với sức khỏe như hạ mức Cholesterol, cải thiện tình trạng mất ngủ, điều trị tiêu chảy, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, giảm đầy hơi ợ nóng.  

rau thơm có tác dụng gì
Rau thì là có thể cải thiện tình trạng mất ngủ và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa

4. Húng quế

Rau húng quế có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới đếm Đông Nam Á và Trung Phi. Đây là một trong các loại rau thơm được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực.

 Lá húng quế có mùa thơm nồng, tính ấm, thích hợp để ăn sống hoặc thêm vào các món súp, salad, nước sốt và các món thịt. Thảo dược cũng thương được thêm vào các món ăn nhằm tăng cường mùi và hương thơm.

hình ảnh Húng quế
Húng quế có chất chống oxy hóa cao, được sử dụng để chống lại ung thư

5. Rau mùi

Rau mùi là một loại rau thơm có mùi hương thơm và vị linh hoạt. Mùi hương của rau mùi được mô tả như hương chanh với vị chua nhẹ. Trong khi đó, phần hạt lại có vị cay và hương nồng.

Cây rau mùi thích hợp để cho vào các món Salad, các món từ thịt, món hầm, món canh để tăng cường hương vị. Ngoài ra, Rau mùi cũng được sử dụng phổ biến với công dụng giảm viêm, hỗ trợ tiêu hóa và giảm căng thẳng ở gan.

hình ảnh rau mùi
Rau mùi có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ tiêu hóa

6. Rau Ngò rí

Ngò rí là rau thơm sống hàng năm với lá màu xanh và hình dạng tương tự như rau mùi. Loại rau này có màu xanh nhạt, vị thơm, thường được sử dụng để tăng cường hương vị cho món ăn.

Ngoài ra, ngò rí cũng được sử dụng phổ biến để hỗ trợ tiêu hóa, giảm huyết áp, chữa nấc và được sử dụng như một chất kích thích nhẹ.

tên các loại rau thơm
Ngò rí có thể hỗ trị tiêu hóa, giảm huyết áp và được sử dụng như một chất kích thích nhẹ

7. Hẹ

Hẹ là một loại thảo mộc lâu năm cùng họ với hành và tỏi tây, hành tây. Loại rau này thường được dùng để nấu canh, thêm gia vị cho món cuốn hoặc nấu các món nước.

Trong y học, cây rau hẹ được dùng để điều trị cháy nắng, đau rát cổ họng, kiểm soát huyết áp và tăng cường sinh lý ở nam giới.

hình ảnh rau hẹ
Hẹ được sử dụng phổ biến để tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới

8. Ngò gai

Ngò gai (mùi tàu) là một loại rau thơm quen thuộc, thường được dùng để ăn sống hoặc thêm vào các món ăn. Loại rau này có tính ấm, vị đắng nhẹ và mùi thơm. Ngoài làm tăng hương vị cho các món ăn, ngò gai có tác dụng lợi tiểu, kháng viêm, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa chứng Alzheimer ở người lớn tuổi.

Ngoài ra những bài thuốc từ ngò gai giúp trị các chứng như cảm lạnh, hôi miệng, ho có đờm rất hiệu quả. Loại rau này cũng giúp chữa viêm kết mạc, nám da và mẫn ngứa cho trẻ em.

hình ảnh các loại rau thơm
Ngò gai được sử dụng để trang trí và tăng cường hương vị cho món ăn

9. Kinh giới

Kinh giới nổi tiếng là cây thuốc nam chữa nhiều bệnh tật, nhưng đây cũng là một loại rau thơm thường xuyên góp mặt trong các món ăn, giúp tăng cường hương vị và kích thích vị giác. 

Theo Y học cổ truyền, kinh giới có vị đắng, cay và mùi thơm. Tinh dầu kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ nhiệt, chữa phong thấp, giảm đau mình, nhức đầu ê ẩm.

Ngoài ra rau kinh giới còn có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, nhờ chứa nhiều phenolic và flavonoid. Chính vì thế mà loại rau này thường được dùng để chữa mụn nhọt, sưng tuyến vú, điều trị cảm mạo, ho, dị ứng, rôm sẩy ở trẻ nhỏ, cầm máu, tiêu ứ.

hình ảnh kinh giới
Kinh giới được sử dụng để điều trị ho, cầm máu

10. Rau răm

Rau răm thường được sử dụng để khử mùi tanh trong các món ăn hoặc ăn kèm món cháo sườn và trứng vịt lộn.

Ngoài ra, rau răm vị cay, tính ấm thường được ứng dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa, bệnh trĩ, đau bụng do lạnh. Dùng đắp ngoài có thể điều trị vết thương do rắn cắn.

hình ảnh rau răm
Rau răm dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa, bệnh trĩ

HỮU ÍCH: Mách Bạn 20 Thức Ăn Tốt Cho Người Bệnh Trĩ – Món Ngon Dễ Làm

11. Rau ngổ (rau Ngò ôm)

Rau ngổ là một trong những loại rau thơm phổ biến thường được sử dụng kèm các món chế biến từ lòng, thêm vào món cá kho hoặc món gỏi. Bên cạnh đó, rau ngổ được cho là rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, giúp giảm chướng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

công dụng của rau thơm
Rau ngổ có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa

12. Rau tía tô

Tía tô là loại rau thơm được dùng phổ biến nhờ hương vị đặc trưng và nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại rau này có tác dụng chống dị ứng, hổ trợ thần kinh, điều trị ngộ độc thực phẩm, hen suyễn cúm và các loại virus gây bệnh ở đường hô hấp khác.

Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy, chiết xuất lá tía tô có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính, kháng virus SARS-CoV-2 (virus gây ra COVID-19). Đồng thời giúp giảm phiền muộn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các triệu chứng ở đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, chậm tiêu, đau thượng vị

hình ảnh tía tô
Tía tô thường được sử dụng để điều trị sốt, làm ra mồ hôi

13. Rau diếp cá

Rau diếp cá có mùi tanh đặc trưng, thường được sử dụng ăn kèm bánh xèo, các món gỏi. Ngoài ra, rau diếp cá có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chữa bệnh trĩ, điều trị các bệnh phát ban, nổi mề đay,…

hình ảnh Rau diếp cá
Rau diếp cá thường được sử dụng để điều trị trĩ, mề đay mẩn ngứa

HỮU ÍCH: 5 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả Nhất

11 Công dụng của rau thơm đối với sức khỏe không phải ai cũng biết

Hầu hết các loại rau thơm đều có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như:

  • Sắt
  • Canxi
  • Magie
  • Niacin
  • Riboflavin
  • Vitamin A, C
  • Photpho
  • Kẽm
  • Pyridoxin
  • Đồng
  • Manga

Nhờ vào các thành phần này mà các loại rau thơm có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Cụ thể, công dụng của rau thơm như sau:

1. Tăng cường sức khỏe tâm lý

Nhiều nghiên cứu cho biết tiêu thụ các loại thảo dược có thể cải thiện chức năng nhận thức. Các loại rau có mùi thơm cũng giúp cải thiện trí nhớ, chống lại các bệnh não nghiêm trọng bao gồm cả Alzhenimer.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Sử dụng Rau mùi tây và một số loại rau thơm khác được cho là có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Loại rau này chứa nhiều Apigenin, được cho là có thể làm giảm cơ hội phát triển của tế bào ung thư và khối u trong cơ thể người.

Bên cạnh đó Apigenin có thể góp phần ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới. Điều này giúp giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.

rau thơm là rau gì
Các loại thảo mộc có thể tiêu diệt và hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư

3. Rau thơm tăng cường nhu động ruột

Tiêu thụ các loại rau thơm, đặc biệt là Bạc hà có thể làm giảm các cơn đau và kích thích ở ruột và đại tràng. Sử dụng rau thơm thường xuyên được cho là có thể cải thiện tình trạng hội chứng ruột kích thích.

ĐỪNG BỎ LỠ: Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Rau Gì Để Bệnh Thuyên Giảm

4. Đặc tính chống viêm

Các loại rau thơm, thảo mộc có tác dụng chống viêm, giảm đau và hỗ trợ điều trị viêm đau khớp. Ngoài ra, các loại thảo mộc cũng góp phần ngăn sự hình thành của các chất chống viêm, giảm sưng đau và hạn chế các yếu tố gây tổn thương để cơ thể.

5. Giàu chất chống oxy hóa

Sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và chống lại một số bệnh lý nhất định. Các chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và hạn chế các bệnh lý nghiêm trọng.

Húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên. Do đó, hãy thêm một ít rau thơm, đặc biệt là húng quế vào công thức nấu ăn hàng ngày.

6. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch có trách nhiệm tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi trùng có thể gây nhiễm trùng, làm hại cơ thể. Các loại rau thơm thường có thể hỗ trợ cơ thể điều trị các vấn đề nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm, viêm nhiễm dạ dày, chướng bụng khó chịu ở dạ dày, ho, sổ mũi, chán ăn,…

Nhờ vào khả năng chống lại nhiễm trùng mà việc sử dụng rau thơm thường xuyên có thể giúp hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn.

các loại rau thơm
Rau thơm có tác dụng chống cảm lạnh, sổ mũi, điều trị ho, đau đầu

7. Tốt cho tim mạch

Húng quế đặc biệt tốt cho bệnh nhân tim mạch. Húng quế chứa các chất chống viêm, chống oxy mạnh mẽ có thể hỗ trợ điều trị bệnh và các biến chứng khác nhau của bệnh tim mạch.

Một số nghiên cứu cho biết, tiêu thụ tinh dầu húng quế thường xuyên cũng có thể làm làm Cholesterol, Triglyceride và làm hạ đường huyết.

8. Kháng khuẩn và chống nấm

Các loại rau thơm thường có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, chống lại nhiễm trùng do thực phẩm, bệnh lý và dị ứng.

Do đó người thường bị dị ứng thực phẩm, bệnh dị ứng có thể thêm rau thơm vào công thức nấu ăn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh.

9. Hỗ trợ giảm đau

Nhiều nghiên cứu cho biết việc tiêu thụ các loại thảo mộc có thể làm giảm đau nhức bao gồm viêm đau khớp. Bên cạnh đó, các loại thảo mộc cũng góp phần hỗ trợ điều trị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi tay chân.

Bên cạnh đó, các loại rau thơm cũng được sử dụng phổ biến để cải thiện các cơn đau. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, bạc hà được sử dụng để điều trị đau bụng kinh, cải thiện tình trạng đau dạ dày.

rau thơm
Sử dụng rau thơm có thể hỗ trợ giảm các cơn đau viêm khớp

10. Hỗ trợ cải thiện vấn đề cảm xúc, chống trầm cảm

Các loại rau thơm, thảo mộc có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về cảm xúc và chống trầm cảm. Mùi thơm của các loại thảo mộc như Bạc hà, Húng quế được cho là có thể làm giảm căng thẳng, làm dịu tâm trạng và ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng.

11. Hỗ trợ sức khỏe của xương

Tiêu thụ các loại rau thơm có thể cải thiện sức khỏe của xương khớp bằng cách giảm viêm, sưng và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các loại rau như rau mùi tây, húng quế chứa nhiều Canxi, có thể duy trì sức khỏe răng, xương và cột sống.

Các loại rau thơm mang lại nhiều công dụng hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe. Do đó chuyên gia khuyên nên kết hợp các loại rau vào công thức nấu ăn hàng ngày để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề y tế khác nhau.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Yến chưng bí đỏ Yến Chưng Bí Đỏ – Cách Sơ Chế Thơm Ngon Mà Đơn Giản

Yến chưng bí đỏ là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và đặc biệt phù hợp với trẻ…

Trái nhàu – 5 công dụng trong trị bệnh, bồi bổ sức khỏe

Tăng cường miễn dịch, giảm ảnh hưởng của khói thuốc lá, bảo vệ sức khỏe tim mạch, hạ huyết áp…

Đậu Hà Lan có lợi ích, tác dụng gì? Sao giá lại mắc?

Đậu Hà Lan được nhiều người ưa thích không chỉ bởi có hương vị hấp dẫn mà còn nhờ chứa…

Yến Sào Cho Bé: Công Dụng, Cách Sơ Chế, Lưu Ý Cần Biết Yến Sào Cho Bé: Công Dụng, Cách Sơ Chế, Lưu Ý Cần Biết

Yến sào cho bé mang lại nhiều công dụng cũng như lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển…

Ho và buồn nôn là dấu hiệu của các bệnh lý về hô hấp hoặc tiêu hóa Ho và buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì, làm sao khắc phục?

Ho hay buồn nôn đều là cơ chế giúp loại bỏ các dị vật, sinh vật có khả năng xâm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua