Nhân sâm có tác dụng gì, uống lúc nào & ai không nên dùng?

Nhân sâm được xem là vị thuốc đại bổ nhờ có nhiều công dụng quý cho sức khỏe như chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, ngừa ung thư, giảm đường huyết… Thế nhưng không phải ai cũng dùng được nhân sâm. Sử dụng dược liệu này không đúng cách có thể khiến bạn gặp phải nhiều tác dụng phụ.

Vậy nhân sâm có tác dụng gì? Nên uống sâm lúc nào? Liều lượng và cách sử dụng ra sao để đạt được hiệu quả tối ưu. Những thông tin trên sẽ được chia sẻ đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của nhân sâm

Nhân sâm tên khoa học là Panax ginseng C. A – một loại thực vật có hoa thuộc họ Cuồng. Cây mọc hoang hoặc được trồng phổ biến ở một số nước như Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ.

nhân sâm
Nhân sâm có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe

Cách đây cả hàng ngàn năm, nhân sâm đã được y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc quý để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Dược liệu này đã được vua Thần Nông đề cập đến trong cuốn “Thần nông đại bảo”.

Phân tích thành phần của nhân sâm, y học hiện đại cũng phát hiện nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như:

  • Polysacarit
  • Ginsenosides
  • Vitamin E, C
  • IH901
  • Hơn 30 loại saponin
  • Hợp chất K
  • Peptide
  • Rượu polyacetylenic
  • Axit béo
  • Tinh dầu
  • Glucid
  • Các nguyên tố vi lượng: Kali, Mangan, selen…

Các loại nhân sâm

Các sản phẩm nhân sâm bán trên thị trường hiện nay được phân thành 3 loại chính gồm:

  • Sâm tươi: 

Sâm được thu hoạch mang về rửa sạch đất cát, giữ nguyên hình thái bên ngoài và được bán dưới dạng tươi. 

Giá sâm tươi tùy thuộc xuất xứ của sâm. Chẳng hạn như nhân sâm tươi Hàn Quốc có giá dao động từ 1,5 – 4 triệu đồng/kg. Ngoài ra, các yếu tố như độ tuổi của sâm, số lượng củ trong 1 kg, nhà phân phối… cũng quyết định đến giá thành của sản phẩm.

  • Hồng sâm:

Loại sâm này được tuyển lựa kỹ lưỡng và phải đáp ứng được một số yêu cầu về hình dáng cũng như chất lượng. Những củ nhân sâm tươi sẽ được đem hấp rồi sấy qua 3 – 6 lần sao cho lượng nước trong sâm giảm xuống còn mức dưới 14%. Cuối cùng sẽ thu được hồng sâm có màu hồng nhạt, trong, có vị ngọt và hơi đắng.

các loại nhân sâm
Hồng sâm

Về mặt giá trị dinh dưỡng và dược tính, hồng sâm được đánh giá tốt hơn sâm tươi. Không chỉ giữ được toàn vẹn các chất dinh dưỡng vốn có mà trải qua quá trình hấp sấy, hồng sâm còn được sản sinh thêm nhiều chất mới. 

  • Bạch sâm:

Bạch sâm là sâm tươi được loại bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài, đem phơi ngoài nắng nhiều lần cho đến khi lượng nước trong củ giảm còn dưới 14%. Cuối cùng trần sâm tươi trong nước sôi, tẩm đường, làm khô bằng cách phơi hoặc sấy sẽ cho ra thành phẩm bạch sâm.

Nhân sâm có tác dụng gì?

Sở hữu nhiều thành phần dưỡng chất quý, nhân sâm mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Những công dụng của nhân sâm đã được khoa học ghi nhận bao gồm:

  • Chống oxy hóa, giảm viêm:

Chiết xuất nhân sân chứa ginsenoside. Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do trong các tế bào, đồng thời ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.

  • Cải thiện tâm trạng, trí nhớ:

Thử nghiệm trên động vật cho thấy các thành phần ginsenosides và hợp chất K trong nhân sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ. Đồng thời chúng còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức của người bị Alzheimer.

  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể:

Nhân sâm bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp bệnh nhân ốm yếu và những người hoạt động thể chất nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 

Đặc biệt, một số nghiên cứu cũng tiết lộ nhân sâm có khả năng chống mệt mỏi, cải thiện hệ miễn dịch cho những bệnh nhân bị ung thư.

  • Điều trị bệnh rối loạn cương dương ở nam giới

Nhân sâm, nhất là hồng sâm là vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng để điều trị rối loạn cương dương. Một thử nghiệm được tiến hành tại Hàn Quốc vào năm 2002 cho thấy, khoảng 60% nam giới bị rối loạn cương dương sau khi sử dụng dược liệu này đã cải thiện được các triệu chứng rõ rệt. Nó hoạt động bằng cách tăng cường lưu thông máu đến dương vật, qua đó giúp cậu nhỏ cương cứng nhanh hơn và có khả năng chiến đấu bền bỉ hơn.

  • Ngăn ngừa và chống lại virus gây cảm cúm

Nghiên cứu trên chuột cho thấy nhân sâm có tác dụng ức chế sự phát triển của virus cúm hợp bào hô hấp (RSV). Chiết xuất của nó giúp các tế bào biểu mô phổi có sức sống mạnh mẽ hơn khi bị nhiễm virus cúm.

tác dụng nhân sâm
Nhân sâm giúp ức chế hoạt động của virus gây bệnh cảm cúm
  • Giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Hoạt chất Ginsenosides trong nhân sâm có thể giúp hạ đường huyết bằng cách tác động đến việc sản xuất insulin ở tuyến tụy, đồng thời cải thiện tình trạng kháng isulin, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân bị tiểu đường.

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Thử nghiệm trên bệnh nhân bị ung thư dạ dày, nhân sâm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh sau hóa trị, giảm tác dụng phụ của hóa chất.

Ngoài ra, chiết xuất nhân sâm còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại vắc xin ngừa virus cúm.

  • Ngăn ngừa ung thư là tác dụng nhân sâm không phải ai cũng biết

 Ginsenosides trong nhân sâm vừa có tác dụng chống oxy, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào mà nó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, phòng ngừa ung thư.

  • Kích thích lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện sinh lý phái mạnh

Các hoạt chất quý trong nhân sâm giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa ở động mạch, mang máu đến cơ quan sinh dục nam nhiều hơn. Đàn ông sử dụng nhân sâm thường xuyên sẽ cải thiện được sức khỏe sinh lý và khả năng hoạt động tình dục.

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Chiết xuất nhân sâm có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng ở thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu. Qua đó hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp cho người sử dụng tìm lại được giấc ngủ ngon và trọn vẹn

  • Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ

Dùng nhân sâm trong thời gian dài còn giúp làm chậm tiến trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

Dùng nhân sâm có tác dụng phụ không?

Với nhiều lợi ích tuyệt vời, nhân sâm được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như chữa bệnh. Dù được đánh giá là an toàn đối với hầu hết mọi đối tượng nhưng nếu sử dụng nhân sâm với liều lượng cao kéo dài, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Xảy thai, dị tật thai nhi nếu dùng trong thời gian mang bầu
  • Giảm đường huyết mạnh dẫn đến một số triệu chứng bất thường như trống ngực đập nhanh, vã mồ hôi, choáng vàng, đau đầu, giảm thị lực, run rẩy…
  • Viêm mạch máu não khi dùng liều cao
  • Ức chế đông máu
  • Dị ứng với nhân sâm gây ngứa, phát ban, khó thở…
  • Tăng huyết áp trong thời gian đầu và hạ áp ở giai đoạn sau khi sử dụng nhân sâm
  • Rối loạn chảy máu
  • Phù
  • Làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu
  • Hồi hộp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Co giật
  • Mê sảng cùng nhiều tác dụng phụ khác
  • Sưng vú, chảy máu âm đạo ở phụ nữ
  • Ngộ độc nhân sâm

Cần làm gì khi bị ngộ độc hoặc gặp tác dụng phụ khi dùng nhân sâm?

Nếu chỉ bị ngộ độc nhẹ hoặc gặp các phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, chỉ cần ngưng dùng nhân sâm là các triệu chứng xấu sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất. Bạn có thể nấu nước củ cải hoặc hạt củ cải uống để cơ thể đào thải độc tố nhanh hơn.

Trường hợp nặng, bấm điện thoại gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ người thân đưa đến phòng cấp cứu gần nhất để được nhanh chóng xử lý. Việc chậm trễ có thể khiến tình trạng chuyển biến xấu gây nguy hiểm cho tính mạng.

Những người không nên dùng nhân sâm

Do có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, bạn nên thận trọng khi dùng nhân sâm. Thảo dược này không được khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng sau:

những người không nên dùng nhân sâm
Nhân sâm tốt nhưng không phải ai cũng dùng được
  • Người khỏe mạnh
  • Phụ nữ có thai
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Người đang cho con bú
  • Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp
  • Đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch
  • Bệnh nhân bị tiểu đường đang được điều trị bằng thuốc
  • Các trường hợp bị rối loạn chảy máu hoặc có vấn đề về đông máu
  • Người đang dùng các thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống đông máu
  • Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân nát lỏng
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng nhân sâm.

Cách dùng nhân sâm

Dùng nhân sâm đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa những lợi ích tuyệt vời mà thảo dược này mang lại. 

Liều lượng sử dụng

Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 1 – 2g mỗi ngày. Người hay bị mất thì có thể dùng 2 – 3g/ngày. Ban đầu nên sử dụng nhân sâm với liệu lượng thấp và tăng dần theo thời gian.

Tuy nhiên, không có quy định cụ thể nào về liều lượng sử dụng nhân sâm cho tất cả mọi đối tượng. Tùy theo vấn đề đang gặp phải mà bạn có thể linh hoạt dùng nhân sâm cho phù hợp. 

Những cách dùng nhân sâm phổ biến

Bên cạnh đó, có rất nhiều cách để sử dụng sâm, để sâm phát huy hết tác dụng như:

  • Uống trà nhân sâm:

Thái củ nhân sâm thành những lát mỏng. Khi dùng chỉ cần lấy 1 – 2g cho vào ấm pha trà, chế thêm nước sôi vào. Để khoảng 5 phút rót ra uống dần thay trà hàng ngày. 

Khi uống hết, bạn có thể tiếp tục cho nước sôi vào hãm thêm vài lần nữa cho đến khi trà sâm không còn vị nữa thì ngưng. Phần bã lấy nhai kỹ nuốt nước.

nhân sâm uống lúc nào tốt
Pha trà uống là cách sử dụng nhân sâm phổ biến nhất hiện nay

Đối tượng sử dụng: Dùng cho người mắc chứng khí hư. Căn bệnh này có dấu hiệu đổ nhiều mồ hôi, trong người có cảm giác mệt mỏi, hơi thở yếu.

  • Ngậm sâm:

Nhân sâm khô hoặc tươi mua về thái lát mỏng, bỏ vào hũ để dùng dần. Mỗi lần lấy 1 lát ngậm trong miệng. Khi sâm mềm nhai nuốt cả bã. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lát.

Đối tượng sử dụng: Người bị bệnh lâu ngày, ăn uống kém, hơi thở yếu và gấp gáp, ho do suyễn.

  • Sắc uống:

+ Cách 1:

Dùng 5 – 10g nhân sâm đã được thái lát mỏng đem sắc khoảng 20 phút. Cuối cùng thêm 20g đường vào quậy tan, để nguội, chia uống nhiều lần. Nhai nuốt cả cái để có tác dụng tốt hơn.

+ Cách 2: Dùng nhân sâm sắc với liều cao trong các trường hợp cấp cứu lúc lâm nguy, mất máu nhiều sau phẫu thuật, cơ thể quá yếu.

Bạn lấy 30 – 60g nhân sâm sắc kỹ cho bệnh nhân uống hết 1 lần.

  • Nghiền bột:

Nhân sâm sấy hoặc phơi cho thật khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 1 – 2g bột sâm uống trực tiếp với nước đun sôi để nguội hoặc hãm nước sôi uống như trà.

  • Nhân sâm ngâm mật ong:

Bạn lấy nhân sâm tươi thái lát mỏng, cho vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu vào ngâm. Mỗi ngày dùng 1 – 4g. Ăn trực tiếp cả mật ong lẫn sâm hoặc pha với nước ấm uống. 

Dùng nhân sâm theo cách này có tác dụng cải thiện sức đề kháng, chống lão hóa, làm đẹp da, kích thích sản sinh nội tiết tố nam, điều hòa kinh nguyệt…

  • Tắm hơi nhân sâm:

Thêm vài lát nhân sâm vào trong bồn nước ấm rồi ngâm cơ thể vào 10 – 15 phút. Các dưỡng chất trong sâm sẽ thẩm thấu vào sâu trong da giúp cấp ẩm, chống lão hóa, thải độc, kích thích lưu thông máu dưới da.

  • Chế biến thành món ăn:

Ngoài những cách trên, bạn có thể thêm sâm vào trong các món ăn để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

+ Sâm hấp trứng gà:

Chuẩn bị 1 quả trứng gà ta và 1 – 2g bột sâm. Khoét một lỗ nhỏ trên đỉnh quả trứng gà rồi cho bột sâm vào. Đem hấp cách thủy ăn mỗi ngày 1 lần có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt cho những người bị bệnh mãn tính.

+ Cháo nhân sâm:

Lấy 3g sâm sắc kỹ lấy nước. Dùng nước này đem nấu với 300g gạo cho chín nhừ. Người bị bệnh đường tiêu hóa mãn tính, người già sức khỏe suy kiệt và hư hỏng nhiều răng nên thường xuyên ăn món này.

+ Thịt gà hầm sâm:

Chuẩn bị 1 con gà mái con vặt sạch lông và mổ một đường nhỏ dưới bụng để moi ruột ra. Sau đó nhét 5 – 10g nhân sâm thái lát vào, khâu chỗ hở lại. Hầm nhừ ăn 1 – 2 lần trong tuần.

Nhân sâm uống lúc nào tốt?

Dùng nhân sâm vào buổi tối có thể gây tỉnh táo, hưng phấn thần kinh dẫn đến khó ngủ. Vì vậy bạn chỉ nên uống hoặc ăn sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa.

Thời điểm uống sâm tốt nhất là khi đói bụng. Lúc này dạ dày đang trống rỗng nên sẽ hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng có trong nhân sâm.

Một số lưu ý khác khi sử dụng nhân sâm:

  • Tránh lạm dụng quá mức khiến nhân sâm từ vị thuốc đại bổ trở thành thuốc độc gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Tham vấn ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng để được tư vấn liều lượng phù hợp nhất với thể trạng, tình hình sức khỏe của bạn.
  • Cuối cùng bạn nên mua nhân sâm ở những đại lý uy tín để đảm bảo mua được sâm có xuất xứ rõ ràng và có chất lượng tốt.

Có thể bạn chưa biết:

Chia sẻ:

Bình luận (71)

  1. Suzanne
    Suzanne says: Trả lời

    Toi hay bi tao bon, tra sam co giup ve van de nay khong? Lam cach nao de toi co the mua tra sam Ngoc Linh?

  2. Trần Thị Thân
    Trần Thị Thân says: Trả lời

    Bị ung thư giai đoạn 2 thì nên uống nhân sâm theo cách nào, liều lượng khoảng bao nhiêu, nhờ tư vấn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rau chân vịt (cải bó xôi): Giá trị dinh dưỡng, lợi ích

Rau chân vịt còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác là cải bó xôi. Loại rau này…

đậu lăng là gì Đậu lăng là gì? Dinh dưỡng và các lợi ích sức khỏe

Đậu lăng là một loại đậu chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào và đa dạng. Chúng mang lại nhiều…

Sữa Ong Chúa Là Gì? Công Dụng và Cách Sử Dụng

Sữa ong chúa là một loại thực phẩm quý được sản xuất bởi những chú ong thợ. Nó có nhiều…

Cách sử dụng yến sào cho người già Cách Sử Dụng Yến Sào Cho Người Già Cải Thiện Sức Khỏe

Yến sào là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, lành tính nên rất phù hợp với người lớn tuổi cần…

Vitamin C có tác dụng gì? Cách dùng và điều cần biết

Vitamin C đảm nhận khá nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhất là đối với hệ miễn dịch.…

Chia sẻ
Bỏ qua