Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Khi mới có thai, thai kỳ của mẹ bầu cần được bổ sung những nguồn dinh dưỡng quan trọng để đảm bảo phôi thai có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển tốt. Ngược lại, nếu bà bầu không chú trọng đến việc ăn uống và để cơ thể thiếu chất, điều này có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai, động thai. Bổ sung những kiến thức về việc mới có thai không nên ăn gì và ưu tiên thực phẩm nào sẽ giúp thai phụ xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn này.

Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì?
Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì là những nỗi bận tâm của đa số chị em trong thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho người mới có thai?

Đa phần những bà bầu đều có biểu hiện nghén khi mới có thai, điều này ít nhiều gây ra những ảnh hưởng đến vị giác, biếng ăn khiến cơ thể thiếu chất. Thực tế trong 3 tháng đầu thai nhi sống dựa vào nội tiết của người mẹ, vì thế thai phụ phải đảm bảo điều kiện sức khỏe tốt thay vì tập trung vào việc ăn để tăng bao nhiêu cân. Trong giai đoạn này, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyến khích bà bầu ăn đủ chất, đa dạng các dưỡng chất khác nhau. Vì thế bà bầu không nên quá áp lực nếu như bản thân không thể ăn nhiều, trước tiên cần quan tâm về chất lượng dinh dưỡng của món ăn.

Đối với những mẹ bị nghén khi mới mang thai, nếu như không ăn được gì nhiều thì có thể uống sữa bầu để bổ sung dinh dưỡng bù đắp. Mẹ bầu có thể ăn bất cứ thực phẩm nào không khiến mẹ nôn (ngoại trừ các thực phẩm không tốt cho sức khỏe). Không nhất thiết phải bổ sung duy nhất một loại thực phẩm mà có thể thay thế bằng một thực phẩm nào đó với tính chất dinh dưỡng tương tự. Trong khẩu phần ăn của bà bầu mới mang thai cần bổ sung đầy đủ các nhóm đạm – tinh bột – chất béo – vitamin – chất xơ.

Mới có thai nên kiêng ăn gì?

Trong những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu thường rất nhạy cảm với một số loại thực phẩm. Trong đó có những loại thực phẩm gây nôn, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa mà mẹ bầu nên tránh xa. Ngoài ra còn có những nhóm thực phẩm gây kích thích dạ con – nguyên nhân gây sảy thai phổ biến mà bà bầu nên kiêng khi mới mang thai. Sau đây là những thực phẩm bà bầu nên kiêng khi mới có thai:

  • Ngải cứu: Mặc dù ngải cứu là dược liệu có nhiều giá trị dinh dưỡng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt nhưng loại rau này hoàn toàn không tốt cho bà bầu trong thai kỳ. Thực tế, trong ngải cứu có chứa những chất gây co bóp tử cung, trong nhiều khảo sát cho thấy ở những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có dấu hiệu sảy thai hoặc dọa sinh sớm sau khi ăn ngải cứu.

Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì?
Bà bầu mới có thai không nên ăn ngải cứu để tránh tình trạng thiếu máu và co thắt tử cung
  • Rau răm: Khi mới có thai không nên ăn rau răm nhiều, do trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc sử dụng rau răm nhiều dễ khiến người mẹ mất máu. Ngoài ra trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến động thai, trung bình mỗi ngày mẹ bầu không nên dùng quá 50gr rau răm gây hại cho sức khỏe.

  • Rau ngót: Thành phần chính của rau ngót là Papaverin – Đây là một chất có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu giúp giảm đau, hạ huyết áp nhanh. Tuy nhiên đối với thai phụ thì những tác dụng này sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Liều lượng sử dụng rau ngót trong giới hạn cho phép là không nhiều hơn 300g/ngày, nhiều hơn mức này sẽ gây ra tình trạng co thắt tử cung gây sảy thai.
  • Dứa gai (trái thơm): Dứa gai có vị ngọt và nhiều nước, vì thế đây là món ăn yêu thích của đa số chị em. Tuy nhiên thực tế hoạt chất bromelain có trong quả dứa gai có tác dụng làm mềm tử cung, đồng thời kích thích co bóp tử cung ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế bà bầu cần hạn chế ăn dứa gai trong 3 tháng đầu để tránh trường hợp xấu xảy ra.

  • Rau chùm ngây : Tương tự như rau ngót, chùm ngây cũng là loại rau có chứa thành phần Papaverin. Trong thành phần chính của rau chùm ngây có chứa các alpha-sitosterol, một loại hormone có cấu trúc tương tự như estrogen. Tác dụng của hormone này là ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và nếu bà bầu bổ sung với liều lượng lớn dễ dẫn đến sảy thai.
Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên ăn dứa để tránh các ảnh hưởng gây co thắt dạ con
  • Rau sam: Rau sam có tính hàn, tuy nhiên nếu thai phụ ăn nhiều có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và khiến dạ con co bóp. Nếu mới mang thai, bà bầu dùng nhiều rất dễ dẫn đến sảy thai và ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ của người phụ nữ.

  • Rau mầm, giá đỗ: Rau mầm và giá đỗ là những thực phẩm mà bà bầu nên kiêng trong 3 tháng đầu. Trong các loại rau này có chứa lượng vi khuẩn đáng kể, ngay cả ngâm với nước muối. Nếu chúng xâm nhập vào cơ thể người mẹ sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc gây nguy hiểm cho thai nhi. 

  • Nhãn: Bà bầu không nên ăn nhãn thường xuyên, do trong quả nhãn có tính nóng, ăn vào sẽ tăng thân nhiệt. Nếu như khí huyết không ổn định, mẹ bầu dễ bị đầy hơi, nôn mửa, trong trường hợp ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết dẫn đến dọa sảy thai nguy hiểm trong 3 tháng đầu.
  • Đu đủ xanh : Mặc dù đu đủ chín có nhiều lợi ích cho mẹ bầu nhưng đu đủ xanh thì ngược lại. Trong đu đủ xanh có thành phần papain độc hại đối với sự phát triển của tế bào phôi thai. Nguồn prostaglandin và oxytocin từ đu đủ xanh cũng là nguyên nhân gây ra các cơn co bóp tử cung gây sảy thai trong thời gian 3 tháng đầu thai nghén.

  • Các loại khoai đã nảy mầm: Đây là những thực phẩm độc hại mà bà bầu cần tránh xa trong suốt thời gian mang thai. Khoai lang, khoai tây đã mọc mầm chứa độc tố cực kỳ có hại là solanine (chất kiềm sinh vật). Nếu chúng tích trữ trong cơ thể với liều lượng lớn sẽ gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

  • Dưa muối, cà muối: Mới có thai bà bầu không nên ăn nhiều rau củ muối. Những loại thực phẩm rau, củ, quả muối đã bị lên men chua dưới tác dụng của vi sinh vật tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc đối với bà bầu.
Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì?
Các loại thực phẩm muối chua dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
  • Chất ngọt nhân tạo: Chúng thường có mặt trong các loại bánh kẹo, trái cây, thực phẩm đóng gói. Các chất làm ngọt như Saccharin, Stevia, Cyclamate, Sucralose, Aspartame,… những nhóm chất này đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ ở giai đoạn mới mang thai. Ngoài ra đường cũng là nguyên nhân chính khiến hoạt động của hệ thần kinh và não bộ thai nhi bị ảnh hưởng, vì thế mẹ bầu nên hạn chế sử dụng.

  • Sushi: Sushi bao gồm các loại  cá sống, hải sản sống chưa qua chế biến. Nhóm thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi khuẩn tồn tại. Nếu chúng xâm nhập vào cơ thể người mẹ có thể sẽ gây bệnh, ngộ độc thực phẩm và làm tăng nguy cơ động thai.

  • Đồ uống có ga: Thức uống có ga hay thức uống đóng chai đều là những loại đồ uống bà bầu cần tránh khi mới mang thai. Chúng có lượng đường hóa học cao, không tốt với bà bầu. Chưa kể đến thành phần không rõ nguồn gốc của một số loại nước có ga còn có thể gây tổn thương não bộ, nhất là trong giai đoạn phát triển bộ não trong giai đoạn đầu thai kỳ.

  •  Cafe, cacao: Đây là những loại thức uống mà bà bầu nên kiêng trong những tháng đầu thai kỳ. Thông thường, bà bầu không nên uống cafe sẽ làm chậm quá trình phát triển của thai nhi, nếu uống nhiều thai phụ sẽ bị mất ngủ, kích thích hệ thần kinh. Ngoài ra khi cơ thể mẹ bầu hấp thụ nhiều caffein cũng gây ra tình trạng tim đập nhanh, cao huyết áp.

Phụ nữ mới có thai nên bổ sung gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng khi mới có thai kể trên, mẹ bầu phải xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất. Điều này đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi trong những tháng đầu. Sau đây là những thực phẩm phụ nữ mới có thai nên bổ sung tăng cường:

Thực phẩm giàu sắt

Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì?
Nhóm các loại thực phẩm giàu sắt hỗ trợ sản xuất máu, ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai thời kỳ đầu

Thiếu sắt là nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi, xanh xao trong những tháng đầu thai kỳ. Thiếu máu dẫn đến thiếu sắt, từ đó khiến mẹ chậm tăng cân và dễ bị băng huyết khi sinh. Bà bầu thiếu máu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, từ đó dễ gây sảy thai, thai chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não. Những loại thực phẩm giàu sắt mẹ bầu nên bổ sung hàng ngày trong chế độ dinh dưỡng gồm có:

  • Thịt bò
  • Thịt lợn
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Rau có màu xanh đậm
  • Rau dền
  • Bí ngô
  • Chuối
  • Đậu tương
  • Lạc
  • Hạnh nhân
  • Óc chó

Thực phẩm giàu canxi

Trong giai đoạn đầu của sự phát triển thai nhi, bà bầu cần phải bổ sung nguồn canxi đa dạng để tạo khung xương rắn chắc cho bé trong giai đoạn đầu. Trung bình trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần khoảng 800mg, canxi. Ở những tháng sau, bé ngày càng phát triển nên nhu cầu canxi của mẹ cũng tăng dần.

Thiếu canxi khiến thai nhi phát triển chậm lớn, thiếu hụt cấu tạo khung xương, đồng thời cơ thể người mẹ thường xuyên bị mệt mỏi, đau cơ, chuột rút… Thiếu canxi cũng là nguyên nhân gây co giật, biểu hiện của sự tụt canxi huyết.  Bà bầu có thể bổ sung canxi trong 3 tháng đầu thông qua các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, hoặc bổ sung ở dạng viên uống. Cụ thể những loại thực phẩm giàu canxi nhất gồm có:

  • Lòng trắng trứng
  • Sữa
  • Nước hầm xương
  • Hạt chia
  • Sữa và phô mai
  • Hải sản
  • Các loại cá
  • Các loại đậu
  • Hạn nhân
  • Các loại rau có lá xanh

Thực phẩm giàu axit folic

Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì?
Những loại thực phẩm giàu axit folic giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, việc bổ sung axit folic là hết sức cần thiết. Nếu được cung cấp đủ axit folic sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thiếu máu hồng cầu, hạn chế nguy cơ sảy thai, sinh non. Dưỡng chất axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đây cũng là dưỡng chất chính giúp ngăn chặn nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ( não úng thủy, thiếu não) cùng nhiều dị tật khác như nứt đốt sống, tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch.

Bà bầu cần bổ sung axit folic từ 3 tháng trước khi mang thai dưới dạng thực phẩm hoặc viên uống. Những loại thực phẩm có thành phần Axit folic chính gồm:

  • Rau bó xôi
  • Các loại súp lơ xanh
  • Rau mồng tơi
  • Rau bina
  • Măng tây
  • Trái bơ
  • Dưa vàng
  • Trái cây họ cam, bưởi
  • Gan bò, lợn
  • Lòng đỏ trứng
  • Các loại đậu, vừng, hạt hướng dương
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Thực phẩm giàu kẽm

Nhóm thực phẩm giàu kẽm rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mới mang thai. Khi bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm, mẹ bầu có thể giảm thiểu được triệu chứng nghén, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Đồng thời đây cũng là dưỡng chất giúp thai phụ phòng tránh nhiễm trùng, sảy thai, động thai trong tháng đầu tiên của thai kỳ.

Thai nhi thiếu kẽm có nguy cơ chậm phát triển, suy dinh dưỡng bào thai, phát triển nhẹ cân, thiếu chất, thiếu chiều cao. Những loại thực phẩm giàu kẽm mà bà bầu nên ăn trong giai đoạn đầu của thai kỳ đó là:

  • Thịt gà
  • Cá biển
  • Tôm cua biển
  • Hàu
  • Thịt bò
  • Thịt lợn
  • Trứng
  • Các loại rau xanh (súp lơ xanh, cải xoăn, rau bina, nấm)
  • Các loại đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh
  • Các loại hạt như hạt điều, lạc, óc chó, chia
  • Gạo lứt, sữa, sữa chua.

Thực phẩm giàu Omega 3

Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì?
Các loại cá biển chứa nhiều chất béo omega 3 hỗ trợ thai nhi phát triển não bộ

Khi mới mang thai bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm có nguồn axit béo Omega 3. Có 3 dạng axit béo omega-3 chính  gồm: DHA, ALA, EPA ,… chúng cung cấp nguồn dưỡng chất quan trọng cho bà bầu và thai nhi. Các nghiên cứu đã khẳng định Omega 3 có tác dụng ngăn ngừa chứng trầm cảm, phòng ngừa hiệu quả nguy cơ sinh non, tiền sản giật và bệnh tim mạch cho mẹ bầu.

Đối với thai nhi, Omega 3 giúp bé phát huy khả năng phát triển trí não, thị giác, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Chất béo ALA có nhiều trong dầu của các loại thực vật; còn lại DHA và EPA có nhiều trong cá và các loại hải sản khác. Những loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 mà mẹ bầu có thể bổ sung tăng cường gồm:

  • Cá hồi
  • Cá trích
  • Cá mòi
  • Cá thu
  • Trái bơ
  • Các loại hạt
  • Rau màu xanh đậm
  • Đậu nành
  • Dầu thực vật
  • Sữa tươi, sữa chua, phô mai.

Các loại vitamin

Vai trò của các loại vitamin như A, B, C, D, E khi mới mang thai là rất cần thiết. Bà bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất này để tăng sức đề kháng, đồng thời hấp thụ những dưỡng chất tốt hơn, có thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo điều kiện cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Cụ thể những loại vitamin mẹ bầu nên bổ sung khi mới mang thai gồm:

  • Vitamin A có nhiều trong củ quả màu đỏ hoặc vàng, rau màu xanh đậm
  • Vitamin B, E có trong ngũ cốc, các loại hạt và trứng.
  • Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, quýt, rau xanh
  • Vitamin D có thể bổ sung từ ánh nắng mặt trời, sữa, phô mai, cá thu…

Nhờ có sự hỗ trợ của các nhóm vitamin mà người mẹ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, điều này giúp mẹ bầu dễ dàng vượt qua giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ nhạy cảm. Nếu như bà bầu không đảm bảo bổ sung đủ vitamin từ thực phẩm thì có thể bổ sung thông qua các nguồn khác như viên uống bổ sung.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên, mẹ bầu đã có đáp án cho vấn đề mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì. Chế độ dinh dưỡng khi mới bắt đầu thai kỳ rất quan trọng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai trong giai đoạn hình thành. Để được hướng dẫn cụ thể, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ dẫn bổ sung cụ thể.

Bài viết liên quan: 10+ thực phẩm giàu axit folic – Tốt cho phụ nữ mang thai

Chia sẻ:
Những thực phẩm tốt cho bà bầu giúp bé khỏe, đủ chất

Thường xuyên sử dụng các thực phẩm tốt cho bà bầu trong thực đơn, chẳng hạn như sữa, khoai lang,…

Mẹ bầu bị nghẹt mũi kéo dài và kèm các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến thai nhi Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị nghẹt mũi - tình trạng tưởng bình thường nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng rất…

Ăn gì, thực đơn thế nào để vào con, không vào mẹ? Ăn gì, thực đơn thế nào để vào con, không vào mẹ?

Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ là thắc mắc chung của nhiều chị em trong thai…

Mang thai ngoài tử cung nguy hiểm không Mang thai ngoài tử cung là gì? Dấu hiệu nhận biết?

Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng sản khoa đặc biệt nguy hiểm. Tình trạng này có thể…

x loại thực phẩm dễ gây sảy thai - Mẹ cần cảnh giác! 16 loại thực phẩm dễ gây sảy thai – Mẹ cần cảnh giác!

Sảy thai thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do gene,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua