Bị động thai nên ăn gì, tránh gì cho ổn định lại?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Bà bầu bị động thai nên ăn cá chép, bí đỏ, mía, hạt sen, lá tía tô để ổn định sức khỏe. Tuyệt đối tránh xa những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai dưới đây.

Bị động thai nên ăn gì?

Động thai là hiện tượng thường gặp ở bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ bị ốm nghén, nôn ói nhiều, do hoạt động mạnh, làm việc nặng nhọc hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý. 

Ngoài việc nghỉ ngơi đầy đủ, tránh stress, chị em nên bổ sung các thực phẩm có khả năng an thai, cải thiện sức khỏe cho mẹ và bé để thai kỳ được ổn định.

1. Cá chép

Đứng đầu danh sách các thực phẩm tốt cho bà bầu bị động thai đó chính là cá chép. Thực phẩm này có tác dụng an thai, bổ tỳ vị, thông tiểu, kích thích tuyến sữa cho mẹ trong những tháng cuối thai kỳ, đồng thời giảm ho, chống lở loét.

bị động thai nên ăn gì
Cá chép có tác dụng an thai, bồi bổ sức khỏe cho bà bầu bị động thai

Ngoài ra, cá chép còn bổ sung nhiều chất đạm, sắt, kali, natri và omega 3 rất tốt cho sự phát triển trí não, thần kinh cũng như khung xương của thai nhi, giúp em bé trong bụng phát triển toàn diện và bồi bổ sức khỏe cho mẹ.

Khi mua cá chép, mẹ nên chọn những con cá còn tươi sống được đánh bắt trong tự nhiên sẽ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn. Có thể dùng thực phẩm này để nấu cháo, kho nghệ hay nấu chung với đậu đỏ ăn đều rất tốt cho mẹ đang bị động thai.

2. Bí đỏ

Tiếp theo, một thực phẩm mà bà bầu không nên bỏ qua khi bị động thai đó chính là bí đỏ. Loại bí này được xếp vào nhóm các thực phẩm có khả năng an thai, cải thiện khả năng miễn dịch, giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Bên cạnh đó, bí đỏ còn cung cấp nhiều vitamin A giúp phát triển thị lực cho thai nhi. Hàm lượng chất xơ phong phú được tìm thấy trong thực phẩm này cũng hoạt động như một chất nhuận tràng tự nhiên, giúp giảm thiểu nguy cơ bị táo bón, bệnh trĩ trong thai kỳ. Nhờ vậy chị em tránh được tình trạng phải rặn mạnh khi đi cầu, hạn chế tối đa những tác động đến bào thai.

Bà bầu bị động thai có thể ăn bí đỏ 2 – 3 lần mỗi tuần. Thực phẩm này được chế biến theo nhiều cách khác nhau như:

  • Nấu cháo
  • Nấu chè
  • Hầm xương
  • Nấu súp
  • Bí đỏ nghiền…

3. Bà bầu bị động thai nên ăn bầu dục lợn

Khi bị động thai, dân gian thường sử dụng bầu dục lợn để nấu canh hay nấu cháo cho bà bầu ăn giúp bào thai nhanh chóng ổn định và cải thiện sức khỏe cho mẹ. Thực phẩm này cung cấp nhiều chất đạm, lipid, canxi cho mẹ và bé. 

Đặc biệt, bầu dục lợn còn rất giàu chất sắt. Sử dụng thường xuyên sẽ đảm bảo cơ thể mẹ luôn có đủ máu để nuôi dưỡng thai nhi, giúp em bé trong bụng khỏe mạnh.

4. Hạt hướng dương

Đây chính là một câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị động thai nên ăn gì. Hạt hướng dương chứa nhiều vitamin E, axit béo omega 3, chất xơ, canxi, sắt và nhiều dưỡng chất thiết yếu cần thiết. Chúng tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của bào thai, thường xuyên sử dụng trong thai kỳ sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ bị sảy thai.

Bà bầu bị động thai có thể lựa chọn hạt hướng dương làm thức ăn vặt. Tuy nhiên, cần đảm bảo mua được hạt hướng dương sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Lá tía tô tốt cho bà bầu bị động thai

Lá tía tô được sử dụng như một vị thuốc an thai tự nhiên cho bà bầu. Thực phẩm này có tính ấm giúp giảm ho, ngăn ngừa cảm cúm, làm tăng tiết mồ hôi, thải độc, hỗ trợ tiêu hóa, giúp phụ nữ mang thai ăn uống ngon miệng và có sức đề kháng tốt hơn.

bị động thai nên ăn lá tía tô
Bà bầu bị động thai nên ăn lá tía tô

Mẹ bầu có thể tìm mua thực phẩm này rất dễ dàng ngoài chợ. Khi mua về chị em nên rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, dùng ăn sống hay thêm vào các món canh, cháo đều được.

6. Mía

Nếu đang tìm kiếm một thực phẩm có khả năng an thai tự nhiên, mẹ bầu không nên bỏ qua mía. Có đặc tính mát, mía giúp thanh nhiệt, lợi khí, trị nóng trong, sinh tân dịch, chống phù nề và làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bị ốm nghén.

Thêm vào đó, mía còn cung cấp hầu hết các dưỡng chất có lợi cho cơ thể như sắt, canxi, protein, đồng, các loại vitamin nhóm A, B, C và hơn 20 loại axit hữu cơ có lợi cho quá trình phát triển của thai nhi.

Khi bị động thai, tâm trạng chung của các mẹ là rất mệt mỏi, lo lắng. Uống 1 ly nước mía chính là cách đơn giản để bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm mệt mỏi, làm tinh thần phấn chấn hơn.

7. Lá sen, hạt sen

Lá sen thường được sử dụng để nấu nước uống cho bà bầu bị động thai. Nó có tác dụng an thần, làm thư giãn các cơ, giảm co bóp tử cung, ngăn ngừa nguy cơ bị sảy thai.

Sử dụng nước lá sen còn mang đến nhiều ích cho sức khỏe bà bầu như:

  • Làm giảm mỡ trong máu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng
  • Bổ sung nhiều vitamin C, tanin giúp giảm viêm, tăng sức đề kháng
  • Chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào thần kinh cho thai nhi
  • Tăng cường lưu thông máu
  • Ổn định huyết áp

Trong khi đó, hạt sen cũng chứa các hoạt chất có khả năng gây an thần nhẹ, giúp bà bầu giảm bớt lo lắng và căng thẳng khi mang thai. Thực phẩm này còn cung cấp nhiều protein, lipid, canxi, phốt pho, kali và chất xơ giúp bà bầu kiểm soát cân nặng, chống mệt mỏi, ổn định huyết áp và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt.

8. Đậu đen

Theo y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt, tính bình giúp giải nhiệt, tiêu độc, bổ máu, giúp làm tăng lưu lượng máu đưa dưỡng chất và oxy vào nuôi dưỡng bào thai. 

Đây cũng là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Trong đậu đen, chúng ta có thể tìm thấy được hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và thai nhi như chất béo lành mạnh, chất xơ, protein, kẽm, sắt, canxi, vitamin nhóm B. Sử dụng đậu đen trong thời gian bị động thai sẽ giúp dưỡng thai, bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng

Mẹ bầu có thể rang đậu đen nấu nước uống hàng ngày. Ngoài ra món chè đậu đen hay cháo đậu đen cũng là gợi ý thú vị cho thực đơn của bà bầu bị động thai.

Mặc dù đậu đen tốt nhưng mẹ lưu ý chỉ nên dùng với lượng vừa phải. Ăn quá nhiều đậu đen có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt và canxi. Bà bầu có thể hàn, đang bị tiêu chảy hoặc có vấn đề về dạ dày thì không nên dùng đậu đen.

9. Trái cây chứa nhiều vitamin E, C

Chẳng hạn như nho, bưởi, cam, quýt hay bơ. Chúng cung cấp nhiều vitamin C và E giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các loại trái cây này còn bổ sung nhiều vitamin B và folate giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

10. Củ gai

Củ gai là vị thuốc chữa động thai được dân gian sử dụng từ rất lâu đời. Thực phẩm này có tác dụng an thai, cầm máu, lợi huyết rất hữu ích cho bà bầu bị động thai.

bị động thai nên ăn củ gai
Củ gai là phương thuốc tự nhiên cho bà bầu bị động thai

Món ăn tốt cho bà bầu bị động thai

Sau khi nắm rõ được bà bầu bị động thai nên ăn gì, các mẹ có thể sử dụng các thực phẩm có lợi để chế biến nhiều món ăn ngon có tác dụng an thai, bồi bổ sức khỏe cho mẹ. Dưới đây là một số món ăn cho người động thai đang được sử dụng phổ biến trong dân gian:

1. Món cháo bí đỏ

Nguyên liệu:

  • 50g gạo ngon
  • 30g bí ngô
  • 20 đường mạch nha

Cách chế biến:

  • Trước tiên cần gọt vỏ bí ngô, rửa sạch, cắt thành những khối vuông vừa an
  • Gạo vo sạch, bỏ vào nồi hầm chung với gạo thành cháo 
  • Tiếp tục cho đường vào, quậy đến khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp
  • Duy trì ăn mỗi ngày một bát cháo bí đỏ khi còn nóng đến khi thai kỳ ổn định trở lại.

2. Món cháo cá chép cho bà bầu bị động thai

Nguyên liệu:

  • 1 con cá chép nặng khoảng 500g
  • 100g gạo nếp
  • Hành hoa
  • Gừng
  • Các loại gia vị cần thiết

Cách chế biến

  • Cá chép sơ chế sạch sẽ, ướp với một ít gừng bằm nhuyễn, nước mắn, muối trong 20 phút để cá ngấm đều gia vị
  • Tiếp theo bỏ cá chép cùng với gạo nếp đã được vo sạch vào nồi
  • Đổ thêm 500ml nước nấu đến khi gạo chín nhừ
  • Nêm nếm gia vị, thêm một chút hành thái nhỏ vào để cháo có hương vị hấp dẫn hơn.
  • Bà bầu bị động thai nên dùng món này mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày liên tục.

3. Món cháo đậu đen nấu dây tơ hồng

Nguyên liệu:

  • 50g đậu đen
  • 30g dây tơ hồng
  • 100g gạo tẻ loại ngon
món ăn cho người bị động thai
Cháo đậu đen dây tơ hồng rất tốt cho phụ nữ bị động thai

Cách chế biến:

  • Đậu đen ngâm nước vài tiếng cho mềm để khi nấu nhanh chín hơn
  • Thỏ ti tử rửa sạch rồi bỏ vào trong một cái túi vải
  • Cho gạo vào nồi cùng với 2 nguyên liệu còn lại
  • Đổ lượng nước vừa đủ nấu đến khi gạo và đậu chín nhừ thành cháo loãng
  • Vớt túi thỏ ty tử ra, nêm nếm một chút gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp
  • Dọn ăn khi cháo còn nóng.

4. Canh thỏ ty tử nấu với gan gà

Nguyên liệu:

  • 2 cái gan gà trống
  • 15g thỏ ty tử ( hạt tơ hồng)

Cách chế biến

  • Cả 2 nguyên liệu trên đem rửa sạch
  • Bỏ vào nồi , đổ ngập nước vào nấu trong 30 – 40 phút
  • Lọc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi sức khỏe của mẹ bầu ổn định.

5. Món trứng nấu ngải cứu cho mẹ bầu bị động thai

Nguyên liệu

  • 15g ngải cứu tươi
  • 1 quả trứng gà

Cách chế biến:

  • Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ
  • Bỏ vào nồi nấu lấy nước đặc
  • Sau đó đập trứng vào, đánh cho trứng tan và chín đều
  • Ăn món này khi còn ấm lúc đang đói bụng mỗi ngày 1 lần trong 30 ngày liên tục.

6. Món hạt sen nấu trần bì và lá tía tô

Nguyên liệu:

  • 10g lá tía tô
  • 6g trần bì ( vỏ quýt)
  • 60g hạt sen

Cách chế biến:

  • Hạt sen bóc màng, tách làm đôi, bỏ phần tâm đắng màu xanh ở giữa hạt
  • Bỏ hạt sen vào nồi đất, đổ ngập nước đun đến khi gần chín
  • Tiếp tục cho trần bì và lá tía tô vào nấu cho hạt sen chín nhừ
  • Gạn nước chia làm 2 lần uống trong ngày và ăn hạt sen

Bà bầu bị động thai không nên ăn gì?

Một số thực phẩm bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng trong thời gian bị động thai, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai cao hơn. Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu bị động thai nên ăn gì thì chị em cũng cần nhận diện được những thực phẩm gây bất lợi cho sức khỏe và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn. Bao gồm:

1. Đu đủ xanh

Dân gian thường sử dụng đu đủ xanh hầm móng giò để kích thích tiết sữa và bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sắp sinh hoặc những người đang cho con bú. Tuy nhiên thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng cho bà bầu bị động thai bởi nó chứa một loại enzym có thể gây kích thích các cơ co bóp trong tử cung hoạt động mạnh. Điều này có thể khiến tình trạng động thai thêm nghiêm trọng, thậm chí là sảy thai.

bị động thai nên kiêng gì
Đu đủ xanh có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai nếu bà bầu sử dụng trong thời gian đang bị động thai

2. Dứa (thơm)

Quả dứa cũng được liệt vào danh sách những thực phẩm có thể đẩy nguy cơ bị sảy thai đến gần hơn đối với bà bầu bị động thai. Loại trái cây này cũng không tốt cho phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt đầu tiên.

Lý do được đưa ra là bởi trong dứa chứa nhiều bromelain. Thực phẩm này có khả năng làm mềm và khiến tử cung co lại, ảnh hưởng không tốt đến bào thai trong bụng. Vì vậy, bà bầu bị động thai nên tạm thời loại bỏ dứa ra khỏi thực đơn. Ngay cả nước ép dứa cũng không nên uống.

3. Phụ nữ bị động thai không nên ăn rau má

Rau má thường được dùng để nấu canh ăn hoặc thay nước uống giải nhiệt trong mùa hè. Thực phẩm này có tác dụng tích cực trong việc thanh nhiệt, lợi tiểu, làm giảm huyết áp, ngăn ngừa táo bón. Thế nhưng đây lại là thực phẩm có thể gây sảy thai, cần hạn chế dùng cho bà bầu bị động thai nói riêng và phụ nữ có thai nói chung.

4. Khoai tây đã mọc mầm

Khoai tây đã mọc mình không được khuyến khích sử dụng ngay cả đối với người có sức khỏe bình thường. Khi nảy mầm, khoai tây có thể sản sinh nhiều chất độc nguy hiểm cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng. 

Đặc biệt chất solanin được tìm thấy trong khoai tây mọc mầm không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi mà còn có thể khiến bà bầu đang động thai bị sảy thai.

5. Nha đam

Nha đam hay lô hội vốn được ví như một loại thuốc chữa bách bệnh và là nguyên liệu làm đẹp được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Sử dụng nha đam theo đường miệng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các chứng viêm nhiễm trong cơ thể.

bị động thai không nên ăn nha đam
Nha đam là thực phẩm không tốt cho người bị động thai

Thế nhưng với bà bầu đang bị động thai, sử dụng nha đam hoặc uống nước nha đam là điều tối kỵ. Thực phẩm này có thể gây xuất huyết khiến cho mẹ bầu bị sảy thai. 

6. Ruột non động vật

Ruột non động vật chứa nhiều cholesterol, chất béo không lành mạnh và có thể gây nhiễm giun cũng như ký sinh trùng cho bà bầu. Đây chính là lý do phụ nữ mang thai không nên ăn ruột non, đặc biệt là khi đang bị động thai.

7. Rau chùm ngây

Rau chùm ngây là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong lá và hoa của cây chứa hàm lượng vitamin A, C, sắt, canxi và kali cao hơn so với nhiều loại thực phẩm khác.

Mặc dù vậy, loại rau này không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và bà bầu đang bị động thai. Hoạt chất alpha-sitosterol trong thực phẩm này có cấu trúc tương tự như estrogen tạo ra tác dụng ngừa thai. Thêm vào đó, lá chùm ngây còn khiến hệ thống các cơ nâng đỡ trong tử cung bị mềm và suy yếu. Bà bầu sử dụng thực phẩm này trong 3 tháng đầu hoặc trong thời gian đang bị động thai thì rất dễ bị sảy thai.

8. Phô mai

Ai cũng biết phô mai rất tốt cho sức khỏe nhưng ngược lại thực phẩm này cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định cho sức khỏe bà bầu, đặc biệt là đối với các trường hợp đang bị động thai.

Mặc dù ít gặp nhưng một số loại pho mai có thể chứa khuẩn listeria khiến mẹ bị nhiễm trùng trong thai kỳ, làm tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc khiến thai chết lưu. Nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn đối với các loại phô mai mềm được làm trực tiếp từ sữa chưa tiệt trùng, chẳng hạn như Gorgonzola, hay Roco pho…

9. Các loại cá lớn sống dưới tầng sâu

Chẳng hạn như cá mập hay cá ngừ đại dương… Chúng sống dưới tầng nước sâu nên có nguy cơ bị nhiễm kim loại rất cao, đặc biệt là thủy ngân. Chất này tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây ngộ độc và nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu bị động thai nên cân nhắc kỹ lợi hại khi có ý định sử dụng chúng trong thực đơn.

10. Đồ sống

Các món ăn chưa được nấu chín, chẳng hạn như rau sống, sushi, gỏi cá có thể khiến bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy, nôn ói. Những vấn đề này đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ và khiến mẹ bị động thai nghiêm trọng hơn.

bị động thai không nên ăn đồ sống
Các món ăn chưa được nấu chín không tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi đang bị động thai

11. Trà, cà phê

Thường xuyên sử dụng các thức uống này trong thời gian mang thai có thể khiến mẹ bị thiếu máu, mất ngủ, sinh con bị nhẹ cân và có nguy cơ bị sảy thai cao hơn. Đây là những tác dụng phụ thường gặp khi cơ thể hấp thụ quá nhiều caffein từ các thức uống này.

Ngoài trà, cà phê thì mẹ bầu bị động thai cũng cần tránh sử dụng các thức uống chứa caffein khác như: 

  • Socola
  • Ca cao
  • Nước tăng lực

Thay vì sử dụng các thức uống này, bà bầu nên uống nước ép trái cây hoặc nước khoáng sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

12. Bia, rượu

Ngay cả khi không bị động thai, bà bầu cũng không được khuyến khích sử dụng bia rượu. Sử dụng các thức uống chứa cồn này có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra đời bị dị tật bẩm sinh, trí tuệ kém phát triển.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
x loại thực phẩm dễ gây sảy thai - Mẹ cần cảnh giác! 16 loại thực phẩm dễ gây sảy thai – Mẹ cần cảnh giác!

Sảy thai thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do gene,…

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh?

Kinh nguyệt là vấn đề khiến các bà mẹ sau sinh thường rất quan tâm, nhất là khi tiến hành…

Các dấu hiệu phụ nữ có thai – Dễ nhận biết nhất

Ra máu âm đạo, tăng tiết khí hư, đau lưng, thèm ăn đồ chua... là các dấu hiệu phụ nữ…

mang thai ngoài tử cung thử que có biết không Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không?

Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Vì…

Các loại rau tốt cho bà bầu và bé lại ngon, dễ ăn Các loại rau tốt cho bà bầu và bé lại ngon, dễ ăn

Rau cung cấp nguồn khoáng chất đa dạng, chủ yếu là nước, chất xơ, các vitamin và sinh tố quan…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua