Dấu hiệu dậy thì và những thay đổi trong tâm sinh lý ở bé gái

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Trong quá trình phát triển, khi bước sang giai đoạn mới trẻ sẽ có những thay đổi về tâm sinh lý để thích nghi với mọi thứ xung quanh và dậy thì chính là dấu hiệu đầu tiên đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển của trẻ.

dậy thì ở bé gái
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì

Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu dậy thì ở bé gái, và ở giai đoạn này bé sẽ có những thay đổi gì mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Dấu hiệu dậy thì thường thấy ở các bé gái 

Dậy thì là giai đoạn phát triển từ một đứa trẻ trở thành một người trưởng thành cả về thể chất lẫn cảm xúc. Việc thay đổi này bắt đầu từ việc não phát ra tín hiệu đến các cơ quan trong cơ thể dẫn đến sự thay đổi và phát triển, kích thích sản sinh ra hormone làm chức năng kiểm soát cơ thể.

Thông thường, độ tuổi dậy thì sớm nhất là 8 tuổi và trễ nhất là 13 tuổi. Riêng với bé gái, tuổi dậy thì thường rơi vào khoảng từ 10 tuổi trở lên. Và các dấu hiệu có thể nhận biết trẻ đang trong giai đoạn dậy thì là:

Thay đổi kết cấu cơ thể

Dấu hiệu này có thể dễ dàng nhìn thấy nhất là khi các bé gái đang trong độ tuổi từ 11-13 tuổi. Chiều cao của các bé phát triển cực nhanh có thể vượt qua các bé trai cùng tuổi, cơ thể bắt đầu hiện ra những đường cong khi phần hông nhỏ lại, mông nở to và có dấu hiệu tăng cân nhanh hơn bình thường. 

thay dổi kết cấu cơ thể tuổi dậy thì
Chiều cao – cân nặng cũng thay đổi từng ngày

Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu tốt để biết được cơ thể vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường, thông qua  đó dấu hiệu này cũng giúp các mẹ nhận biết các bé cần bổ sung hay hạn chế điều gì để đảm bảo sự phát triển bình thường ở trẻ.

Ngực bắt đầu lộ diện

Đây chính là dấu hiệu thứ hai ở bé gái trong tuổi dậy thì. Khi đó, lượng hormone trong cơ thể bắt đầu thay đổi làm cho hệ nội tiết sinh ra “ hormone giới tính” khiến ngực phát triển. Giai đoạn này, sẽ xuất hiện một cục u nhỏ bên trong (gọi là chồi ngực) làm cho ngực có cảm giác đau, nhức khó chịu. Sau đó, chồi ngực to hơn và ngực cũng bắt đầu phát triển và hoàn thiện hơn.

tuổi dậy thì
Ngực cũng bắt đầu có dấu hiệu phát triển

Lông xuất hiện nhiều ở vùng nhạy cảm

Khi đến tuổi dậy thì, cơ thể sẽ ngày càng sinh ra nhiều biến đổi nên vấn đề lông mọc nhiều ở vùng nhạy cảm cũng là một trong những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Dễ nhận thấy lông bắt đầu xuất hiện dưới cánh tay và xung quanh vùng kín. Ban đầu, lông sẽ mọc thưa và mảnh, nhưng sau một thời gian dài lông sẽ phát triển dày và rậm rạp hơn.

Đối với các bé gái, thì đây là một vấn đề đáng lo ngại. Vì vấn đề này liên quan đến mặt thẩm mỹ, ở tuổi mới lớn các bé thường rất hay chú ý đến việc trau truốt cho bản thân không muốn những yếu tố này “ làm mất điểm” trong mắt người khác.

Tuy nhiên, không cần phải quá lo lắng, để khắc phục vấn đề này các bé gái nên chú ý vệ sinh cơ thể thường xuyên sạch sẽ để tránh các vi khuẩn sinh sôi gây hại cho cơ thể

Mụn trứng cá bắt đầu tràn lan

Khi vừa bước vào giai đoạn dậy thì các hormone sinh dục bắt đầu thay đổi làm kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, bã nhờn sinh ra nhiều vô tình gây bít lỗ chân lông tạo “môi trường” làm mụn nổi lên.

Tuy nhiên, qua giai đoạn này nếu thường xuyên chăm sóc da mặt và có chế độ ăn uống hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng mụn trứng cá tiếp tục hoành hành.

nổi mụn tuổi dậy thì
Nổi mụn là dấu hiệu trẻ bước vào giai đoạn dậy thì

Xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt

Sau khi trải qua các dấu hiệu trên thì cuối cùng là thời kỳ kinh nguyệt. Ở bé gái khi bước vào độ tuổi dậy thì thì đây được gọi là hành kinh, yếu tố này được hình thành khi cơ thể có những biến đổi biến lớn khiến cơ quan buồng trứng phát triển, đồng thời tiết ra hormone sinh dục nữ và phóng noãn (rụng trứng).

xuất hiện kinh nguyệt khi dậy thì
Đến tuổi dậy thì hormone giới tính thay đổi làm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt

Khi cơ thể có dấu hiệu xuất kinh, sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đau bụng dữ dội. Để khắc phục tình trạng này, có thể tham khảo các phương pháp đơn giản như là: chườm, tắm bằng nước ấm, tránh dùng đồ lạnh, cay nóng, sử dụng gừng tươi, dùng thuốc giảm đau,…

Dậy thì ảnh hưởng như thế nào đến tâm sinh lý ở trẻ?

Như đã nói, dậy thì là một bước ngoặt hoàn toàn mới trong quá trình phát triển ở trẻ, ngoài sự phát triển về thể trạng cũng kéo theo những thay đổi về tâm lý tuổi mới lớn và dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

Cảm xúc thất thường

Dậy thì là dấu hiệu thay đổi của sinh lý, nhưng nó cũng tác động ít nhiều về mặt tâm lý ở trẻ. Có thể thấy giai đoạn này các em đã bắt đầu nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Cảm xúc VUI-BUỒN cũng hình thành một cách không rõ ràng, có thể ví như “một chiếc chong chóng” thoắt vui thoắt buồn mà không kiểm soát được. Biểu hiện dễ thấy là chán ăn, bỏ bữa, mất ngủ, hoạt động chậm chạp,..

Hay bướng bỉnh, cau có

Thông thường, ở giai đoạn này các em thường rất nhạy cảm, khi gặp một vấn đề không hài lòng các em sẽ ngay lập tức thể hiện sự giận dữ, bướng bỉnh của mình. Trong nhiều trường hợp các em còn có những hành động quá khích không thể kiểm soát và đây là một trong những vấn đề tiêu cực mà các em thường mắc phải ở tuổi dậy thì. 

thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì
Thể hiện sự cáu gắt – giận dữ khi cảm thấy không hài lòng

Vì thế, điều các em cần lúc này là một người ở bên cạnh lắng nghe và chia sẻ để cân bằng lại cảm xúc tiêu cực hiện tại mà các em đang mắc phải.

Dễ bị stress, trầm cảm

Rõ ràng trong độ tuổi nhạy cảm các em rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, áp lực. Điều này có thể đến từ chính bản thân hoặc các yếu tố xung quanh từ môi trường học tập đến sinh hoạt gia đình. Khác với trường hợp trên, trường hợp này phụ huynh khó có thể biết được các em đang nghĩ gì hay đang gặp vấn đề gì, biểu hiện của các em luôn là sự im lặng, khép mình không muốn mở lòng hay chia sẻ với bất kỳ ai kể cả những người thân trong gia đình.

thay đổi tâm lý tuổi dậy thì
Trẻ thường cảm thấy căng thẳng thậm chí là trầm cảm

Nên điều đầu tiên cha mẹ nên làm là tìm hiểu vấn đề đang tồn tại, quan sát trạng thái biểu hiện, cố gắng tiếp cận trò chuyện với các em, giúp các em không rơi vào cảm giác bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Khi con trẻ bước sang giai đoạn dậy thì, các em phải trải qua những thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý có thể khiến cảm xúc, tính cách cũng dần thay đổi theo. Do đó, các em rất cần có cha mẹ bên cạnh để có thể chia sẻ, giải đáp những thắc mắc, suy nghĩ tuổi mới lớn. Cũng nên lưu ý theo dõi được tình trạng sức khỏe của các em trong giai đoạn trưởng thành, bởi vì đây là lúc các em cần được chăm sóc, động viên từ những người thân trong gia đình.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tâm lý tuổi dậy thì – Những thay đổi Ba Mẹ cần nắm bắt

Tâm lý tuổi dậy thì ở cả nam và nữ có những thay đổi lớn và dễ bị tác động…

cách làm tình Cách làm tình bài bản – Cho nàng lên đỉnh cực phê

Là đàn ông hãy biết cách làm tình điêu luyện để khiến nàng mê đắm. Bởi nếu bỏ qua những…

Cổ tử cung cao có ảnh hưởng gì? Thông tin cần biết Cổ tử cung cao có ảnh hưởng gì? Thông tin cần biết

Người bị cổ tử cung cao có thể gặp phải một số khó khăn trong quá trình thụ thai và…

Đặc điểm bạn gái có nhu cầu sinh lý cao & cách xử lý

Các bạn gái có nhu cầu sinh lý cao thường rất cở mở, phóng khoáng trong chuyện quan hệ tình…

Dấu hiệu dậy thì và những thay đổi trong tâm sinh lý ở bé gái

Trong quá trình phát triển, khi bước sang giai đoạn mới trẻ sẽ có những thay đổi về tâm sinh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua