Cổ tử cung là gì? Nằm ở đâu và thông tin cần biết

Cổ tử cung là cơ quan giữ vị trí quan trọng nằm trong hệ thống sinh sản của phụ nữ. Vì thế bất kỳ tổn thương nào xảy ra tại cơ quan này cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí là gây vô sinh ở nữ giới.

Cổ tử cung là gì? Nằm ở đâu và thông tin cần biết
Cổ tử cung là cơ quan nối tiếp giữa âm đạo và tử cung, giữ nhiệm vụ quan trọng trong sinh sản

Cổ tử cung nằm ở đâu?

Tử cung (dạ con) là một bộ phận thuộc cơ quan sinh sản của phụ nữ giống hình quả lê lộn ngược nằm giữa bàng quang và trực tràng. Tổ hợp tử cung, âm đạo, buồng trứng và ống dẫn trứng là những cơ quan chính tạo nên hệ thống sinh sản của người phụ nữ. Tại vị trí nằm giữa hai vòi trứng, phần dưới nhỏ dài dẫn ra âm đạo gọi là cổ tử cung. 

Vị trí của cổ tử cung nằm tại phần sau của tử cung, hình dạng như miệng cá với đường kính từ 2 – 4cm. Cổ tử cung là cơ quan nối tiếp âm đạo với tử cung, với lớp thành dày màu hồng nhạt rất chắc chắn. Cùng với một lỗ mở rất nhỏ ở trung tâm, còn lại phần thân tử cung là nơi phát triển và chứa đựng bào thai.

Có thể so sánh cổ tử cung với “cánh cổng” bảo vệ tử cung, buồng trứng khỏi các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh nguyệt thì cổ tử cung sẽ mở rộng để đẩy máu kinh ra ngoài. Kích thước của cổ tử cung mở rộng nhất là khi phụ nữ mang thai chuyển dạ để cho em bé chào đời. Đường kính tối đa của cổ tử cung khi chuẩn bị sinh con có thể lên đến 10cm.

Cấu tạo cổ tử cung

Cổ tử cung bình thường có màu hồng nhạt, bên ngoài được tráng bằng các tế bào lát tầng và không tiết chất nhầy. Lỗ trong cổ tử cung được tráng bằng tế bào hình trụ, thường xuyên tiết chất nhầy.

Cấu tạo cổ tử cung như một lỗ khá nhỏ, chỉ bằng khoảng 3 đầu ngón tay người trưởng thành. Kích thước cổ tử cung có khả năng thay đổi theo giai đoạn nhất định của cơ thể. Thông thường cổ tử cung mở to hơn vào một số ngày rụng trứng, có kinh nguyệt hoặc trong sinh nở. Thích thước của cổ tử cung có thể giãn nở trung bình từ 2 -10mm. Cấu tạo của cổ tử cung bao gồm ba phần chính là:

  • Lỗ trong cổ tử cung: Đây là bề mặt tiếp giáp phía trong của cổ tử cung, dẫn vào tử cung
  • Kênh cổ tử cung: Là kênh nối tử cung và âm đạo.
  • Lỗ ngoài cổ tử cung: Đây là mặt tiếp giáp với phần ngoài cổ tử cung, nhô vào âm đạo

Trong đó lỗ cổ tử cung chia tử cung làm 2 phần. Với phần trên âm đạo và phần nằm trong âm đạo cùng với hai phần có cấu tạo như cổ trong và cổ ngoài tử cung. Đối với cổ ngoài được che phủ bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa, còn phần cổ trong thường lợp bởi nhiều lớp biểu mô trụ đơn. Lớp bề mặt của biểu mô gồm các tế bào dẹt, nhân nhỏ cùng nhiều tế bào tương chứa nhiều chất nhầy

Tế bào cấu lớp thành niêm mạc cổ tử cung dễ bị tổn thương bởi sự phát triển của các tế bào bất thường. Tình trạng viêm nhiễm này thường xảy ra trong độ tuổi dậy thì, trong lần mang thai đầu tiên và vài tuần đầu sau khi sinh con. Cổ tử cung bình thường có hình dạng và kích thước bình thường, bề mặt không xuất hiện tổn thương và nó vẫn có thể thực hiện chức năng vốn có một cách tốt nhất. 

Chức năng của cổ tử cung

Cổ tử cung nằm ở đâu
Vị trí cổ tử cung là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên khi có vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo

Chức năng chính của cổ tử cung là bảo vệ buồng trứng, vòi trứng, tử cung không bị xâm nhập bởi những vi khuẩn, vi nấm hay mầm bệnh gây viêm nhiễm. Đồng thời cổ tử cung cũng hỗ trợ cho quá trình trứng gặp tinh trùng, đồng thời đưa máu ra ngoài trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra nhiệm vụ của cổ tử cung còn là cấu trúc đảm nhiệm chức năng sản xuất dịch nhầy. Từ đó giúp tạo cơ hội thuận lợi cho giai đoạn kết hợp, và đồng thời giúp cho tinh trùng có thể dễ dàng vận động vào sâu bên trong tử cung. Cổ tử cung tạo ra một lực đẩy để giúp tinh trùng đi tới ống dẫn trứng thực hiện quá trình thụ thai.

Nhờ có cổ tử cung nâng đỡ mà thai nhi mới được bảo vệ an toàn trong bụng mẹ. Vừa giúp ngăn chặn tạp khuẩn có hại xâm nhập vào nước ối gây tác động xấu tới thai nhi. Trong trường hợp người mẹ sinh thường, cổ tử cung có khả năng tự giãn nở chiều dài để giúp thai nhi có thể chào đời dễ dàng.

Các bệnh thường gặp ở cổ tử cung

Cổ tử cung là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với các mầm bệnh, virus và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập qua âm đạo. Chính vì thế nên cổ tử cung cũng là nơi thường xuyên bị viêm nhiễm nhất trong hệ thống sinh sản. Có hơn 805 phụ nữ gặp phải các vấn đề về cổ tử cung trong cuộc đời, các triệu chứng này có thể đến từ những bệnh lý như:

Bệnh viêm cổ tử cung

bệnh viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là căn bệnh phổ biến đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản

Viêm cổ tử cung thực chất là tình trạng viêm, sưng và lở loét niêm mạc tại cổ tử cung. Nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân như nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và ký sinh trùng. Viêm cổ tử cung được chia làm 2 loại là viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mãn tính. Biểu hiện của bệnh viêm cổ tử cung khá giống với viêm âm đạo. Phổ biến là tình trạng huyết trắng đục, kèm theo mùi khó chịu, tình trạng ngứa, xuất huyết âm đạo kéo dài, cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục.

Đối với viêm cổ tử cung cấp tính, triệu chứng có thể sẽ tái phát nhiều lần với những biểu hiện như viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Nếu như không được điều trị đúng cách, viêm cổ tử cung cấp tính có thể dẫn đến viêm cổ tử cung mãn tính, khi tình trạng nhiễm vi khuẩn lan rộng và tạo nên các ổ viêm nghiêm trọng.

Viêm cổ tử cung là cấp độ tổn thương nhẹ nhất, bệnh được điều trị đơn giản bằng thuốc kháng sinh dạng đặt hoặc uống. Ở một mức độ nhất định, viêm cổ tử cung có nguy cơ làm giảm chức năng miễn dịch của cổ tử cung và âm đạo. Khi khả năng phòng bệnh tự nhiên của cổ tử cung bị suy yếu, người phụ nữ sẽ dễ bị lây các bệnh qua đường tình dục như lậu, giang mai hay cả HIV.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới 25 – 40 tuổi. Đây là căn bệnh lành tính, điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Đồng thời đây cũng là khởi nguồn của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Viêm lộ tuyến cổ tử cung xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, khi buồng trứng hoạt động mạnh hoặc do yếu tố thay đổi bẩm sinh.

Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung là do các tế bào trong cổ tử cung phát triển và lấn chiếm ra bề mặt ngoài của cổ tử cung. Lúc này cổ tử cung gia tăng tiết dịch và thúc đẩy viêm nhiễm phát sinh. Những dấu hiệu cơ bản của viêm lộ tuyến cổ tử cung là khí hư có màu lạ như trắng đục, xanh hoặc vàng, có mùi hôi tanh khó chịu, kèm theo bọt, vùng kín bị ngứa ngáy…

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy cơ cao xảy ra ở những người bị rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần khiến các lớp mô bên trong cổ tử cung bị tổn thương. Khi không điều trị kịp thời mà để bệnh tiếp tục kéo dài thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung hoặc vô sinh.

Cổ tử cung là gì
Viêm lộ tuyến cổ tử cung xảy ra khi các tế bào tuyến tại cổ tử cung bị viêm loét do nấm hoặc vi khuẩn

Polyp cổ tử cung

Polyp thực chất là khối u lành tính, chúng phát triển từ mô đệm cổ tử cung và được che phủ bởi biểu mô. Polyp có xuất phát từ ống cổ tử cung, chúng có thể có chân hoặc không có châ. Kích thước Polyp thay đổi từ vài mm đến vài cm, khả năng phụ nữ bị polyp cao hơn khi đã có nhiều lần sinh nở. 

Những dấu hiệu polyp cổ tử cung thường không đặc trưng. Ban đầu bệnh nhân có thể ra khí hư nhiều, rong kinh, thường bị chảy máu sau giao hợp. Phần lớn polyp trong cổ tử cung là lành tính và có khoảng 1% trường hợp chuyển dạng ác tính thành ung thư.

Polyp là cấu trúc tế bào dễ vỡ, thông qua cấu trúc hình thái, polyp có màu hồng, mềm, chạm vào rất dễ chảy máu. Tình trạng Polyp cổ tử cung xảy ra phổ biến trong độ tuổi từ 30 – 50. Phần lớn đều không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi khám phụ khoa định kỳ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng polyp cổ tử cung vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong đó nội tiết là yếu tố ảnh hưởng quan trọng làm tăng nguy cơ mắc polyp cổ tử cung. Ở nững người có nồng độ Estrogen cao, đặc biệt phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và tiền mãn kinh dễ xảy ra tình trạng này.

Nang Naboth

Một triệu chứng rối loạn thường xảy ra ở cổ tử cung là sự phát triển của nang naboth. Nang này mọc từ lớp tế bào biểu mô lát, khi chúng phát triển quá mức trùm lên biểu mô tuyến ngay ở chỗ giáp ranh mối nối ở cổ tử cung. Cấu trúc của biểu mô tuyến thường tiết dịch, khi lượng dịch này không đi đâu được sẽ bị đẩy lên, căng phình to bằng hạt gạo và không ngừng to lên, đây là các nang naboth.

Nang naboth không nguy hiểm, bởi vì chúng có thể tự mất đi và ít khi phát triển to lên. Cách loại bỏ nang Naboth là chọc cho dịch thoát ra ngoài, tránh để nang bị viêm nhiễm do tự vỡ. Đây đơn thuần là một tổn thương lành tính tại cổ tử cung và không gây nguy hiểm, không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chỉ khi người bệnh gặp biến chứng viêm và nhiễm cơ quan sinh sản thì việc phát triển nang naboth mới ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ung thư cổ tử cung

ung thư cổ tử cung là bệnh gì
Bệnh ung thư cổ tử cung không có dấu hiệu đặc trưng nhận biết so với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác

Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nan y nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Tế bào ung thư tại cổ tử cung được hình thành khi các tế bào cổ tử cung phát triển bất thường và xâm lấn các mô và những cơ quan khác của cơ thể như phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng.

Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư tiến triển chậm, có trường hợp bệnh có thể ủ bệnh trong giai đoạn kéo dài từ 10 đến 15 năm. Human papilloma virus (HPV) được xem là một trong những virus có liên quan trực tiếp đến ung thư cổ tử cung. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của ung thư cổ tử cung là tình trạng chảy máu âm đạo bất thường, đau xương chậu và đau vùng kín, đau bụng dưới trong và sau khi quan hệ tình dục.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh dễ chữa khỏi trong giai đoạn 1, tỷ lệ điều trị thành công tới 94%. bệnh có khả năng điều trị tuyệt đối ở giai đoạn tiền ung thư. Tuy nhiên, ở những trường hợp được chẩn đoán muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ vùng có tế bào ung thư để tránh di căn. 

Loạn sản cổ tử cung

Tình trạng loạn sản cổ tử cung là quá trình tế bào cổ tử cung bị biến đổi theo do thay đổi của môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV. Các tế bào bị biến dạng theo chiều hướng lành tính, trường hợp xấu sẽ biến đổi thành nghịch sản hay tiền ung thư.  Nhiễm HPV là một trong những nguyên nhân chính gây loạn sản cổ tử cung. 

Loạn sản cổ tử cung được đánh giá là một tình trạng tiền ung thư. Ở giai đoạn này, các tế bào bất thường chưa phải là ung thư, nhưng không thể kiểm soát khả năng liệu chúng có thể phát triển thành ung thư khi không được chẩn đoán và điều trị sớm. Loạn sản cổ tử cung có mối liên hệ mật thiết với các bệnh lây qua đường tình dục, đồng thời loạn sản cổ tử cung cũng thường gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi.

Nhận biết dấu hiệu cổ tử cung bất thường

Cơ bản khi nhận thấy viêm nhiễm tại vùng kín, đó có thể là triệu chứng phụ khoa hoặc là những căn bệnh ở cổ tử cung kể trên. Nữ giới cần chủ động thăm khám cổ tử cung bất thường nếu có những biểu hiện sau:

  • Lượng máu kinh ra nhiều và chảy máu giữa chu kỳ, kinh nguyệt thất thường.
  • Có thể kèm theo dịch âm đạo bất thường hoặc có mùi khó chịu
  • Người bệnh có thể bị đau vùng chậu hoặc đau tại vùng lưng dưới
  • Bị đau lúc hành kinh hoặc đau trong khi quan hệ vợ chồng
  • Đau  buốt khi đi tiểu hoặc có triệu chứng tăng nhu động ruột

Thăm khám với bác sĩ khi bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trên đây. Thông qua bệnh sử của bản thân và gia đình, cùng thăm khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân cũng như đặc điểm căn bệnh. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh ở cổ tử cung

cách chẩn đoán bệnh ở cổ tử cung là gì
Khám phụ khoa định kỳ, thực hiện các xét nghiệm tầm soát để phát hiện các vấn đề ở cổ tử cung sớm

Để chẩn đoán các bệnh tại cổ tử cung, ngoài quy trình thăm khám lâm sàng các triệu chứng hiện tại, yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh tật. Đồng thời bác sĩ có thể sẽ thực hiện kiểm tra như sau:

Khám vùng chậu

Bằng thanh dò âm đạo hoặc dụng cụ mỏ vịt đặt trong âm đạo để kiểm tra vùng âm đạo và cổ tử cung có bị sưng, hay hay không. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về cảm giác đau, xem xét các vết đỏ hoặc vết loét, dịch bất thường .

Lấy dịch âm đạo (Pap smear)

Bằng cách sử dụng mẫu vật tiến hành xét nghiệm, mẫu vật được lấy bằng tăm bông nhỏ hoặc bàn chải phết nhẹ để lấy mẫu dịch ở cổ tử cung và âm đạo. Bằng cách này, bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân viêm nhiễm là do nhiễm trùng hay không và nếu có thì loại nào.  Đây cũng là một xét nghiệm tế bào học nhằm tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Nhiệm vụ của phương pháp này là giúp phát hiện sớm những thay đổi ở tế bào trong cổ tử cung. 

Xét nghiệm virus HPV

Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm phổ biến hiện được áp dụng cho mục đích sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên nếu người bệnh nằm trong diện nghi ngờ viêm nhiễm phụ khoa do nguyên nhân nào khác cũng có thể được chỉ định là xét nghiệm này. Kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm HPV tương đối đơn giản.  Tương tự kỹ thuật lấy tế bào âm đạo cổ tử cung. Đối với mục đích làm xét nghiệm để tầm soát HPV, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân kết hợp với xét nghiệm Pap smear để mang tới kết quả chính xác cao nhất.

Phương pháp sàng lọc VIA

Thực hiện xét nghiệm VIA giúp đánh giá tổng quát những vấn đề ở cổ tử cung. Đồng thời đây cũng là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng cách quan sát trực tiếp cổ tử cung sau khi test Acid acetic. Đây là một loại acid có nồng độ thấp, không gây hại đến sức khỏe.

Cách phòng ngừa các bệnh ở cổ tử cung

Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, nữ giới có thể gặp phải ít nhất một lần viêm cổ tử cung trong vòng đời. Đây là cơ sở tiền đề có thể phát sinh thêm nhiều bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe khác. Vì thế để tầm soát nguy cơ mắc bệnh, bạn nên thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear ) giúp nhận biết thay đổi tiền ung thư ở cổ tử cung. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo:

  • Tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 21- 29 tuổi nên thực hiện xét nghiệm Pap smear mỗi ba năm một lần
  • Đối với phụ nữ trên 30 tuổi nên làm Pap smear, kèm theo đó là xét nghiệm virus HPV mỗi năm năm cho đến năm 65 tuổi. Thực hiện xét nghiệm ngay khi đã tiêm ngừa HPV

Ngoài ra những yếu tố khác giúp nữ giới phòng tránh những bệnh lý liên quan đến cổ tử cung nói riêng và tử cung nói chung. Cụ thể những nguyên tắc cần tuân thủ như sau:

  • Tiêm vắc xin phòng HPV: Tiêm phòng Vắc xin HPV có thể bảo vệ nữ giới trước 9 chủng virus lây qua đường tình dục.   Phụ nữ trong độ từ 9 – 26 tuổi có thể tiêm HPV được rồi. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đánh giá vắc xin này có thể phòng đến 90 % các loại ung thư cổ tử cung, âm đạo và hậu môn. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn cung cấp các loại vacxin phòng ngừa virus HPV, đặc biệt phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm phòng HPV để phòng tránh bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con.

  • Dùng bao cao su khi quan hệ: Virus HPV là một trong những tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa, và các bệnh ở cổ tử cung. Bằng cách sử dụng bao cao su sẽ giúp bạn có thể chủ động ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh lây qua đường tình dục, và đồng thời phòng tránh nguy cơ viêm vùng chậu hay ung thư cổ tử cung cho phụ nữ.

  • Không hút thuốc: Hút thuốc được cho là có liên quan đến một số loại ung thư cổ tử cung xác định. Trong đó những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn nội tiết tố đến từ nicotin và chất kích thích.  Ngoài ra việc hút thuốc gián tiếp, từ việc hít khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở tử cung.

  • Chế độ ăn lành mạnh: ác loại thực phẩm dưới đây được biết là có thể giúp cổ tử cung khỏe mạnh hơn và tăng cường sức đề kháng. Trong đó cần tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu axit folic (có trong măng tây, bông cải xanh và các loại rau xanh khác), các thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi), nhóm thực phẩm giàu beta carotene (cà rốt, bí và dưa vàng), nhóm thực phẩm giàu vitamin E (bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì ngũ cốc).

Bài viết đã thông tin về những kiến thức liên quan đến cổ tử cung, cũng như cách phòng tránh và nhận biết những bệnh lý liên quan đến cơ quan này. Nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ một trong những bệnh lý kể trên, hãy thăm khám bác sĩ sớm nhất để được kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe sớm.

Chia sẻ:
Cổ tử cung là gì? Nằm ở đâu và thông tin cần biết Cổ tử cung là gì? Nằm ở đâu và thông tin cần biết

Cổ tử cung là cơ quan giữ vị trí quan trọng nằm trong hệ thống sinh sản của phụ nữ.…

Dậy thì không chỉ là mối quan tâm chung của các bậc cha mẹ mà còn là thắc mắc của nhiều bạn trẻ Dậy thì là gì? Những thay đổi sẽ gặp ở tuổi dậy thì

Dậy thì là quá trình mà cả nam và nữ giới điều trải qua với những thay đổi về thể…

Các loại sữa tăng chiều cao cho tuổi dậy thì nên bổ sung

Sâu trong tiềm thức mỗi người đều nghĩ sữa giúp trẻ phát triển chiều cao một cách toàn diện, nhất…

Lợi ích của quan hệ tình dục vào buổi sáng – Bạn nên biết

Khoa học có nhiều nghiên cứu và chứng minh về các lợi ích của quan hệ tình dục vào buổi…

cách làm tình Cách làm tình bài bản – Cho nàng lên đỉnh cực phê

Là đàn ông hãy biết cách làm tình điêu luyện để khiến nàng mê đắm. Bởi nếu bỏ qua những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua