Bệnh ngứa ngoài da và cách chữa trị dứt điểm bằng thảo dược

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ngoài da và thường không nghiêm trọng. Tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng và chăm sóc da đúng cách có thể giúp khắc phục nhanh.

bệnh ngứa ngoài da
Ngứa ngoài da thường do những nguyên nhân không nghiêm trọng, có thể tự khỏi sau vài giờ

Ngứa ngoài da là bệnh gì?

Ngứa ngoài da có thể được gây ra bởi một loạt các yếu tố khác nhau, bao gồm:

+ Bệnh da liễu

  • Viêm da: Tình trạng này khiến da nổi mẩn đỏ, ngứa, tổn thương, bong tróc và đau rát. Những triệu chứng xảy ra vào ban đêm có thẻ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe người bệnh.
  • Bệnh chàm: Bệnh gây ngứa nghiêm trọng, da khô, đỏ và kích ứng.
  • Bệnh vảy nến: Đây là một dạng viêm da mãn tính, dễ tái phát sau điều trị. Bệnh có những biểu hiện đặc trưng gồm xuất hiện nhiều lớp vảy như vảy nến, bong tróc, gây ngứa, đau rát.
  • Dị ứng: Viêm da dị ứng rất phổ biến, gặp phải ở 20% dân số Việt Nam. Da xuất hiện tình trạng ngứa da toàn thân hoặc từng vùng, nổi mẩn đỏ, phát ban khi gặp các dị ứng nguyên. Tình trạng phát ban xuất hiện khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các chất gây dị ứng trên da. Các dấu hiệu phổ biến:
    • Ngứa da xuất hiện sau vài phút tiếp xúc với chất gây dị ứng
    • Triệu chứng ngứa da nổi mẩn đỏ có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày sau khi có biểu hiện
    • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây sưng họng, khó thở.
  • Viêm da tiếp xúc : Các biểu hiện xuất hiện trong vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
    • Phát ban có đường viền rõ ràng và thường xuất hiện ở vị trí tiếp xúc với chất kích thích.
    • Da bị ngứa, đỏ, đóng vảy và khô.
    • Có mụn nước, da bị nổi sần và ngứa
  • Bệnh thủy đậu: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra sau vài ngày bị lây nhiễm virus Varicella (virus gây bệnh thủy đậu ở trẻ em và zona thần kinh ở người lớn). Bệnh khởi phát với một vài nốt mụn nước nhỏ trên da kèm theo ngứa ngáy dữ dội. Theo thời gian, mụn nước xuất hiện khắp cơ thể. Đặc biệt, gãi ngứa làm vỡ mụn nước khiến mụn nước lan rộng nhanh và nhiều hơn, đồng thời lây nhiễm virus gây bệnh cho người khác. Các triệu chứng khác gồm sốt đau nhức cơ thể, đau họng và chán ăn. Mụn nước sau khi vỡ sẽ đóng vảy và thành sẹo.
  • Nấm da: Nhiễm trùng do nấm gây ngứa và thay đổi màu da. Những trường hợp này thường bị ngứa ngáy dữ dội.
  • Ghẻ: Đây là một bệnh ngoài da phổ biến, xảy ra khi ký sinh trùng ghẻ – Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ) ký sinh trên da. Ban đêm là lúc ngứa nhất do ghẻ cái bò ra khỏi hang. Thời điểm này cũng dễ lây truyền nhất, vì gãi ngứa làm vương vãi cái ghẻ ra xung quanh, quần áo, giường chiếu… Thường sau 4 ngày cái ghẻ sẽ chết khi rời vật chủ.
  • Dị ứng thực phẩm: Ăn thực phẩm gây dị ứng dẫn đến ngứa da, sưng phù, nổi mề đay. Đôi khi người bệnh cảm thấy khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi và họng do sốc phản vệ, cần được điều trị y tế.
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm gây ngứa da, sưng phù, nổi mề đay sau vài giờ tiêu thụ thực phẩm gây dị ứng

+ Bệnh lý trong cơ thể

  • Suy thận: Ngứa ngoài da nhiều ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận. Tình trạng này xảy ra khi thận suy yếu và hoạt động kém, khiến các chất thải và độc tố không được đào thải đúng cách.
  • Bệnh lý gan: Chức năng gan suy giảm, công năng giải độc bị ngưng trệ có thể gây ra các triệu chứng gồm:
    • Ngứa ngoài da
    • Tiêu chảy, chán ăn, giảm cân, chướng bụng
    • Da dễ bị bầm tím và chảy máu
  • Bệnh lý khác: Tắc nghẽn ống mật, suy và xơ gan, bệnh bạch cầu, bệnh tuyến giáp, bệnh ung thư hạch nguy hiểm.

+ Ngứa ngoài da do các yếu tố ngoại sinh

  • Vết đốt côn trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Vết đốt côn trùng (như kiến, muỗi…) khiến bạn bị đỏ, phù nề và ngứa ngoài da. Triệu chứng này sẽ biến mất trong vòng 30 phút. Một số trường hợp bị ngứa da khi tiếp xúc với sâu, kiến ba khoang… Những trường hợp này gây ngứa da trầm trọng hơn và có thể bị nổi mụn nước.
  • Da khô: Đặc biệt trong thời tiết lạnh hoặc khô, da mất nước và gây ngứa. Ngoài ra da còn có biểu hiện bong tróc và nứt nẻ.
  • Tiếp xúc với chất kích ứng: Tình trạng ngứa ngoài da xảy ra ngay khi người bệnh tiếp xúc với chất gây kích ứng như nước hoa, hóa chất…
nguyên nhân gây ngứa ngoài da
Bệnh ngứa ngoài da có thể xuất hiện do tiếp xúc với hóa chất gây hại

Chẩn đoán bệnh ngứa ngoài da

Bước chẩn đoán rất quan trọng giúp bác sĩ xác định được giai đoạn bệnh, từ đó chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Ban đầu bác sĩ có thể hỏi những câu hỏi như:

  • Bạn đã mắc bệnh bao lâu rồi ?
  • Bạn đã tiếp xúc với chất nào ?
  • Bạn ngứa ở đâu nhiều nhất?
  • Những loại thuốc mà bệnh đã dùng?

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhiều xét nghiệm khác khi để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa. Bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra chức năng của tuyến giáp
  • Xét nghiệm da
  • Sinh thiết da

Cách chữa trị ngứa ngoài da nên áp dụng

Bệnh ngứa da do côn trùng đốt, kích ứng hoặc dị ứng nhẹ không nguy hiểm, thường tự khỏi. Những trường hợp nặng hơn có thể cần phải chăm sóc và điều trị.

1. Chữa ngứa ngoài da tại nhà

Những cách dưới đây có thể làm dịu và chữa chứng ngứa da:

Cách 1: Dùng nha đam làm dịu da do ngứa

Nha đam có hoạt chất polysaccharides, glycoproteins có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, hạn chế các triệu chứng ngứa và viêm nhiễm trên da. Ngoài ra thảo dược cũng giúp cấp ẩm, điều trị ngứa ngoài da do khô da, cháy nắng.

Với nguyên liệu này, bạn chỉ cần lấy 1 ít gel nha đam bôi lên da bị ngứa mỗi ngày vài lần. Các triệu chứng sẽ giảm hẳn sau một thời gian.

nha đam chữa ngứa ngoài da
Gel nha đam giúp cấp ẩm, kháng khuẩn, giảm triệu chứng ngứa ngoài da

Cách 2: Dùng lá trầu không giảm ngứa da

Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, trị ngứa ngoài da do nhiều nguyên nhân. Cách làm như sau:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không rửa thật sạch rồi hãm với 1 lít nước sôi trong khoảng 10 phút cho tinh chất của lá tan ra trong nước.
  • Dùng nước lá trầu không để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Áp dụng mỗi ngày vài lần sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn.

2. Dùng thuốc uống + bôi

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc phù hợp, chẳng hạn như:

  • Thuốc uống: Dùng cách loại thuốc chống ngứa, trị dị ứng và viêm nhiễm như thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh,…
  • Thuốc bôi: Dùng những loại thuốc bôi chứa corticoid hoặc hoạt chất có khả năng kháng histamin để giảm các triệu chứng bệnh. Trong đó corticoid giúp ức chế các triệu chứng dị ứng, điều trị viêm sưng và ngứa.

Đảm bảo dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, cả về liều dùng, loại thuốc và thời gian sử dụng.

3. Chữa ngứa ngoài da bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc đông y cũng được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh do sử dụng thảo dược tự nhiên. Không chỉ điều trị các triệu chứng bên ngoài mà còn tăng cường chức năng của gan thận, nhờ đó mà làm giảm bệnh và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

thuốc đông y chữa ngứa ngoài da
Có nhiều bài thuốc đông y được áp dụng để chữa ngứa ngoài da

Bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Thuốc uống

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 30g thổ phục linh, 30g sinh thạch cao, 30g ý dĩ, 30g vỏ bí đao, 9g kinh giới, 9g thuyền thoái, 12g bạch tiêu bì, 12g phòng phong, 25g sinh địa hoàng, 6g cam thảo.
  • Dùng tất cả nguyên liệu sắc chung với 750ml nước cho đến khi còn 250ml thì tắt bếp.
  • Nước thuốc thu được dùng để uống hết trong ngày

Bài thuốc 2: Thuốc ngâm rửa

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 20g xà sàng tử, 20g bạch tiên bì, 20g thuyền thoái, 100g thương nhĩ tử, 100g bạch tật lê, 200g dạ giao đằng
  • Dùng tất cả nguyên liệu nấu với 5 lít nước cho tinh chất tan ra trong nước.
  • Đổ nước ra chậu rồi hòa với nước lạnh cho nguội bớt.
  • Dùng để ngâm rửa vùng da mắc bệnh khoảng 30 phút.
  • Mỗi ngày ngâm khoảng 2 lần, 1 thang thuốc có thể tận dụng trong 2 ngày

Tùy theo tình trạng bệnh mà thầy thuốc có thể gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp. 

Bệnh ngứa ngoài da nên kiêng gì và cách phòng tránh hiệu quả

Cần kết hợp các biện pháp chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để hỗ trợ việc điều trị bệnh như:

  • Hạn chế gãi dể tránh bệnh càng trầm trọng hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân có thể gây dị ứng: xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa..
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất có thể gây ngứa da: bụi bẩn, lông thú vật, một số thực phẩm.
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm phù hợp cho da.
  • Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách. Tránh sử dụng nước quá nóng có thể làm da mất đi lớp dưỡng ẩm tự nhiên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, hải sản, các thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Uống nhiều, nước mỗi ngày.
  • Vệ sinh da thường xuyên, rửa tay đúng cách nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Tập thể dục thường xuyên để tinh thần thoải mái, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó mà hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường về sức khỏe và tiến hành điều trị bệnh sớm.
lưu ý khi bị ngứa ngoài da
Khi da bị ngứa thì không nên gãi có thể làm da bị trầy xước

Tóm lại, ngứa ngoài da xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể rất nhẹ và tự khỏi hoặc kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng khác. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị.

Tham khảo thêm: 

Chia sẻ:
Cắt hẳn cơn ngứa mề đay, không lo tái phát chỉ sau một liệu trình Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu Ban Hoàn Bì Thang là phương thuốc chữa trị mề đay hiệu quả của Nhất Nam Y Viện. Bài…

Ngứa khắp người không nổi mẩn: Nguyên nhân và cách trị

Tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn có thể là các bệnh lý về da, nhưng cũng có khả…

Công thức thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin VTV2 giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang là giải pháp điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng được Trung…

Nổi mề đay ở tay – Nguyên nhân và cách trị nhanh nhất

Nổi mề đay ở tay thường khởi phát do dị ứng thực phẩm, tiếp xúc với côn trùng, căng thẳng…

Mề đay mẩn ngứa do HIV biểu hiện như thế nào?

Mề đay mẩn ngứa do HIV có biểu hiện nổi mẩn đỏ từng mảng và ngứa ngáy dữ dội, thường…

Bình luận (2)

  1. Nguyễn Thị Thu huế
    Nguyễn Thị Thu huế says: Trả lời

    Cháu cứ tắm xong rồi bị ngứa ngáy rất khó chịu liệu có giải pháp nào ko ạ

  2. Triệu Hương
    Triệu Hương says: Trả lời

    Cháu bị ngứa ngoài da dùng nhiều thuốc bôi mà k khỏi.bs có cách j hay giúp cháu đc k ak

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua