Trẻ bị mẩn ngứa khắp người – Nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ bị mẩn ngứa khắp người thường do kích ứng với dị nguyên và sản phẩm chăm sóc. Đây cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý, cần được điều trị.
Nguyên nhân làm trẻ bị mẩn ngứa khắp người
Trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến nhất gồm:
- Dị ứng thức ăn: Các loại thức ăn như sữa bò, trứng, đậu phộng, hải sản và đậu nành có thể gây ra phản ứng dị ứng, bao gồm nổi mẩn và ngứa. Triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc vài giờ sau đó.
- Dị ứng với phấn hoa, bụi và lông động vật: Những tác nhân này có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp hoặc khi trẻ hít phải. Dị ứng có thể khiến trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người. Sưng mặt, môi, lưỡi, họng và khó thở do sốc phản vệ cũng có thể xảy ra.
- Côn trùng cắn: Vết cắn của côn trùng như muỗi, kiến và ong thường để lại vết đỏ, sưng và ngứa. Một số trẻ có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với nọc côn trùng, khiến các nốt mẩn đỏ và ngứa lan rộng.
- Bệnh ngoài da: Trẻ bị mẩn ngứa khắp người có thể là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da như:
- Eczema: Đây là một tình trạng viêm da mạn tính gây ra những đốm ngứa và đỏ.
- Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Bệnh có thể xuất hiện do tiếp xúc với chất gây kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, hoặc kim loại.
- Nhiễm khuẩn: Các tình trạng nhiễm khuẩn như thủy đậu và sởi thường gây ra phát ban và ngứa trên toàn bộ cơ thể, kèm theo sốt cao. Nhiễm trùng da cũng có thể xuất hiện do vi khuẩn hoặc nấm.
- Phản ứng phụ từ thuốc: Thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác có thể gây ra phản ứng dị ứng dưới dạng phát ban ngứa. Triệu chứng thường trải rộng khắp cơ thể.
- Stress và lo lắng: Mặc dù ít gặp nhưng trẻ em cũng có thể phát triển các vấn đề da liên quan đến stress, bao gồm nổi mẩn và ngứa.
- Thay đổi nhiệt độ và mồ hôi: Trẻ tự nhiên bị nổi mẩn ngứa khắp người có thể do nhiệt độ đột ngột thay đổi hoặc tăng tiết mồ hôi. Điều này được gọi là mẩn ngứa nhiệt. Giữ cho cơ thể mát mẻ, mặc quần áo thoáng mát và tắm rửa mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa.
- Chất gây kích ứng môi trường: Khói thuốc, ô nhiễm không khí, chất tẩy rửa công nghiệp, và clorin trong nước bể bơi có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm của trẻ.
- Các bệnh về gan mật: Đôi khi ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da của trẻ liên quan đến các vấn đề về gan hoặc tình trạng ứ mật, tắc mật. T
Cách xử lý khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người
Trong hầu hết trường hợp, trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người do kích ứng hoặc dị ứng nhẹ. Những triệu chứng thường khỏi nhanh khi được chăm sóc tốt. Một số trường hợp có thể cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
1. Chăm sóc tại nhà
Chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người bao gồm những biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Nếu bạn nghi ngờ rằng một chất nào đó gây dị ứng cho trẻ, hãy loại bỏ chất đó khỏi môi trường sống của trẻ, chẳng hạn như phấn hoa. Ngoài ra nên giữ nhà cửa sạch sẽ. Điều này giúp giảm bụi nhà và các tác nhân gây dị ứng khác.
- Tắm rửa sạch sẽ: Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm và sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không mùi để loại bỏ chất gây kích ứng trên da.
- Kem chống ngứa: Sử dụng các loại kem hoặc lotion chống ngứa không chứa corticosteroid để giảm kích ứng và ngứa. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, cấp ẩm, giảm khô ráp và ngứa da. Ngoài ra sản phẩm cũng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh chàm và nhiều bệnh ngoài da khác.
- Chườm mát: Đây là biện pháp chữa nổi mề đay, mẩn ngứa hiệu quả và an toàn. Đặt khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh lên vùng da bị ngứa có thể giúp giảm sưng và ngứa ngáy.
- Cắt móng tay cho trẻ: Điều này ngăn chặn trẻ gãi mạnh và làm tổn thương da hơn nữa, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Quần áo rộng rãi, thoáng mát: Mặc quần áo làm từ bông hoặc vật liệu thoáng khí giúp giảm kích ứng da.
- Dinh dưỡng: Nếu nổi mẩn ngứa do dị ứng thức ăn, hãy đảm bảo loại bỏ hoàn toàn loại thức ăn gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ. Ngoài ra nên cho trẻ uống đủ nước để duy trì làn da khỏe mạnh.
- Giữ cho trẻ mát mẻ: Mẩn nhiệt có thể xảy ra do nhiệt độ cao và mồ hôi, vì vậy hãy giữ cho trẻ ở nơi mát mẻ và khô ráo.
Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng của trẻ không cải thiện hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, da rỉ dịch hoặc vết thương sâu… bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc mạnh hơn hoặc đề xuất các phương pháp điều trị khác.
2. Dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ cho bé sử dụng các loại thuốc phù hợp với thể trạng. Thông thường bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc sau để kiểm soát triệu chứng mẩn ngứa ở trẻ:
- Thuốc kháng Histamin H1 như: cetirizin, loratidin, acrivastin.
- Thuốc chống viêm chứa corticoid dạng uống hoặc tiêm.
- Thuốc bôi giảm ngứa cho trẻ.
Lưu ý khi dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ có thể gặp phải. Đặc biệt các loại thuốc chứa corticoid cần rất thận trọng, theo dõi liên tục phản ứng của trẻ, không sử dụng trong thời gian dài. Báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường.
3. Bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian từ các loại cây, lá tự nhiên có thể sử dụng để làm giảm bớt triệu chứng mẩn ngứa ở trẻ như:
+ Tăm với nước lá trầu không
- Lấy khoảng 5 lá trầu không rửa sạch rồi ngâm muối để tăng công dụng diệt khuẩn.
- Cắt nhỏ lá trầu không rồi cho vào nồi nước đun sôi lên.
- Dùng nước lá pha loãng cho ấm rồi tắm cho trẻ, phần bã có thể chà xát lên vùng da bị tổn thương.
- Kiên trì hàng ngày thì bệnh sẽ nhanh khỏi.
XEM THÊM: Cách dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay hiệu quả
+ Tắm với nước lá khế
- Lấy 1 nắm lá khế rửa thật sạch rồi vò nát cho tinh chất thoát ra ngoài.
- Bỏ lá khế đã vò nát vào nồi nước rồi đun sôi lên.
- Chắt phần nước để pha với nước nguội để tắm cho bé.
- Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
+ Bôi dầu dừa
Nếu bé bị mẩn ngứa mẹ chỉ cần bôi 1 lớp dầu dừa lên da khoảng 15 phút rồi lau khô lại. Chú ý bôi mỗi ngày 2 lần khi bé vừa tắm xong và trước khi đi ngủ để tăng công dụng.
Lưu ý: Các phương pháp dân gian chỉ dùng trong những trường hợp nhẹ, với những trường hợp nặng hầu như không có tác dụng.
Trẻ bị mẩn ngứa khắp người kiêng gì?
Khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người, để tránh làm triệu chứng thêm trầm trọng, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Giữ trẻ tránh xa các tác nhân có thể gây kích ứng như thảm len, bụi bặm, phấn hoa, lông thú nuôi…
- Tắm cho bé bằng các sản phẩm nhẹ dịu, không gây kích ứng da. Chú ý không tắm quá lâu và không nên tắm với nước quá nóng sẽ làm mất đi lớp ẩm tự nhiên bảo vệ da.
- Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm giàu đạm, có tính cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ.
- Che chắn khi ra ngoài.
- Tăng cường nhiều rau xanh và hoa quả tươi để gia tăng sức đề kháng.
- Dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày.
- Đảm bảo vệ sinh da thường xuyên, giữ da sạch sẽ.
- Cho bé mặc các trang phục rộng rãi với chất vải mềm mại, không gây kích ứng da
Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người do nhiều nguyên nhân nhưng thường không quá nghiêm trọng. Ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc để cải thiện. Nên thăm khám nếu triệu chứng nặng hoặc kéo dài.
BÀI ĐỌC THÊM:
- Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ và cách chữa hiệu quả nhất từ thảo dược
- Bệnh nổi mề đay ở trẻ em và cách chữa hiệu quả
Bình luận (3)
Con e 25 tháng tuổi, bé hay bị ngứa tuy hok bị côn trùng đốt… vẫn ngứa ngấy khó chịu và khi bé gãi chỗ ngứa sẽ nổi lên giống bị muỗi đốt hoặc kiến cắn.. xin cho e lời khuyên
Con e bị ngứa khắp người
Con mình bị mẫn ngứa khắp người và cả 2 vc mình cũng điều bị