Bệnh giời leo ở mắt – Nguy hiểm, chớ xem thường

So với các vị trí khác, bệnh giời leo xuất hiện ở mắt có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể gây tổn thương thị lực vĩnh viễn. Chính vì vậy ngay khi triệu chứng mới bùng phát, bạn cần tiến hành điều trị để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh giời leo ở mắt
Bệnh giời leo ở mắt không được điều trị có thể gây tổn thương thị lực vĩnh viễn

Tìm hiểu về bệnh giời leo ở mắt

Giời leo là tên gọi dân gian của bệnh zona thần kinh. Đây là một dạng nhiễm trùng da cấp tính do virus gây bệnh thủy đậu – Varicella zoster gây ra.

Khi bệnh thủy đậu được điều trị, virus này có xu hướng ẩn náu trong các dây thần kinh. Khi có điều kiện và môi trường thích hợp, virus varicella zoster sẽ tái hoạt động và gây ra nhiễm trùng da.

Giời leo là một bệnh lành tính và có thể thuyên giảm sau 7 – 10 ngày điều trị. Tuy nhiên nếu giời leo xuất hiện ở mắt, virus gây bệnh có thể làm tổn thương giác mạc, dây thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Tham khảo thêm: Virus gây bệnh giời leo là loại virus gì? Nguy hiểm như thế nào?

1. Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh giời leo ở mắt, bao gồm:

  • Khu vực da xung quanh mắt đỏ, hồng và có xu hướng ấm hơn vùng da bình thường
  • Da bắt đầu nổi các mụn nước có chứa dịch lỏng
  • Sau khoảng 1 – 2 ngày, dịch lỏng chuyển sang màu trắng đục
  • Sau đó các mụn nước có xu hướng vỡ ra, lở loét và liền sẹo

Nếu tổn thương da quá gần mắt, bạn có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn:

  • Mắt đau nhức
  • Rối loạn điều tiết mắt
  • Mờ mắt
  • Bỏng rát mắt
  • Có cảm giác cộm khi chớp mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa mắt

Xem ngay: Các biểu hiện giời leo ở trẻ em giúp nhận biết nhanh

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh giời leo là do virus varicella zoster tái hoạt động trở lại sau nhiều năm điều trị bệnh thủy đậu.

Bệnh giời leo ở mắt
Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân kích thích virus varicella zoster tái hoạt động trở lại

Ngoài ra, bệnh lý này phát sinh còn do một số yếu tố nguy cơ như:

  • Suy giảm miễn dịch
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Người mắc bệnh về máu 
  • Viêm não/ viêm màng não
  • Stress
  • Thực hiện xạ trị, hóa trị

Biến chứng của bệnh giời leo ở mắt

Virus varicella zoster có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như không kiểm soát kịp thời. Không giống với những vị trí khác, giời leo ở mắt là khu vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi hoạt động của virus gây bệnh.

Virus có thể di chuyển từ bên ngoài da vào các bộ phận bên trong mắt bao gồm dây thần kinh thị giác, giác mạc, kết mạc,… Đồng thời làm phát sinh các biến chứng như:

  • Viêm loét giác mạc
  • Giảm thị lực
  • Sẹo giác mạc
  • Hoại tử giác mạc
  • Bội nhiễm
  • Mù lòa.

Trong trường hợp virus hoạt động mạnh và xâm nhập vào các dây thần kinh của mặt, một số biến chứng như tê liệt mặt, mất vị giác, đau tai, điếc, tai biến mạch máu não, viêm màng não,…. có thể xảy ra. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng.

Điều trị bệnh giời leo ở mắt

Để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh giời leo ở mắt, bạn cần phải tiến hành khắc phục ngay khi triệu chứng bùng phát. Phương pháp phổ biến trong điều trị giời leo là sử dụng thuốc. Nếu tổn thương da có phạm vi nhỏ, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng các loại thuốc bôi trị giời leo. Tuy nhiên nếu nhận thấy nguy cơ virus bùng phát, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng phối hợp với thuốc đường uống.

bệnh giời leo ở mắt
Sử dụng thuốc là biện pháp chính trong điều trị bệnh giời leo ở mắt

Những loại thuốc thường dùng:

  • Dung dịch sát trùng (Hồ nước, Tím methyl, Xanh methylene,…): Các dung dịch này được sử dụng lên vùng da bị tổn thương nhằm sát trùng, ngăn chặn bội nhiễm và hạn chế tình trạng lây lan.
  • Thuốc kháng virus tại chỗ (Acyclovir cream): Thuốc kháng virus tại chỗ được sử dụng nhằm ngăn chặn sự phân đôi tế bào của virus varicella zoster. Từ đó kìm hãm quá trình bùng phát và hoạt động của virus này. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc lên các vùng da nhạy cảm (vùng da mắt) . Ngoài ra, thuốc kháng virus tại chỗ không thích hợp với trẻ em dưới 12 tuổi và sản phụ.
  • Thuốc kháng virus đường uống: Được sử dụng trong trường hợp tổn thương da có phạm vi lớn hoặc đáp ứng kém với thuốc điều trị tại chỗ. Liệu trình sử dụng thuốc kháng virus đường uống thường kéo dài từ 7 – 10 ngày.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt (Acetaminophen, NSAIDs): Ngoài những biểu hiện trên da, virus varicella zoster còn khiến cơ thể mệt mỏi, sốt, đau nhức,… Trong trường hợp này, người bệnh được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc giảm đau hạ sốt để cải thiện. Tuy nhiên nhóm thuốc này không thích hợp với bệnh nhân suy gan nặng, người bị loét dạ dày tá tràng tiến triển,…

Nếu bệnh giời leo gây tổn thương quá gần mắt, bác sĩ có thể không cho phép sử dụng thuốc bôi. Dùng thuốc bôi lên vùng da này có thể làm phát sinh triệu chứng kích ứng, quá mẫn,…

Để dự phòng những rủi ro phát sinh trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về loại, liều dùng và thời gian sử dụng thuốc.

Chăm sóc & dự phòng tái phát bệnh giời leo ở mắt

Tổn thương da do bệnh giời leo gây ra có nguy cơ bội nhiễm, dẫn đến hoại tử giác mạc nếu không chăm sóc đúng cách. Chính vì vậy song song với việc sử dụng thuốc, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ vùng da này.

bệnh giời leo ở mắt
Dụi mắt có thể làm vỡ mụn nước và tạo điều kiện để virus xâm nhập vào các cơ quan bên trong

Các biện pháp chăm sóc trong quá trình điều trị:

  • Tuyệt đối không dụi hay chà xát lên vùng da tổn thương. Hành động này có thể khiến da bị chảy dịch và lở loét nghiêm trọng. Hơn nữa, việc dụi mắt còn gián tiếp đưa virus vào bên trong giác mạc và gây ảnh hưởng đến thị lực.
  • Vệ sinh vùng da mắt bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày. Bạn nên dùng bông gòn thấm dung dịch nước muối rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương.
  • Rửa sạch tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với vùng da bị bệnh nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm virus sang người khác.

Dự phòng bệnh giời leo ở mắt tái phát:

  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức chống chịu cho cơ thể bằng cách thiết lập chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học.
  • Hạn chế căng thẳng kéo dài. Để tránh tình trạng stress, bạn có thể dành thời gian nghỉ ngơi, giảm áp lực công việc và chia sẻ với bạn bè, người thân những suy nghĩ tiêu cực.
  • Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu, zona thần kinh.
  • Chủ động tiêm vaccine phòng ngừa virus varicella zoster.

Bệnh giời leo ở mắt có mức độ nguy hiểm hơn so với những vị trí khác. Chính vì vậy bạn cần tiến hành điều trị ngay khi triệu chứng mới phát sinh. Trong trường hợp giời leo gây đau mắt và tổn thương thị lực nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện để được theo dõi và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Bị giời leo có quan hệ được không? Nên lưu ý những gì?

Chia sẻ:
Bị giời leo mấy ngày thì khỏi?
Nhiều người thắc mắc bệnh giời leo mấy ngày thì khỏi. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng giời leo gây ra những tổn thương da nghiêm trọng, đau rát…
Cách trị giời leo cho bé an toàn không để lại sẹo

Cần áp dụng những cách trị giời leo cho bé an toàn và phù hợp để sớm khắc phục bệnh,…

Các biểu hiện giời leo ở trẻ em dễ nhận biết

Biểu hiện của bệnh giời leo ở trẻ em không chỉ tập trung tại vùng da tiếp xúc mà còn…

3 Cách trị giời leo ở miệng nhanh nhất không cần thuốc

Bệnh giời leo ở miệng được đặc trưng bởi nhưng đám mụn nước ở môi và quanh miệng, kèm theo…

Bệnh giời leo có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh giời leo có lây không?

Nắm rõ bệnh giời leo có lây không để có những cách ngăn ngừa phù hợp. Căn bệnh này gây…

Bị giời leo kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi, không để lại sẹo?

Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người. Bên cạnh thực phẩm có lợi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua