Đau dây thần kinh hông – Dấu hiệu và cách chữa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau dây thần kinh hông (đau dây thần kinh hông to) đặc trưng bởi cơn đau khởi phát từ thắt lưng chạy dọc xuống hông, đùi và bắp chân. Bệnh có thể xảy ra do thói quen ít vận động, cơ thể béo phì, thường xuyên mang vác nặng hoặc có thể là hệ quả của bệnh tiểu đường và thoát vị đĩa đệm.

đau dây thần kinh hông to
Đau dây thần kinh hông là bệnh lý thường gặp ở người béo phì, ngồi nhiều, ngồi sai tư thế,…

Đau dây thần kinh hông to và Dấu hiệu nhận biết

Đau dây thần kinh là tình trạng chèn ép dây thần kinh ở thắt lưng, gây đau từ thắt lưng đến hông và có thể lan xuống đùi, đầu gối, bắp chân. Thường xuất hiện ở một bên hông, hiếm khi cả hai bên, có thể do lối sống kém hoặc bệnh lý mãn tính.

đau dây thần kinh hông phải
Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng cơn đau chạy dọc từ thắt lưng đến vùng hông, bắp đùi và đầu gối

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dây thần kinh hông:

  • Cơn đau khởi phát ở vùng đốt sống thắt lưng, sau đó di chuyển đến vùng mông, hông và đùi.
  • Cảm nhận rõ thấy cơn đau và cảm giác tê bì chạy dọc theo dây thần kinh tọa.
  • Cơn đau có mức độ nhẹ trong thời gian đầu, sau chuyển sang đau nhói và đau dữ dội – nhất là khi ho, vận động mạnh và đi lại.
  • Khi dây thần kinh hông bị chèn ép nặng nề, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng đi kèm khác như ngứa ran, tê bì…

Xem thêm: Người bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ?

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh hông

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đau dây thần kinh hông là do hệ quả của các bệnh lý xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, u xương… 

đau dây thần kinh hông phải
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau dây thần kinh hông to

Ngoài ra bệnh cũng có thể khởi phát do một số yếu tố rủi ro sau đây:

  • Béo phì: có thể làm tăng áp lực lên đĩa đệm và cột sống, từ đó làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh hông to.
  • Tuổi cao: khiến cột sống suy yếu, dẫn đến tình trạng mất cân bằng cấu trúc và gây chèn ép các dây thần kinh lân cận.
  • Tính chất nghề nghiệp: người làm công việc văn phòng, tài xe, mang vác nặng… thường có nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh hông cao hơn bình thường.
  • Hệ quả của bệnh tiểu đường: đường huyết trong máu tăng quá cao có thể gây tổn thương và làm rối loạn hoạt động của cơ quan thần kinh.
  • Mang thai: Hormone được sản sinh trong thời gian mang thai có thể khiến dây chằng, xương khớp giãn ra và gây áp lực lên dây thần kinh hông to. 
  • Nguyên nhân khác: Chấn thương cột sống, nhiễm trùng, hội chứng chùm đuôi ngựa, hẹp cột sống bẩm sinh…

Bệnh đau dây thần kinh hông to có nguy hiểm không?

Đau dây thần kinh hông to thường phản ứng tốt với điều trị, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, ăn uống kém và vận động khó khăn.

Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây chèn ép dây thần kinh và biến chứng nghiêm trọng:

  • Mất cảm giác ở chân/ hông: Dây thần kinh không chỉ là cơ quan truyền tín hiệu từ não bộ đến các chi mà còn dẫn truyền tín hiệu từ các bộ phận của cơ thể đến não bộ. Trong trường hợp dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng, bạn có thể không nhận thấy bất cứ cảm giác gì ở bên hông và chân bị ảnh hưởng.
  • Yếu cơ: Đau dây thần kinh tọa có thể khiến bên chân bị ảnh hưởng gặp khó khăn khi vận động. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ bắp bị teo và suy yếu.
  • Mất kiểm soát ruột và bàng quang: Đau dây thần kinh hông to không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của chi dưới mà còn kiểm soát chức năng của bàng quang và ruột. Nếu không tiến hành điều trị, bạn có thể gặp phải biến chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.

Đọc thêm: Các loại thuốc trị đau dây thần kinh tọa, giảm đau tốt

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán đau dây thần kinh hông to được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh. Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng đến trực tiếp quá trình điều trị và chăm sóc.

bệnh đau dây thần kinh hông to
Chẩn đoán đau dây thần kinh hông to bao gồm thăm khám và xét nghiệm hình ảnh (X-Quang, MRI, CT)

Các phương pháp chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh hông to:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số động tác nhằm quan sát phản ứng cơ bắp, kiểm tra phạm vi chuyển động của thắt lưng và chân.
  • X-Quang: Hình ảnh từ X-Quang hiển thị rõ các mô xương. Qua hình ảnh từ xét nghiệm này, bác sĩ có thể nhận thấy cấu trúc xương sống và sự hình thành gai xương bất thường.
  • Chụp CT: Hình ảnh từ chụp CT cho phép bác sĩ quan sát các lớp cắt lát của cột sống và những cơ quan lân cận. Xét nghiệm này được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ có khối u, nhiễm trùng, chấn thương…
  • MRI: Hình ảnh từ MRI mô tả chi tiết mô mềm và xương sống.
  • Điện cơ EMG: Kỹ thuật này dùng xung điện kích thích nhằm quan sát phản ứng của cơ bắp và dây thần kinh. Điện cơ EMG được thực hiện nếu nghi ngờ đau dây thần kinh hông to do hẹp ống cột sống bẩm sinh hoặc do thoát vị đĩa đệm.

Cách chữa bệnh đau dây thần kinh hông to

Nguyên tắc điều trị bệnh lý này là kiểm soát cơn đau, cải thiện khả năng vận động và phục hồi chức năng của dây thần kinh tọa.

1. Dùng thuốc

Để cải thiện cơn đau nhức và triệu chứng tê bì, ngứa ran do đau dây thần kinh tọa gây ra, bác sĩ có thể kê NSAIDs, thuốc chống trầm cảm, giãn cơ, và Opioids. NSAIDs thường được ưu tiên vì ít tác dụng phụ, nhưng nếu không đỡ, các loại thuốc khác như Opioids có thể được dùng để kiểm soát đau nặng, dù chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

2. Vật lý trị liệu

Song song với việc sử dụng thuốc, bạn cần kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của dây thần kinh, tăng cường cơ bắp và điều chỉnh lại một số tư thế sai lệch.

Phương pháp này có độ an toàn cao và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào khi áp dụng, đặc biệt còn đem lại hiệu quả lâu dài.

Tham khảo thêm: Bị chèn dây thần kinh bả vai đau nhức phải làm sao?

3. Tiêm thuốc chứa steroid

Với những trường hợp cơn đau có mức độ nghiêm trọng và không có đáp ứng với việc dùng thuốc, bác sĩ có thể tiêm thuốc corticosteroid vào khu vực thắt lưng. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm, từ đó cải thiện cơn đau và các triệu chứng đi kèm.

đau dây thần kinh hông to
Trong trường hợp cơn đau có mức độ nặng nề, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid vào vùng thắt lưng

Tuy nhiên, corticosteroid là loại thuốc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và dễ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy thuốc chỉ được sử dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật cho đau dây thần kinh tọa được chỉ định khi có chèn ép nặng, gây ảnh hưởng đến thận, bàng quang. Phương pháp này nhằm loại bỏ dịch nhầy từ đĩa đệm thoát vị và ổn định cột sống. Tuy nhiên, do nguy cơ biến chứng, cần thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi phẫu thuật.

Một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị đặc hiệu, bạn cũng có thể làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa triến triển của bệnh bằng các biện pháp tại nhà sau đây:

cách chữa đau dây thần kinh hông
Nên tập yoga thường xuyên để cải thiện cơn đau và phục hồi chức năng của dây thần kinh hông to
  • Tập yoga 20-30 phút/ngày để giảm áp lực lên dây thần kinh và tăng cường cơ bắp.
  • Chườm lạnh/ấm vùng đau để giảm viêm và đau. Có thể dùng thảo dược tự nhiên (ngải cứu, trầu không) rang với muối, sau đó bọc lại trong túi vải và chườm lên vùng thắt lưng.
  • Xoa bóp – bấm huyệt tại vùng thắt lưng giúp kích thích tuần hoàn máu, cải thiện đau.
  • Nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, kiểm soát cân nặng và dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh đau dây thần kinh hông to. Để được tư vấn cụ thể về cách khắc phục, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Thần kinh hoặc Cơ xương khớp.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Chữa đau dây thần kinh tọa bằng đông y có hiệu quả?
Chữa đau dây thần kinh tọa bằng đông y được nhiều người bệnh áp dụng vì tác động đến căn nguyên bệnh, giúp cải thiện cơn đau và hạn chế…
Đau dây thần kinh chân – Dấu hiệu và cách điều trị

Đau dây thần kinh chân có thể xảy ra do chấn thương, mang giày cao gót trong thời gian, béo…

Phương pháp chữa đau thần kinh tọa bằng diện chẩn

Chữa đau thần kinh tọa bằng diện chẩn là phương pháp an toàn, không tác dụng phụ nhưng mang lại…

xoa bóp bấm huyệt chữa đau dây thần kinh tọa Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

Ngoài việc điều trị bằng Tây y thì phương pháp xoa bóp bấm huyệt cũng là cách tốt giúp chữa…

Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa – vật lý trị liệu

Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu là cách giúp tăng cường tuần hoàn…

đau thần kinh tọa nên tập thể dục như thế nào Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào để cải thiện bệnh

Tập thể dục là phương pháp rèn luyện thân thể mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và cải thiện…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua