Đau dây thần kinh tọa nên uống thuốc gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Khi đối mặt với câu hỏi “Đau thần kinh tọa nên uống thuốc gì?”, người bệnh thường tìm kiếm các giải pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các lựa chọn phổ biến và những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc để giảm bớt những rủi ro do đau thần kinh tọa gây ra. 

Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì?
Người bị đau dây thần kinh tọa có thể sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giảm đau hoặc thuốc corticosteroid để điều trị bệnh.

Theo các chuyên gia hệ cơ xương khớp cho biết, có khoảng 4 đến 10 người sẽ bị kích thích dây thần kinh tọa hoặc bị đau thần kinh tọa tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Cơn đau này thường bắt đầu từ dây thần kinh ở cột sống dưới, lan qua mông xuống đến chân và ngón chân.

Mức độ đau thay đổi theo giai đoạn: từ nhẹ, với cảm giác nóng rát và tê cứng khi hoạt động, đến nặng, khi cảm giác đau kéo dài ngay cả khi nghỉ ngơi. Sớm chẩn đoán và điều trị không chỉ giúp giảm đau mà còn ngăn ngừa biến chứng, với thuốc là giải pháp nhanh chóng để kiểm soát cơn đau.

Đau thần kinh tọa nên uống thuốc gì?

Thông thường, sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị phù hợp với từng đối tượng bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng ở bệnh nhân đau thần kinh tọa.

1. Thuốc giảm đau không kê đơn

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn dưới đây:

  • Acetaminophen
  • NSAID như ibuprofen (Advil và Motrin)
  • Aspirin
  • Naproxen (Aleve)
  • Ketoprofen

Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thuốc paracetamol hoặc các loại thuốc phối hợp hay thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như celecoxilo để điều trị đau thần kinh tọa. Còn đối với trường hợp đau nặng, bệnh nhân có thể giảm đau bằng nhóm thuốc opioid (bao gồm codein và tramadol).

Xem thêm: Bệnh đau thần kinh tọa khám ở bệnh viện nào tốt?

2. Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAID

Thuốc kháng viêm không chứa steroid có tác dụng giảm đau và kháng viêm, giúp làm dịu và đẩy lùi cơn đau do đau thần kinh tọa gây ra. Ibuprofen, naproxen và diclophenac là thuốc thuộc nhóm NSAID thường được bác sĩ kê đơn điều trị đau dây thần kinh tọa.

3. Nhóm thuốc corticosteroid

Một số loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid như triamcinolone, betamethason và prednisolon có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Chính vì vậy, chúng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng điều trị bệnh đau thần kinh tọa. 

Nên uống thuốc gì để chữa trị bệnh đau thần kinh tọa
Nhóm thuốc corticosteroid dạng tiêm và viên đều được dùng với mục đích giúp giảm đau do dây thần kinh tọa bị chèn ép.

Nhóm thuốc corticosteroid thường được dùng dưới dạng thuốc viên và tiêm. Trong một số trường hợp bệnh nặng, nếu thuốc viên không đáp ứng khả năng trị liệu, chuyên viên y tế sẽ sử dụng thuốc corticosteroid tiêm vào không gian xung quanh cột sống, giúp giảm áp lực từ cột sống lên dây thần kinh tọa và giảm đau.

4. Nhóm thuốc giãn cơ

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giãn mạch, giãn cơ như tolperison, mephonecin, thiocolchicosid, eperison và methocarbamol để làm giảm co thắt cơ, hạn chế đau nhức do thần kinh tọa gây ra. 

5. Thuốc chống động kinh

Pregabalin và gabapentin là hai loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống động kinh, có tác dụng giảm đau do dây thần kinh tọa bị chèn ép.

Xem thêm: Tìm hiểu bệnh án đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền

6. Một số loại thuốc khác

Ngoài các loại thuốc nêu trên, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc sau để điều trị đau dây thần kinh tọa.

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Bao gồm doxepin và amitriptyline giúp giảm cơn đau nhức do bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra.
  • Thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh ngoại (galantamine): Thuốc thường được chỉ định trong trường hợp đau dây thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc với liều thấp. Bởi galantamine có thể gây phản ứng phụ như choáng váng, buồn nôn hoặc đau bụng.
  • Vitamin nhóm B: Các loại vitamin nhóm B bao gồm B1, B6 và B12 có tác dụng nhất định đối với hệ thần kinh, giúp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa. 

Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh tọa

Khi sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh tọa, có một số lưu ý quan trọng bạn cần nhớ để đảm bảo an toàn và hiệu quả của liệu pháp:

  • Chỉ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm liều lượng và thời gian điều trị. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Hãy nhận biết các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào, đặc biệt là những tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc không mong muốn.
  • Một số loại thuốc khi dùng chung có thể gây ra tương tác không mong muốn hoặc giảm hiệu quả của thuốc. Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
  • Đôi khi, cần thay đổi lối sống và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng có thể hỗ trợ quá trình điều trị.

Trên đây là các loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Thông thường, đối với loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng sẽ căn cứ vào mức độ nặng nhẹ ở mỗi bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ đồng ý, tránh trường hợp thuốc gây ra những hệ lụy không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Chèn dây thần kinh là gì, hay bị ở vị trí nào?

Chèn ép dây thần kinh là tình trạng xảy ra khi có một lực tác động lên các dây thần…

Tìm hiểu bệnh án đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền

Chữa đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền là phương pháp được rất nhiều người quan tâm và…

Bệnh đau thần kinh tọa có tự hết không? Bệnh đau thần kinh tọa có tự hết không?

Đau thần kinh tọa mang lại nỗi đau dai dẳng, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn cho nhiều…

Bệnh đau thần kinh tọa khám ở bệnh viện nào tốt?

Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm là khi mắc bệnh đau thần kinh tọa khám…

Người bị đau dây thần kinh tọa nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Để giải quyết các triệu chứng của đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân cần phải hiểu rõ vấn đề…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua