Đau thần kinh tọa ở người già và những điều cần biết
Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý rất dễ khởi phát ở người già. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh lý này nhiều hơn hẳn so với các đối tượng người trẻ.
Tìm hiểu về chứng đau dây thần kinh tọa ở người già
Tìm hiểu những kiến thức về bệnh là phương án tốt nhất giúp bạn có thể sớm phát hiện và điều trị.
1. Nguyên nhân
Càng về già, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng. Điều này khiến cho hệ thống xương khớp dễ bị suy yếu và thoái hóa. Cùng với đó là sự xuất hiện của các gai xương ở khớp và đốt sống, điển hình là đốt sống thắt lưng. Khiến cho dây thần kinh tọa bị chèn ép nặng nề và dẫn đến đau nhức.
Ngoài tình trạng thoái hóa, người già còn rất dễ gặp phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Cơn đau dây thần kinh tọa sẽ khởi phát khi phần nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép lên tủy sống cùng các rễ dây thần kinh.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa ở người lớn tuổi:
- Vấn đề cân nặng
- Bệnh tiểu đường
- Thói quen sinh hoạt
- Mất canxi thời kỳ mãn kinh
- Chế độ ăn kém khoa học
Tham khảo: Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
2. Triệu chứng
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa ở người già:
- Đau nhức khởi phát ở vùng thắt lưng
- Cơn đau lan tỏa xuống tận khu vực chân
- Càng vận động tình trạng đau nhức càng dữ dội
- Các cơn đau thường nhói lên khi hắt hơi, ho hay cười
- Khả năng vận động bị hạn chế
Ở người già, các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng xuất hiện thường xuyên với mức độ nặng nề hơn. Cần sớm thăm khám để khắc phục, tránh những vấn đề không mong muốn xảy ra.
Điều trị đau dây thần kinh tọa ở người già
Ở người cao tuổi, việc điều trị bất cứ vấn đề sức khỏe nào cũng sẽ gặp khó khăn hơn so với người trẻ tuổi. Bởi hiện trạng sức khỏe của người già thường suy yếu. Chính vì vậy sẽ rất dễ gặp phải những rủi ro trong điều trị.
1. Dùng thuốc
Mục đích của việc sử dụng thuốc là ức chế triệu chứng để bảo toàn khả năng vận động cho người bệnh. Đây là biện pháp phổ biến nhất trong điều trị đau dây thần kinh tọa cho cả người già và người trẻ.
Một số loại thuốc sau có thể sẽ được bác sĩ chỉ định:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Tramadol, Codein, Aspirin…
- Thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, Piroxicam, Etoricoxib, Naproxen…
- Thuốc giãn cơ: Tolperisone, Eperisone…
Khi các loại thuốc trên không đáp ứng triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng.
2. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa rất an toàn, đặc biệt phù hợp với đối tượng người cao tuổi. Tác động vật lý từ các liệu pháp sẽ giúp xoa dịu nhanh chóng tình trạng đau nhức. Từ đó giúp cải thiện đáng kể chức năng vận động.
Liệu pháp nhiệt và các bài tập vận động là hai phương pháp thông dụng nhất trong điều trị đau dây thần kinh tọa ở người già bằng vật lý trị liệu.
- Liệu pháp nhiệt: Có thể dùng nguồn nhiệt nóng hoặc lạnh tùy thuộc vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Thông thường tác dụng nhiệt lạnh sẽ được dùng khi có tình trạng sưng viêm xuất hiện.
- Các bài tập vận động: Sẽ giúp kéo giãn cơ lưng, giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép. Đồng thời cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường độ linh hoạt cũng như dẻo dai cho khớp và đốt sống.
Trong quá trình tập luyện các bài tập vận động, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ trị liệu. Bởi tuổi cao là trở ngại lớn, rất dễ phát sinh các vấn đề rủi ro khi tập luyện.
Tham khảo: Chèn dây thần kinh gây tê tay: Triệu chứng – điều trị
3. Can thiệp ngoại khoa
Thể trạng của người già thường bị suy yếu nên rất khó đáp ứng yêu cầu của các cuộc phẫu thuật. Can thiệp ngoại khoa chỉ được yêu cầu khi bệnh quá nặng khiến chức năng vận động bị đe dọa nghiêm trọng.
Trước khi chỉ định phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro. Bởi ở đối tượng người già, cả trong và sau phẫu thuật luôn tiềm ẩn rất lớn nguy cơ gặp phải biến chứng.
4. Một số lưu ý
Trong và sau thời gian điều trị, bạn luôn phải chú ý đến việc kiểm soát tình trạng bệnh. Cần thực hiện một số vấn đề sau để phục hồi bệnh tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát:
- Thực hiện tốt các bài tập vật lý trị liệu dưới chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tránh các tư thế xấu trong làm việc và sinh hoạt.
- Rèn luyện thể dục thể thao với mức độ phù hợp.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu vitamin D, canxi và omega-3…
- Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
Đau dây thần kinh tọa ở người già là bệnh lý thường gặp ảnh hưởng rất xấu đến chức năng vận động. Cần sớm thăm khám, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được khắc phục. Ngoài ra, bạn nên thực hiện tốt các phương án chăm sóc và dự phòng để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!