Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình?
Khi bị đau thần kinh tọa thì có nên tập thể hình không? Liệu việc tập luyện có giúp cải thiện triệu chứng hay sẽ làm bệnh tình nặng nề thêm? Thắc mắc này sẽ được giải đáp qua nội dung bài viết bên dưới.
Khi bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình
Khi bị đau thần kinh tọa, bạn sẽ thường xuyên chịu những cơn đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ thắt lưng xuống hông, mông và lan dần xuống chi dưới.
Những cơn đau xuất hiện do các nguyên nhân như:
- Di chứng chấn thương
- Vận động quá mức
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa cột sống
Vậy khi đau dây thần kinh tọa có tập thể hình được không? Các chuyên gia xương khớp cho rằng, bạn vẫn có thể tập thể hình khi đang phải sống chung với hiện trạng đau thần kinh tọa.
Nhiều bài tập thể hình tác dụng lực rất tốt đến vùng thắt lưng, hông và nửa thân dưới. Tập luyện đều đặn sẽ giúp kéo giãn các đốt sống thắt lưng và cơ xương, giải phóng dây thần kinh tọa bị chèn ép. Từ đó cải thiện phần nào tình trạng đau nhức.
Tuy nhiên, việc tập luyện vào lúc này sẽ không đơn giản như những người bình thường. Bạn cần hết sức chú ý đến việc chọn bài tập cũng như phân bổ thời gian cùng cường độ tập luyện phù hợp.
Xem thêm: Người bị đau dây thần kinh tọa nên ăn gì? Không nên ăn gì?
Gợi ý bài tập thể hình cho người đau thần kinh tọa
Đối với bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa thì việc lựa chọn bài tập thể hình là vấn đề vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây.
1. Bài tập Squat
Bài tập này tác dụng rất nhiều lực đến nửa thân dưới, đây cũng chính là đường chạy dọc dây thần kinh tọa. Tập luyện với mức độ vừa đủ sẽ giúp giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó có thể giúp cải thiện và hạn chế tần suất xuất hiện của triệu chứng đau nhức.
Thực hiện:
- Đứng thẳng trên sàn, 2 chân mở rộng bằng vai.
- 2 tay đan vào nhau, để trước ngực.
- Từ từ hạ thấp trọng tâm đến khi phần đùi song song với sàn tập.
- Giữ nguyên tư thế trên 1 nhịp rồi trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện lặp lại động tác 7 -10 lượt/lần, 3 lần/1 bài tập.
Khi thực hiện squat bạn nên kết hợp với việc thở đều, lúc hạ trọng tâm nên hít sâu và khi trả về tư thế chuẩn bị cần thở ra. Nếu đang bị đau thần kinh tọa bạn không nên tập luyện với tạ.
2. Bài tập Dead Lift
Dead Lift còn có tên gọi khác là bài tập nhấc tạ đòn cho lưng dưới. Bài tập này tác dụng lực rất tốt lên khu vực cột sống thắt lưng. Nhấc tạ đòn sẽ giúp các đốt sống được giãn ra, giảm bức áp lực đè nén lên dây thần kinh tọa.
Thực hiện:
- Đứng thẳng trên sàn tập với tư thế 2 chân mở rộng hẹp hơn vai một khoảng 20cm.
- Cúi người xuống nắm thanh tạ, khoảng cách 2 tay bằng vai.
- Giữ thanh tạ ở gần ống chân sau đó ngẩng đầu lên và đứng từ từ lên.
- Lặp lại động tác khoảng 5 – 7 lượt/lần, 2 – 3 lần/1 bài tập.
Bạn cần chú ý chọn độ nặng của tạ phù hợp. Bởi khi đang bị đau thần kinh tọa thì sức chịu đựng của cột sống sẽ thấp hơn bình thường. Hãy cẩn trọng với phần lưng, không được xoay lưng khi tập và cần giữ cho cột sống được thẳng.
3. Bài tập Good Mornings
Bài tập này còn có tên là tạ đòn gánh, sử dụng sự chuyển động trực tiếp của phần cơ lưng dưới. Luyện tập đúng cách sẽ kéo giãn phù hợp phần cột sống thắt lưng và cải thiện tốt hơn tình trạng đau thần kinh tọa mà nhiều người đang gặp phải.
Thực hiện:
- Đặt thanh tạ cân bằng trên phần cầu vai dưới.
- Giữ thẳng lưng, gối hơi chùng xuống.
- Uốn phần eo đồng thời cúi người xuống song song với mặt đất.
- Dừng lại 1 nhịp và trả về tư thế ban đầu.
- Lặp lại động tác khoảng 10 – 15 lần.
Cũng giống như bài tập Dead Lift, ở bài tập này bạn cần chọn tạ có mức nặng phù hợp. Chú ý trụ vững chân trên sàn tập để tránh gặp vấn đề rủi ro.
Xem ngay: Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào để cải thiện bệnh
4. Bài tập Hyperextension
Đây cũng chính là bài tập rất phù hợp với những người đang sống chung với bệnh đau thần kinh tọa. Nhờ có sự hỗ trợ của ghế Hyperextension mà việc tập luyện sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thực hiện:
- Nằm sấp trên ghế tập Hyperextension.
- Căn chỉnh sao cho chỉ phần đùi của bạn tiếp xúc với ghế.
- Đặt gót chân ở dưới đệm đỡ, hai tay đan chéo ở trước ngực.
- Thở ra và cúi người xuống đến lúc cơ thể ở tư thế song song với sàn tập.
- Giữ 1 – 2 giây rồi hít vào, từ từ trả lại trạng thái ban đầu.
- Thực hiện các thao tác trên 5 – 7 lượt/lần, 3 lần/1 bài tập.
Để nhận được kết quả tốt, khi tập bạn cần siết chặt hông, giữ thẳng cột sống và hít thở đều đặn. Khi đang bị đau thần kinh tọa bạn không nên kết hợp tập với tạ.
Lưu ý khi tập thể hình nếu bị đau thần kinh tọa
Để nhận được kết quả tốt và hạn chế những vấn đề không mong muốn xảy ra khi tập thể hình, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần chú ý đến các khuyến nghị sau:
- Lựa chọn những bài tập phù hợp với hiện trạng sức khỏe, và bắt đầu với các động tác nhẹ nhàng. Sau đó có thể cân nhắc tập luyện những bài khó hơn theo hướng dẫn của huấn luyện viên.
- Tránh sử dụng tạ nặng khi tập luyện.
- Cần dành thời gian khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập, giúp cột sống và các khớp xương được giãn ra, hạn chế vấn đề chấn thương phát sinh.
- Có thể sử dụng đai lưng để giúp cho cột sống được thẳng.
- Nếu có những vấn đề không mong muốn phát sinh khi tập luyện bạn cần tạm thời ngưng tập và báo cho bác sĩ.
Việc tập thể hình chỉ là phương pháp bổ trợ để cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa. Bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ để có quá trình chữa bệnh tốt nhất. Đồng thời, nên điều chỉnh lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giúp bệnh chóng lành.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!