Chèn dây thần kinh là gì, hay bị ở vị trí nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Chèn ép dây thần kinh là tình trạng xảy ra khi có một lực tác động lên các dây thần kinh từ xương, sụn, cơ hoặc gân. Các áp lực này gián đoạn làm mất chức năng của dây thần kinh dẫn đến tình trạng ngứa ran, đau rát, tê hoặc làm mất sức lực cơ bắp.

chèn ép dây thần kinh
Chèn ép dây thần kinh gây nhức mỏi ở khu vực bị ảnh hưởng

Chèn ép dây thần kinh là gì?

Chèn ép dây thần kinh là tình trạng áp lực từ các mô xung quanh gây rối loạn chức năng dây thần kinh, dẫn đến đau, tê, hoặc yếu cơ.

Tình trạng này có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời quan trọng để tránh tổn thương dây thần kinh lâu dài.

Các vị trí thần kinh bị chèn ép phổ biến

Các vị trí thần kinh bị chèn ép phổ biến bao gồm lưng dưới (L4, L5) và cổ (C6, C7) do chúng chịu lực nặng và di chuyển nhiều. Lưng dưới hỗ trợ trọng lượng cơ thể lớn, còn cổ dễ tổn thương vì đầu nặng và thường xuyên chuyển động. 

Ngoài ra, các dây thần kinh ở lưng, mông, vai, cổ tay, các ngón tay,… đều có thể bị chèn ép và dẫn đến đau, nhức, tê, mỏi.

Tham khảo thêm: Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa – vật lý trị liệu

Nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh

Áp lực tác động, không gian hạn chế và hao mòn tự nhiên là các nguyên nhân chính gây chèn ép dây thần kinh. 

chèn dây thần kinh
Tư thế sai hoặc giữ một tư thế quá lâu có thể gây chèn ép các dây thần kinh

Một số nguyên nhân cụ thể như:

  • Thoát vị đĩa đệm (vòng bà xơ đĩa đệm bị rách hoặc bị tổn thương).
  • Tư thế ngồi, đứng, vận động không đúng.
  • Viêm gân, cơ, xương do lão hóa, hao mòn, tổn thương.
  • Chuyển động lặp đi lặp lại như uốn cong hoặc xoắn.
  • Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên hệ thống thần kinh.
  • Ngồi ở tư thế trong một thời gian quá dài.
  • Chấn thương như Hội chứng ống cổ tay.
  • Gai xương khiến không gian ở dây thần kinh bị thu hẹp lại.
  • Viêm xương khớp gây thoái hóa xương.
  • Hẹp ống sống.
  • Có khối u chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Mô sẹo do phẫu thuật làm thu hẹp không gian của dây thần kinh.

Các triệu chứng bị chèn dây thần kinh

Các triệu chứng chèn dây thần kinh phụ thuộc vào vị trí dây bị chèn ép. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Tê hoặc giảm cảm giác ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Có cảm giác ngứa ran, như kim ghim.
  • Đau nhói, đau rát ở vị trí bị ảnh hưởng và có thể tỏa ra các khu vực khác.
  • Yếu cơ bắp ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Thường xuyên có cảm giác một bên tay hoặc chân bị mất kiểm soát.
  • Cơn đau tăng lên liên tục sau khi vận động hoặc luyện tập thể dục.
  • Đau về đêm, đau khi ngủ.
chèn dây thần kinh gây tê tay
Bị chèn dây thần kinh có thể gây tê hoặc đau ở khu vực bị ảnh hưởng

Xem ngay: Các loại thuốc trị đau dây thần kinh tọa, giảm đau tốt

Biện pháp chẩn đoán chèn ép dây thần kinh

Khi nghi ngờ chèn dây thần kinh, bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm sau:

  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Đo xung thần kinh và hoạt động cơ qua điện cực trên da để kiểm tra tổn thương dây thần kinh.
  • Điện cơ (EMG): Đánh giá hoạt động cơ bắp qua điện cực kim, giúp xác định tổn thương ảnh hưởng đến cơ.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Tạo hình ảnh chi tiết bằng từ trường và sóng vô tuyến, dùng khi nghi ngờ chèn ép rễ thần kinh.
  • Siêu âm độ phân giải cao: Sử dụng sóng âm thanh để thu hình ảnh chẩn đoán hội chứng dây thần kinh bị chèn ép.

Các biện pháp điều trị chèn dây thần kinh

Để khắc phục tình trạng bị chèn dây thần kinh, bác sĩ thường đề nghị người bệnh nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến khu vực bệnh. Tùy thuộc vào vị trí bị chèn ép sẽ có biện pháp điều trị như:

1. Vật lý trị liệu

Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh các bài tập tăng cường và kéo căng các cơ ảnh hưởng đến dây thần kinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh các hoạt động và sửa đổi các tư thế có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn.

2. Thuốc

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị bao gồm:

  • Các loại thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) như Aspirin , Ibuprofen hoặc Naproxen có thể làm giảm sưng và đau.
  • Thuốc Corticosteroid đường uống  được sử dụng để giảm sưng và đau.
  • Thuốc gây tê thường chỉ định trong một thời gian ngắn để hỗ trợ cắt giảm các cơn đau nghiêm trọng.
  • Thuốc Steroid dạng tiêm có thể làm giảm sưng và hỗ trợ việc hồi phục các dây thần kinh.
thuốc trị chèn dây thần kinh
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh

3. Phẫu thuật

Nếu tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép không được cải thiện sau vài tuần hoặc vài tháng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị nhằm làm giảm áp lực lên các dây thần kinh, loại bỏ xương tác động hoặc thúc đẩy hồi phục một phần ở đĩa đệm cột sống.

Có ba phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật vi phẫu, phẫu thuật cắt bỏ và phẫu thuật ghép da. Tùy vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép mà bác sĩ có thể đề nghị nhiều loại phẫu thuật khác nhau.

Phòng ngừa chèn dây thần kinh

Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp phòng ngừa chèn dây thần kinh như:

  • Duy trì thực hiện các tư thế tốt, không bắt chéo chân khi ngồi hoặc không nằm ở bất cứ vị trí nào trong một thời gian dài.
  • Thường xuyên luyện tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp và giúp gân, xương linh hoạt.
  • Hạn chế các hoạt động lặp lại thường xuyên và dành thời gian để nghỉ ngơi.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nếu thừa cân béo phì.

Một số trường hợp chèn ép dây thần kinh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác người bệnh cần điều trị y tế để khỏi bệnh hoàn toàn và không gây ra các biến chứng lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
đau dây thần kinh tọa sau sinh Đau dây thần kinh tọa sau sinh và những điều mẹ bỉm cần biết

Đau dây thần kinh tọa sau sinh là tình trạng rất nhiều phụ nữ gặp phải. Bệnh lý này khiến…

Bị đau dây thần kinh lưng và cách chữa tốt nhất

Rất nhiều bệnh nhân bị đau dây thần kinh lưng gây đau nhức, tổn thương nghiêm trọng ở các bộ…

10 cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà – giảm đau nhanh

Để chữa đau thần kinh tọa tại nhà có nhiều cách như dùng thảo dược, xoa bóp bấm huyệt, chườm…

xoa bóp bấm huyệt chữa đau dây thần kinh tọa Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

Ngoài việc điều trị bằng Tây y thì phương pháp xoa bóp bấm huyệt cũng là cách tốt giúp chữa…

Đau dây thần kinh tọa nên uống thuốc gì?

Khi đối mặt với câu hỏi "Đau thần kinh tọa nên uống thuốc gì?", người bệnh thường tìm kiếm các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua