Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa – vật lý trị liệu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu là cách giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra. Mặc dù phương pháp này không chữa trị bệnh dứt điểm nhưng cải thiện đáng kể các triệu chứng do bệnh gây ra.

phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa được nhiều bệnh nhân áp dụng để cải thiện bệnh.

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau từ cột sống thắt lưng xuống chân, phổ biến ở người trên 30 tuổi, thường do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hoặc chấn thương. Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chèn ép và tăng cường lưu thông máu đến rễ thần kinh, giúp giảm đau và cải thiện vận động cho bệnh nhân.

Các phương pháp vật lý trị liệu, với sự hỗ trợ của chuyên gia, bác sĩ có kỹ thuật cao, là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho người bị đau thần kinh tọa.

Bên cạnh điều trị chuyên môn, bệnh nhân cũng được khuyến khích áp dụng vật lý trị liệu như một cách cải thiện tình trạng bệnh dựa trên chẩn đoán chính xác và các biện pháp can thiệp cụ thể từ bác sĩ.

Xem ngay: Phương pháp chữa đau thần kinh tọa bằng diện chẩn

Phương pháp phục hồi chức năng đau thần kinh tọa

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau được áp dụng để chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Mỗi cách chữa trị đều mang những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể:

Nhiệt trị liệu (Điện xung, giao thoa)

Áp dụng cách chữa trị này thường xuyên sẽ giúp tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng. Phương pháp này không áp dụng cho những bệnh nhân bị viêm nhiễm cấp tính. Khi thực hiện cách này, người bệnh cần phải nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, không được cúi gập người. Đây là cách giúp phục hồi chức năng đau thần kinh tọa hiệu quả.

phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa giúp giảm đau nhức nhanh chóng.

Điện trị liệu (parafin, từ trường, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm)

Với phương pháp này, người thực hiện sẽ sử dụng điện xung để kích thích để kích thích các dây thần kinh cơ, chống phù nề, chống viêm, giảm đau nhức và tăng cường chuyển hóa, lưu thông máu cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh không được tùy tiện thực hiện mà phải lựa chọn địa chỉ bệnh viện uy tín, chất lượng, với đội ngũ y bác sĩ lành nghề để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Các kỹ thuật xoa bóp

Áp dụng một số động tác xoa bóp, massage ở phần mô mềm vùng thắt lưng và chân bệnh nhân cũng là cách giúp giảm áp lực đĩa đệm, tăng tuần hoàn máu, giảm đau, thư giãn khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp kéo giãn cột sống được thực hiện bằng tay hoặc máy sẽ được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn bán cấp và mãn tính khoảng 1 – 2 lần/ngày. 

Tham khảo: Bị đau thần kinh tọa có quan hệ được không?

Bài tập vật lý trị liệu

Dưới đây là một số bài tập chữa đau thần kinh tọa tại nhà được áp dụng phổ biến hiện nay.

Bài tập 1:

  • Chuẩn bị sẵn một tấm nệm trải trên nền nhà
  • Bệnh nhân tiến hành thực hiện động tác quỳ gối, đồng thời hai tay chống xuống nệm.
  • Tiếp đến, bạn giơ tay phải thẳng về phía trước. Cùng lúc đó, chân bên trái bắt đầu duỗi thẳng ra phía sau.
  • Người bệnh giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây và thực hiện liên tiếp 15 lần.
  • Với bài tập này, bệnh nhân cần thực hiện từ 30 – 45 phút/lần để bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Bài tập 2:

  • Người bệnh đặt tấm thảm dưới sàn và nằm với tư thế ngửa lên
  • Tiếp đến, bạn gập phần hông cùng với 2 đầu gối và chân, sao cho 2 bài chân vẫn còn chạm dưới đất, 2 khuỷu tay giữ ở tư thế chống xuống niệm.
  • Bệnh nhân tiến hành ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau. Đồng thời giữ nguyên tư thế cho đến khi nhận thấy bản thân có cảm giác khó chịu thì thả lỏng cơ thể. Sau đó, bạn đưa cơ thể trở về với vị trí ban đầu. 
  • Người bệnh thực hiện động tác này khoảng 15 lần và thực hiện liên tục trong khoảng 45 phút/ngày để bệnh nhanh chóng khỏi.

Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu 

Thông thường, nguyên tắc điều trị bằng vật lý trị liệu đau thần kinh tọa là điều trị nguyên nhân, giảm đau, làm mềm cơ… Tùy thuộc vào từng trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Điều trị nguyên nhân

Hiện tại có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải bệnh lý này. Dưới đây là một số cách điều trị vật lý trị liệu đau thần kinh tọa theo nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân có thể tham khảo.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Phương pháp tốt nhất là thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, massage giúp kéo giãn cột sống. Cách chữa trị này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng do bệnh thần kinh tọa gây ra. Cách chữa trị này sẽ làm giảm áp lực cho đốt sống, làm mềm cơ cột sống.

phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu

Nguyên nhân trượt đốt sống

Với nguyên nhân này, người bệnh sẽ áp dụng cách kéo giãn cột sống. Tuy nhiên, phương pháp chỉ được thực hiện cho bệnh nhân bị trượt đốt sống độ II trở xuống, đồng thời không có gãy cung sau đốt sống. Sau khi thực hiện, các cơ mềm ở đốt sống và đốt sống sẽ được đưa về vị trí ban đầu để nhanh chóng phục hồi. 

Nguyên nhân thoái hoá cột sống thắt lưng

Người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp châm cứu, sóng ngắn, xung điện… để tác động 2 bên cột sống. Đây là cách giảm áp lực cho đĩa đệm, tạo điều kiện cho đĩa đệm nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải có người thực hiện đúng kỹ thuật mới có thể cải thiện bệnh.

Xem ngay: Cách trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt theo kinh nghiệm dân gian

Điều trị giảm đau, mềm cơ

Trong điều trị đau thần kinh tọa, người bệnh thường áp dụng các phương pháp như siêu âm, sóng ngắn, xung điện, châm cứu, và đai cố định để làm mềm cơ và giảm đau.

Các phương pháp này giúp giảm viêm, cải thiện lưu thông máu, kích thích cơ bị teo, và kiểm soát cơn đau hiệu quả, mang lại lợi ích đáng kể trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

Lưu ý khi áp dụng vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu là phương pháp an toàn, nhưng không nên thực hiện thường xuyên. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu và lưu ý các vấn đề sau:

phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
Chế độ ăn uống phù hợp giúp cải thiện bệnh đau thần kinh tọa.
  • Cần có sự giám sát, theo dõi, hỗ trợ của các chuyên viên để tránh bị tổn thương, biến chứng do thực hiện sai cách.
  • Nên kết hợp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa với nhiều phương pháp điều trị khác để bệnh sớm phục hồi. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu.
  • Không được lạm dụng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Không nên mang vác vật nặng khiến bệnh càng tồi tệ hơn.
  • Luyện tập các bài vật lý trị liệu đúng tư thế để tránh gây tổn thương vùng lưng và xương khớp.
  • Không được gấp hoặc vặn người đột ngột gây đau nhức và khiến bệnh chuyển biến xấu đi.
  • Thăm khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra, kiểm soát bệnh tốt nhất.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp phục hồi chức năng đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu. Để đạt hiệu quả như mong đợi, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:30 - 14/03/2024 - Cập nhật lúc: 15:53 - 10/04/2024
Chia sẻ:
Các loại thuốc trị đau dây thần kinh tọa, giảm đau tốt
Trong điều trị đau thần kinh tọa, các bác sĩ thường sử dụng nhiều loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ và thuốc…
Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng gây cảm giác đau nhức, hạn chế khả năng hoạt động và…

đau thần kinh tọa có nên tập thể hình Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình?

Khi bị đau thần kinh tọa thì có nên tập thể hình không? Liệu việc tập luyện có giúp cải…

Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa – vật lý trị liệu

Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu là cách giúp tăng cường tuần hoàn…

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng đông y có hiệu quả?

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng đông y được nhiều người bệnh áp dụng vì tác động đến căn…

Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không?

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không? Đây là thắc mắc mà rất nhiều người đưa ra khi mắc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua