Người bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đi bộ là môn thể thao vận động được nhiều người ưa thích và lựa chọn để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, liệu việc đi bộ có được khuyến khích khi bạn đang bị đau dây thần kinh tọa hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

Bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Đau dây thần kinh tọa gây đau từ hông xuống chân, ảnh hưởng đến vận động. Chính vì vậy mà nhiều người đã ngại việc rèn luyện thể thao do sợ bệnh ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp cho rằng, khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể chọn bộ môn đi bộ để rèn luyện và hỗ trợ điều trị.

đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ
Việc đi bộ thể dục liệu có được khuyến khích khi đang bị đau dây thần kinh tọa?

Việc đi bộ sẽ tác động lên cả vùng hông và vùng chân khiến cơ xương được giãn ra, giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa và cải thiện quá trình lưu thông máu. Cụ thể: 

  • Cải thiện độ đàn hồi của cột sống
  • Tăng cường quá trình lưu thông máu
  • Kiểm soát tốt cân nặng ở mức phù hợp
  • Tăng độ linh hoạt cho các khớp xương
  • Cải thiện tốt khả năng vận động

Tham khảo: Người bị đau dây thần kinh tọa nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị đau dây thần kinh tọa

Để góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa, bạn nên chú ý tới một số khuyến nghị dưới đây khi đi bộ thể dục.

1. Chuẩn bị trước khi đi bộ

Để có một bài tập đi bộ hoàn hảo, bạn nên chuẩn bị một số vấn đề sau trước khi thực hiện rèn luyện:

  • Chọn một đôi giày vừa chân chuyên dùng cho việc đi bộ
  • Nên chọn khu vực có địa hình bằng phẳng, không gian thoáng mát để tập luyện
  • Mặc quần áo thể dụng, thấm hút mồ hôi tốt để tạo sự thoải mái, dễ chịu
  • Để có đủ năng lượng, nên ăn nhẹ trước khi đi bộ ít nhất 1 giờ
  • Chuẩn bị nước uống mang theo để bù nước khi cơ thể cần
đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Cần bổ sung nước nếu cơ thể bạn đào thải quá nhiều mồ hôi khi đi bộ

2. Khởi động làm nóng cơ thể

Việc khởi động sẽ giúp cơ xương được giãn ra, tăng cường độ đàn hồi. Từ đó sẽ làm giảm sự chèn ép lên dây thần kinh tọa khi vận động. Hơn nữa, việc khởi động còn giúp hạn chế những chấn thương có thể xảy ra trong quá trình đi bộ.

Chính vì vậy, bạn nên dành ra ít nhất 10 phút cho việc khởi động và làm nóng cơ thể trước khi đi bộ. Hãy tập trung khởi động kỹ hơn phần thân dưới với các động tác như xoay khớp hông và khớp gối.

Xem thêm: Đau dây thần kinh tọa nên uống thuốc gì?

3. Cường độ và kỹ thuật đi bộ

Đi bộ mặc dù là bài tập khá an toàn và dễ rèn luyện nhưng nếu đang bị đau dây thần kinh tọa thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn. Để mang lại kết quả tốt cho việc cải thiện triệu chứng, bạn cần nắm được các nguyên tắc về kỹ thuật cũng như cường độ đi bộ.

bài tập thể dục giúp chữa đau thần kinh tọa
Các chuyên gia xương khớp cho rằng, khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể chọn bộ môn đi bộ để rèn luyện và hỗ trợ điều trị.
  • Đừng quên dành thời gian cho việc khởi động
  • Duy trì cường độ khoảng 50 – 60 bước/phút
  • Tránh di chuyển quá nhanh và sải bước quá dài
  • Khoảng cách giữa các bước đi chỉ nên giới hạn trong khoảng 2 bàn chân
  • Có thể tăng từ từ cường độ nhưng phải đảm bảo với sức chịu đựng của cơ thể

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý hơn đến tư thế đi bộ:

  • Đầu hướng về phía trước
  • Giữ cho cột sống được thẳng
  • Chân bước đều
  • Tay đánh nhịp nhàng 2 bên hông

4. Thời gian đi bộ

Đây cũng là vấn đề quan trọng mà bạn nên chú ý khi thực hiện việc đi bộ thể dục. Nếu đang sống chung với bệnh đau dây thần kinh tọa thì bạn nên chú ý điều chỉnh thời gian đi bộ hợp lý hơn.

  • Mỗi bài tập đi bộ chỉ nên kéo dài 20 phút. Bạn có thể dành 4 – 5 buổi/tuần cho việc rèn luyện.
  • Khi các triệu chứng dần cải thiện, bạn có thể tăng thời gian vận động lên khoảng 30 phút/lần.
  • Buổi sáng là thời gian thích hợp nhất để bạn đi bộ thể dục.
  • Khi cơ thể có dấu hiệu đau nhức hay mệt mỏi, hãy ngừng việc di chuyển lại.
  • Bạn có thể nghỉ giữa quãng 5 phút/lần để có thể kéo dài thời gian vận động và tránh mệt mỏi.

Ngoài việc đi bộ, những người bị đau dây thần kinh tọa cũng có thể lựa chọn các bài tập khác để hỗ trợ cải thiện bệnh. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận tư vấn chuyên môn về việc lên kế hoạch tập luyện. Điều này sẽ đảm bảo mang lại kết quả tốt và tránh được những vấn đề rắc rối phát sinh.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Đau dây thần kinh hông – Dấu hiệu và cách chữa

Đau dây thần kinh hông (đau dây thần kinh hông to) đặc trưng bởi cơn đau khởi phát từ thắt…

Chèn dây thần kinh cột sống lưng – Nguyên nhân, cách trị

Chèn dây thần kinh cột sống lưng có thể xảy ra do ngồi sai tư thế, mang vác nặng, chấn…

Đau thần kinh tọa có tập yoga được không? Đau thần kinh tọa có tập yoga được không? Những điều cần lưu ý

"Đau thần kinh tọa có tập yoga được không?" - Đây là câu hỏi của nhiều người khi tìm kiếm…

Cách trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt theo kinh nghiệm dân gian

Khám phá phương pháp trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt, một bí quyết dân gian được truyền lại…

bị chèn dây thần kinh bả vai Bị chèn dây thần kinh bả vai đau nhức phải làm sao?

Vận động quá sức, chấn thương, mắc các bệnh cơ xương khớp... đều là những nguyên nhân khiến không ít…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua