Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng và điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh viêm đại tràng thể lỏng thường gây tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị mất nước rất cao. Ngoài thuốc tây, các bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng từ thảo dược tự nhiên cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn với mong muốn đẩy lùi bệnh một cách an toàn.

Bệnh viêm đại tràng thể lỏng là gì?

Bệnh viêm đại tràng thể lỏng là tình trạng nhiễm trùng ở lớp niêm mạc đại tràng với triệu chứng chính là tiêu chảy. Thể bệnh này ảnh hưởng chủ yếu đến những người bị viêm đại tràng mãn tính kéo dài trong nhiều năm.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Bệnh viêm đại tràng thể lỏng là tình trạng nhiễm trùng trong đại tràng dẫn đến đại tiện phân lỏng

Ở bệnh nhân mắc viêm đại tràng thể lỏng, nhu động ruột hoạt động mạnh và co bóp quá nhanh, thức ăn được vận chuyển nhanh chóng trong đường ruột. Điều này khiến nước và chất dinh dưỡng chưa được hấp thu hết, gây ra tiêu chảy.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng thể lỏng

Bệnh nhân có thể mắc viêm đại tràng dạng tiêu chảy vì các lý do sau:

  • Đại tràng bị nhiễm khuẩn do sử dụng thức ăn không vệ sinh hoặc uống nước chưa đun sôi, tiệt trùng kỹ, kích thích nhu động ruột mạnh dẫn đến tiêu lỏng.
  • Căng thẳng kéo dài gây rối loạn tiêu hóa và suy giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột.
  • Lao phổi hoặc lao thực quản cũng có thể gây viêm đại tràng dạng tiêu chảy do vi khuẩn lao tấn công từ khu vực nhiễm bệnh vào ruột.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm xạ trị ung thư vùng bụng, nhiễm độc hóa chất, hút thuốc lá, yếu tố di truyền…
đại tràng nhiễm khuẩn
Chữa viêm đại tràng thể lỏng để cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy

Tham khảo thêm: 7 cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian được tin dùng

Triệu chứng viêm đại tràng thể lỏng

Tiêu chảy là triệu chứng đặc trưng của viêm đại tràng thể lỏng, bệnh nhân thường đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, thậm chí đi ra toàn nước, đôi khi có hơn 5 lần mỗi ngày.

Phân của người mắc bệnh thường sống, lợn cợn và kèm nhiều nước, trong phân có thể có máu và chất nhầy. Ngoài tiêu chảy, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như đau bụng, chướng hơi, đầy bụng, có thể sốt hoặc không, tiểu ít…

Bệnh viêm đại tràng thể lỏng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng thể lỏng kéo dài có thể gây mất nước và chất điện giải, dẫn đến triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, da khô, chóng mặt, tụt huyết áp, tim đập nhanh…

Trong trường hợp này, cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để cấp cứu, bù nước và chất điện giải thông qua đường truyền tĩnh mạch. Ở mức độ nặng, viêm đại tràng thể lỏng có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng, thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng ồ ạt, ung thư đại tràng

Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

đau bụng
Bệnh viêm đại tràng thể lỏng nặng có thể gây đau bụng, chóng mặt, sụt cân, thủng ruột…

Cách chữa viêm đại tràng thể lỏng

Bệnh nhân viêm đại tràng thể lỏng có thể được kê đơn thuốc cầm tiêu chảy và các loại thuốc khác để điều trị. Họ cũng có thể kết hợp với các bài thuốc thảo dược để tăng tốc độ hồi phục bệnh.

Điều trị viêm đại tràng thể lỏng bằng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây để điều trị viêm đại tràng thể lỏng cho tác dụng nhanh và được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Các loại thuốc thường dùng là thuốc cầm tiêu chảy, diệt khuẩn hoặc điều trị các triệu chứng khác của bệnh.  Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê đơn:

  • Berberin: Thuốc kháng sinh này ức chế tụ cầu khuẩn và một số tác nhân gây viêm đại tràng thể lỏng khác. Liều dùng cho người trưởng thành là 400mg sau khi ăn no.
  • Loperamide: Giảm tiêu chảy bằng cách làm giảm nhu động ruột. Liều dùng mỗi lần là 2 viên, không vượt quá 4 viên trong ngày.
  • Diarsed: Điều trị tiêu chảy cho bệnh nhân viêm đại tràng. Uống 1 – 2 viên mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.
  • Oresol: Bù nước và chất điện giải cho bệnh nhân tiêu chảy nhiều. Liều dùng là 50ml/kg pha uống trong 4 – 6 tiếng.
Berberin
Berberin là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm đại tràng thể lỏng

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác như kháng sinh, giảm đau, kháng viêm… Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo thêm: Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng và những điều cần biết

Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng từ thảo dược

Ngoài thuốc tây, các bài thuốc dân gian cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục viêm đại tràng thể lỏng tại nhà. Các bài thuốc này thường sử dụng thảo dược tự nhiên, không gây hại cho đường ruột.

1. Củ riềng

Củ riềng thường được sử dụng trong các bài thuốc truyền thống điều trị viêm đại tràng thể lỏng. Theo Đông y, củ riềng có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm tì vị và chống co thắt các cơ trơn trong ruột, giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…

củ riềng
Củ riềng có tác dụng diệt khuẩn, cầm tiêu chảy cho người bị viêm đại tràng thể lỏng

Bài 1: Củ riềng + vỏ thân cây ổi

Dùng 40 gram củ riềng tươi và 80 gram vỏ thân cây ổi. Cả hai vị thuốc thái nhỏ, củ riềng bỏ vào chảo nóng sao qua. Đem dược liệu sắc kỹ lấy nuốc đặc uống vài lần trong ngày. 

Bài 2: Củ riềng + lá lốt

Chuẩn bị hai nguyên liệu trên mỗi thứ 20 gram. Sau khi rửa sạch dược liệu thì đem thái nhỏ, bỏ vào ấm nấu sôi trong 15 phút. Rót uống thay trà hàng ngày cho đến khi tình trạng tiêu lỏng chấm dứt.

Bài 3: Riềng tươi + lá ổi non + vỏ chuối xanh

Dùng thang thuốc gồm củ riềng và lá ổi non mỗi vị 20 gram, vỏ chuối xanh 30 gram. Tất cả đem sao qua rồi bỏ vào ấm sắc cùng 4 bát nước cho cạn còn 2 bát. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày.

2. Lá mơ

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên, lá mơ có thể giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh trong đại tràng, đồng thời giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề và chữa lành các vết loét ở lớp niêm mạc đại tràng.

chữa viêm đại tràng thể lỏng
Lá mơ có tác dụng chữa viêm đại tràng thể lỏng hiệu quả

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá mơ tươi, dùng lá mơ tam thể là tốt nhất
  • 2 quả trứng gà ta
  • Một ít muối ăn

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch lá mơ và ngâm trong nước muối pha loãng trong 15 phút, sau đó để ráo nước.
  • Thái nhỏ lá mơ và giã cho hơi nát.
  • Đập trứng vào tô, quậy tan với vài hạt muối ăn, sau đó thêm lá mơ vào trộn đều.
  • Áp chảo hỗn hợp cho chín vàng, sau đó ăn 2 lần trong ngày.

3. Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng từ củ gừng

Củ gừng chứa nhiều hoạt chất quý có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm tự nhiên. Thảo dược này cũng giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân lỏng và cải thiện chức năng tiêu hóa cho bệnh nhân bị viêm đại tràng thể lỏng.

gừng
Gừng hiện đang được rất nhiều bệnh nhân dùng để chữa viêm đại tràng

Bài 1: Dùng gừng nguyên chất

Gừng tươi lấy 1 nhánh nhỏ cạo sạch vỏ, băm nhỏ. Bỏ gừng vào trong ấm và đổ nước sôi vào hãm tương tự như pha trà. Sau khoảng 15 phút rót ra uống vài lần trong ngày.

Bài 2: Gừng khô + vỏ quýt + gạo tẻ

Chuẩn bị 16 gram gừng khô, 16 gram vỏ quýt và 100 gram gạo tẻ ( rang cháy). Bỏ hết vào nồi nấu kỹ lấy nước đặc chia uống 2 – 3 lần trong ngày.

Tham khảo thêm: Hội chứng ruột kích thích – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

4. Ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm, giúp ức chế hoạt động của một số chủng vi khuẩn và nấm gây bệnh, cầm tiêu chảy, chữa viêm đại tràng thể lỏng hiệu quả.

ngải cứu
Ngải cứu có tính ấm, cầm tiêu chảy hiệu quả

Bài 1: Ngải cứu + trường bì + gừng + nhục đậu khấu

Chuẩn bị 6 – 12 gram ngải cứu khô, 30 gram nhục đậu khấu, 10 gram lá trường bì và 15 gram gừng. Bỏ thuốc vào ấm sắc chung với 750ml nước đến khi cạn còn 250ml thì ngưng.

Mỗi ngày sắc 1 thang chia 3 lần dùng. Uống liên tục 2 – 3 ngày để bệnh tình có sự cải thiện rõ ràng. Bài thuốc này không thích hợp cho những người có thể âm hư, huyết nhiệt.

Bài 2: Ngải cứu + gạo tẻ + đường đỏ

Chuẩn bị 10 gram gạo tẻ ( sao vàng ), 10 gram đường đỏ và 20 gram lá ngải cứu. Đem tất cả sắc chung với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát thì ngưng. Lọc nước uống hết 1 lần khi còn ấm. Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

5. Lá củ cải và trần bì

Ngoài các bài thuốc trên, bệnh nhân bị viêm đại tràng thể lỏng có thể dùng lá củ cải và trần bì làm thuốc trị bệnh theo hướng dẫn sau:

lá củ cải và trần bì
Lá củ cải và trần bì là bải thuốc tốt cho đại tràng

Chuẩn bị:

  • 30 gram trần bì
  • 120 gram lá củ cải

Cách dùng thuốc

  • Cả hai vị thuốc rửa sạch, bỏ vào ấm
  • Đổ 2 bát nước, nấu sôi khoảng 5 phút thì ngưng
  • Vớt bỏ bã, chia thuốc làm 2 lần uống

Các bài thuốc trên đây khá an toàn nhưng cho tác dụng chậm. Bệnh nhân cần kiên trì áp dụng đều đặn hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách để mau lành bệnh.

Tham khảo thêm: 7 cách giảm đau đại tràng nhanh – đơn giản bằng mẹo

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh nhân bị viêm đại tràng thể lỏng

Bên cạnh việc chữa viêm đại tràng thể lỏng, để hỗ trợ điều trị, có những điều cần chú ý trong lối sống hàng ngày cần thực hiện như:

  • Hạn chế đồ tanh, sống, và tránh sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
  • Ưu tiên thực phẩm tươi sống thay vì thực phẩm chế biến chứa nhiều chất bảo quản độc hại.
  • Sử dụng thức ăn chế biến trong ngày và uống đủ nước để tránh mất nước khi tiêu chảy.
  • Kiêng uống bia rượu, hút thuốc lá, và hạn chế đồ ngọt, nước ngọt có gas, thực phẩm chứa dầu mỡ và gia vị cay.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây giàu chất xơ và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, khoai lang, khoai tây để giảm số lần đi cầu trong ngày.
  • Ăn đúng giờ, chỉ ăn đủ no, và chia nhỏ bữa ăn nếu cần.
  • Rửa sạch tay trước khi ăn, khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và tránh căng thẳng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc tây, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Thực hiện tập thể dục hàng ngày để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ cho quá trình phục hồi của đại tràng.

Với những thông tin về chữa viêm đại tràng thể lỏng mà chúng tôi giới thiệu trên đây, hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích để áp dụng vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình một cách hiệu quả. Hãy luôn lưu ý đến tín hiệu cơ thể gửi đến và không ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế khi cần.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm đại tràng giả mạc là gì? Chẩn đoán và điều trị

Bệnh viêm đại tràng giả mạc là hiện tượng viêm nhiễm ở niêm mạc đại tràng do vi khuẩn C.…

Bụng sôi xì hơi nhiều – Nguyên nhân và cách khắc phục

Bụng sôi xì hơi nhiều là một trong những hoạt động sinh lý rất bình thường của cơ thể. Tuy…

Chữa khỏi bệnh đại tràng nhờ bài thuốc “Tiêu thực Phục tràng hoàn”

Em tên là Hoàng Thị Mai năm nay 25 tuổi. Em bị co thắt đại tràng đã gần 3 năm.…

Nội soi đại tràng gây mê Nội Soi Đại Tràng Gây Mê Là Gì? Chi Phí và Điều Cần Biết

Nội soi đại tràng gây mê là thủ thuật chẩn đoán giúp quan sát đại tràng bằng ống nội soi,…

Tràng Phục Linh Plus: Thành phần, công dụng, giá bán, cách dùng

Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) là sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Tư vấn Y…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua