Viêm Đại Tràng Đi Ngoài Ra Máu – Các Thông Tin Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho sự tổn thương nghiêm trọng ở cơ quan đại tràng nói riêng và đường tiêu hóa nói chung. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vậy nguyên nhân và biểu hiện của triệu chứng này là gì? Cách khắc phục ra sao? 

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là gì?

Đại tràng có vai trò xử lý chất thải, hấp thu nước và dưỡng chất từ thức ăn, sau đó loại bỏ chất cặn và độc hại khỏi cơ thể. Bề mặt không lông của đại tràng tiết ra chất kiềm để làm mềm phân và bảo vệ ruột. Tuy nhiên, tiếp xúc với vi khuẩn có thể gây tổn thương và viêm đại tràng.

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Bện đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Viêm đại tràng là bệnh do vi khuẩn tấn công niêm mạc đại tràng, dẫn đến sưng viêm, phù nề và ổ loét. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây chảy máu do các ổ loét xâm nhập sâu vào cơ niêm mạc.

Viêm đại tràng chia thành hai dạng: Viêm đại tràng cấp tính và mãn tính, với mức độ viêm nhiễm từ nhẹ đến nặng. Ban đầu, triệu chứng có thể là táo bón hoặc đi ngoài thường xuyên, phân đen kèm máu, điều này thường bị nhầm lẫn với bệnh lỵ.

Trong giai đoạn nặng, phân có thể chứa nhiều chất nhầy và máu, đi đại tiện tăng lên từ 5-6 lần/ ngày, thường nhiều vào ban đêm.

Nguyên nhân vì sao viêm đại tràng gây đi ngoài ra máu?

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Ngộ độc hoặc dị ứng với thức ăn
  • Tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn như E. Coli, Shigella, vi khuẩn lao, Salmonella, Vibrio cholerae, Rotavirus (ở trẻ em)…
  • Nhiễm nấm
  • Lạm dụng kháng sinh
  • Sức đề kháng yếu cộng với môi trường ô nhiễm
  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Yếu tố di truyền.
ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến đại tràng

Tham khảo thêm: Khám đại tràng không cần nội soi được không, khám ở đâu?

Phân biệt viêm đại tràng đi ngoài ra máu với các bệnh lý khác

Bên cạnh viêm đại tràng, còn có nhiều bệnh lý khác gây đi ngoài ra máu. Người bệnh cần phân biệt và xác định nguyên nhân của từng bệnh:

  • Bệnh trĩ: Sưng viêm, xung huyết ở hậu môn – trực tràng, có triệu chứng như đau rát khi đi vệ sinh, đi đại tiện ra máu tươi.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào trên đường tiêu hóa, thường đi kèm với viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, các bệnh về gan… điều này biểu hiện qua đi ngoài ra máu tươi.
  • Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Gây tụ máu đông, đau bụng dữ dội và đi đại tiện ra máu.
  • Nứt kẽ hoặc viêm ống hậu môn: Thường do táo bón kéo dài, khiến người bệnh đau bụng dữ dội, khó đi đại tiện, và có thể chảy máu tươi.
  • Polyp trực tràng, đại tràng: Tế bào tăng sinh một cách bất thường trên niêm mạc ruột, gây đi ngoài ra máu tươi hoặc chảy thành tia.
  • Ung thư đại tràng: Phổ biến ở người trên 50 tuổi, có triệu chứng như táo bón, tăng số lần đi đại tiện và chảy máu tươi kéo dài.

Tình trạng viêm đại tràng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? 

Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh thường tiến triển theo chu kỳ, kéo dài trong nhiều tháng, đau quặn dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài.

Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng bệnh đã giảm nhẹ hoặc hết, dẫn đến việc không điều trị và phòng tránh. Tuy nhiên, sau một thời gian, bệnh có thể tái phát với cấp độ nghiêm trọng hơn.

viêm đại tràng
Viêm đại tràng kết hợp đi ngoài ra máu là tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời\

Một số nguy cơ liên quan đến viêm đại tràng kết hợp đi ngoài ra máu được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo:

  • Mất máu kéo dài có thể gây thiếu máu, tụt huyết áp, cơ thể xanh xao, gầy gò, suy nhược, sốt cao, mất nước, chướng bụng, đau lưng, đau nhức xương khớp, viêm khớp
  • Ở mức độ nặng, viêm đại tràng có thể gây ra xuất huyết ồ ạt khi đi đại tiện, thiếu máu cấp tính hoặc giãn đại tràng nhiễm độc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Người bị viêm loét đại tràng nặng có nguy cơ cao bị thủng đại tràng.
  • Viêm loét đại tràng kéo dài có thể biến chứng thành ung thư đại tràng, với các triệu chứng như cảm giác mót rặn, đau bụng dữ dội, đi đại tiện ra máu ồ ạt, thiếu máu, sụt cân, tắc ruột… gây nguy cơ tử vong.

Tham khảo thêm: Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng và những điều cần biết

Biện pháp điều trị viêm đại tràng đi ngoài ra máu tốt nhất hiện nay

Theo các chuyên gia, bệnh nếu được phát hiện sớm khi còn ở mức độ nhẹ có thể được chữa trị khỏi hoàn toàn bằng nhiều cách khác nhau. 

1. Điều trị nội khoa

Thông thường, khi bắt đầu điều trị viêm đại tràng thể nhẹ, bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch, kết hợp với các dẫn chất như Corticoid, Cyclosporin, Sulfasalazin, Azathioprin…

thuốc tây
Thuốc tây là một trong những biện pháp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm đại tràng

Trong những trường hợp chưa được điều trị, thường sẽ thử nghiệm một loại thuốc liều nhẹ kết hợp với việc theo dõi triệu chứng lâm sàng trong khoảng 10-15 ngày để điều chỉnh và chọn thuốc phù hợp.

Thực tế, hầu hết những người mắc bệnh thể nhẹ thường đáp ứng tốt với việc sử dụng các loại thuốc dùng tại chỗ như thuốc thụt hoặc thuốc đặt hậu môn.

2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp viêm đại tràng nặng, có biến chứng như phình đại tràng hoặc thủng, không phản ứng với thuốc, thường cần can thiệp ngoại khoa. Các biện pháp bao gồm:

  • Nội soi xuất huyết đại tràng: Sử dụng tia laser hoặc chất cầm máu để cầm máu và làm dịu tổn thương.
  • Phẫu thuật đại tràng: Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng để bảo toàn tính mạng.
  • Truyền động mạch: Sử dụng Vasopressin để ngừng chảy máu, thích hợp cho những trường hợp không thể phẫu thuật.
Viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp xảy ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh

Can thiệp ngoại khoa là biện pháp hiện đại để chữa viêm đại tràng, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng có rủi ro và tác dụng phụ như nhiễm trùng, đau nhức kéo dài, mất nhiều thời gian hồi phục, có nguy cơ sốc thuốc mê, hình thành cục máu đông…

3. Áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm đại tràng đi ngoài ra máu 

Những trường hợp bị viêm đại tràng ở mức độ nhẹ, chỉ vừa phát hiện và chưa có biến chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các mẹo dân gian sau:

Nghệ + mật ong

Nghệ vàng giàu curcumin giúp giảm viêm loét và ngăn ngừa chảy máu. Kết hợp với mật ong tăng kháng khuẩn và chống viêm. Cách thực hiện:

  • Pha 1 thìa cà phê bột nghệ vào ly nước ấm.
  • Thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều và uống.
  • Sử dụng trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao.
  • Có thể trộn bột nghệ với mật ong để làm viên, sử dụng 3 lần/ ngày, mỗi lần 3 viên trong vòng 1 tháng.
mật ong nghệ
Nghệ và mật ong giúp kháng viêm hiệu quả

Nước lá mơ lông

Đây là loại dược liệu có đặc tính sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, nhuận tràng và ức chế sự phát triển của tổn thương, viêm loét trong đường tiêu hóa, bao gồm đại tràng. Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá mơ lông tươi, phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê bột này hòa vào ly nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng, có thể thêm một ít bột gạo để tăng hiệu quả.
  • Hoặc bạn có thể dùng lá mơ lông tươi, giã nát trực tiếp rồi vắt lấy nước cốt để uống.
lá mơ lông
Lá mơ lông tốt cho đại tràng

Sắc nước ngó sen 

Trong Đông y, ngó sen có tính bình, vị ngọt chát và được sử dụng để an thần và cầm máu do viêm đại tràng. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị ngó sen, nga truật, tam lăng, bồ hoàng và huyết dụ mỗi vị 8g, 6g bắc thảo sương.
  • Sắc hết các dược liệu trong 1 lít nước cho đến khi cạn xuống còn 300ml.
  • Rót nước thuốc ra chén, chia làm 2 phần và uống hết trong ngày.

Tham khảo thêm: Hội chứng ruột kích thích – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Một số lưu ý về chăm sóc và phòng ngừa viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Ngoài việc tuân thủ biện pháp điều trị viêm đại tràng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần chủ động áp dụng các phương pháp chăm sóc để thúc đẩy sự phục hồi chức năng đại tràng và ngăn ngừa tái phát bệnh lâu dài.

Về chế độ ăn uống:

  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Trong giai đoạn điều trị, ưu tiên ăn những món dễ tiêu, mềm, lỏng như cháo, súp, canh.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như cà rốt, cam, táo, khoai lang, bơ, đậu, hạt; và thực phẩm giàu kali như đậu nành, dưa hấu, chuối, củ dền…
  • Tránh thực phẩm quá mặn, cay nóng, đồ lên men, đồ đóng hộp, chưa chín kỹ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
  • Chia nhỏ bữa ăn, giảm khẩu phần để giảm áp lực cho tiêu hóa và hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng.
Viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Chủ động thăm khám thường xuyên và thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ giúp đại tràng sớm phục hồi chức năng

Về chế độ sinh hoạt:

  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh lao động quá sức, căng thẳng kéo dài, và thức khuya thường xuyên.
  • Đối với những người làm việc đứng hoặc ngồi lâu, cần di chuyển thường xuyên để giảm áp lực cho đại tràng.
  • Thực hiện việc đi đại tiện đúng giờ, không nhịn và không rặn quá mạnh.
  • Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và duy trì cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh viêm đại tràng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi phát hiện các triệu chứng bất thường như rối loạn đại tiện, đau bụng thường xuyên, thay đổi tính chất phân…

Trên đây là những thông tin tổng quan về viêm đại tràng đi ngoài ra máu, hy vọng những kiến thức này giúp ích cho bạn trong việc nhận định tình trạng bệnh mà bản thân đang mắc phải, từ đó chủ động thăm khám, chữa bệnh sớm trước khi quá muộn. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bị bệnh crohn nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học là vấn đề người mắc bệnh crohn nên tuân thủ tuyệt…

Thuốc Ovalax: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ và giá bán

Thuốc Ovalax là dược phẩm của Công ty Traphaco – Việt Nam. Thuốc có tác dụng nhuận tràng và thường…

Ống soi đại tràng có camera và nguồn sáng giúp truyền hình ảnh bên trong cơ quan này ra bên ngoài Bảng Giá Nội Soi Đại Tràng Tại Một Số Bệnh Viện Lớn Hiện Nay

Nội soi tiêu hóa nói chung và nội soi đại tràng nói riêng là kỹ thuật khám bệnh không còn…

Một số lưu ý trước khi nội soi: Chuẩn bị gì, nhịn ăn không…

Nội soi là phương pháp thăm khám phổ biến và có độ tin cậy cao. Để đảm bảo an toàn…

Đại tràng là gì? Vị trí và chức năng của đại tràng

Đại tràng là một phần của hệ thống tiêu hóa. Chúng hoạt động cùng với các cơ quan khác như…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua