Bệnh chàm có lây không, nguyên nhân là gì, cách chữa thế nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh chàm có lây không là nỗi băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người. Bệnh lý này gây ra những biểu hiện nghiêm trọng trên da, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tâm lý.

Bệnh chàm có lây không
Bệnh chàm không có khả năng lây lan từ người này sang người khác

Bệnh chàm có lây không? Điều trị thế nào?

khi tìm hiểu “bệnh chàm có lây không?” Chuyên gia cho biết, bệnh chàm không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể là do gen và môi trường sống tác động vào, không liên quan tới yếu tố lây nhiễm.

Tuy nhiên, việc điều trị không phù hợp còn có thể khiến tổn thương do chàm lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể, chẳng hạn như tay, chân, bẹn, trán,…

Một vài nghiên cứu cho thấy, chàm có khả năng di truyền. Cụ thể khi người mẹ bị chàm mang thai thì khả năng con bị lây nhiễm bệnh cũng rất cao. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh chàm, người bệnh nên điều trị đúng cách và kịp thời để tránh bệnh tiến triển nặng.

Nguyên nhân khiến bệnh chàm phát triển

Hiện nay, nguyên nhân gây chàm vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các yếu tố sau đây được cho có liên quan đến bệnh gồm:

  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Cơ địa mẫn cảm
  • Yếu tố dị nguyên. Bệnh chàm có khả năng bùng phát dữ dội khI tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố dị nguyên, chẳng hạn như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…; tiếp xúc nhiều với thuốc nhuộm, sơn xe, phân bón, thuốc trừ sâu…

Tham khảo thêm: 10+ cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả – Ngừa tái phát

Phòng ngừa bệnh chàm lây nhiễm trên da

Để khắc phục và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh chàm, bệnh nhân cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

bác sĩ giải đáp bệnh chàm có lây không
Phòng ngừa bệnh chàm phát triển bằng cách khám và điều trị ngay từ dấu hiệu ban đầu
  • Thường xuyên giữ vệ sinh cơ thể đúng cách.
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị chàm khi chưa được chỉ định.
  • Cân bằng trạng thái tâm lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi quá lâu.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây bệnh như xà phòng, mỹ phẩm, quần áo bó sát,…
  • Xây dựng thói quen ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc khoa học.
  • Khám và điều trị bệnh chàm theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin trong bài viết đã giải đáp “Bệnh chàm có lây không?”. Bệnh không lây nhiễm từ người sang người nhưng có thể phát triển và lan rộng sang những vùng da khác. Tốt nhất nên gặp bác sĩ để được chữa sớm và đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
bệnh chàm khô đầu ngón tay Bệnh chàm khô đầu ngón tay: Dấu hiệu nhân biết và cách chữa

Bệnh chàm khô đầu ngón tay không chỉ khiến da khô ráp mà còn gây nứt nẻ, ngứa rát khó…

Người bị bệnh chàm kiêng ăn gì, bổ sung gì mau khỏi?

Cần nắm rõ người bị bệnh chàm kiêng ăn gì, bổ sung gì để hỗ trợ quá trình điều trị,…

Bệnh chàm bìu: Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

Bệnh chàm bìu gây ngứa rát, đau đớn ở vùng kín của nam giới, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt…

Bệnh chàm môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh chàm môi khiến môi trở nên khô rát, tróc vảy, chảy máu và xuất hiện mụn nước. Nếu không…

Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không ba mẹ nên biết

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Nhờ chứa những hoạt chất…

Chia sẻ
Bỏ qua