Bệnh chàm tổ đỉa là gì và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh chàm tổ đỉa là tình trạng viêm lớp nông của da, tiến triển theo từng đợt. Bệnh được đặc trưng bởi mụn nước hoặc nốt phồng rộp, da khô, bong tróc kèm theo ngứa ngáy.

Hình ảnh bệnh chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa là dạng biến thể của bệnh chàm với những triệu chứng ngoài da rất khó chịu

Bệnh chàm tổ đỉa là gì? Có lây không?

Chàm tổ đỉa là một biến thể của bệnh chàm. Trong bệnh lý này, lớp nông của da bị viêm, da khô, hình thành những nốt mụn nước hoặc phồng rộp.

Bệnh thường diễn tiến theo từng đợt. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh chàm tổ đỉa khiến da khô nhám, dày sừng, quá trình điều trị khó khăn và phức tạp hơn.

Chàm tổ đỉa thường có nguy cơ tái phát rất cao. Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng phổ biến nhất ở những người từ 20 – 40 tuổi.

Bệnh chàm tổ đỉa có lây không?

Chàm tổ đỉa không do virus, vi khuẩn gây ra, mà chủ yếu do cơ địa của người bệnh. Vì thế căn bệnh này không lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc. Tuy nhiên, chàm tổ đỉa có thể lan rộng trên chính cơ thể người bệnh.

Nguyên nhân gây chàm tổ đỉa

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh chàm tổ đỉa. Tuy nhiên có nhiều yếu tố cộng hưởng sẽ thúc đẩy quá trình khởi phát của bệnh.

  • Cơ địa: Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng.
  • Di truyền: Nếu có tiền sử gia đình bị bệnh thì nguy cơ bị chàm tổ đỉa sẽ cao hơn những người bình thường.
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Có thể là các yếu tố dị nguyên, chất tẩy rửa, đồ ăn, thức uống…
  • Các bệnh lý khác: Các nhà khoa học đã tìm ra được mối quan hệ giữa chàm tổ đỉa và một số bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, gan, thận…
  • Yếu tố khác: Thay đổi thời tiết, mệt mỏi, căng thẳng… 

Dấu hiệu nhận biết chàm tổ đỉa

Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý này thông qua một số triệu chứng thường gặp như:

  • Ngứa dữ dội
  • Xuất hiện mụn nước hay nốt phồng rộp
  • Rỉ nước nếu mụn nước vỡ
  • Da khô, bong tróc
  • Sắc tố da thay đổi
  • Da bị dày sừng

Bệnh chàm tổ đĩa có nguy hiểm không?

Những biến chứng có thể gặp khi bị chàm tổ đĩa:

  • Mất thẩm mỹ
  • Trở ngại khi di chuyển nếu triệu chứng xảy ra ở chân
  • Bội nhiễm do liên tục chà xát, gãi, cào mạnh lên các vùng da bị tổn thương.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh xảy ra dai dẳng và thường xuyên tái phát, ảnh hưởng đến hoạt động và tâm lý của người bệnh.

Xem thêm: Tổ Đỉa Chàm Dạng Trứng Sam: Dấu hiệu và điều trị

Cách điều trị bệnh chàm tổ đỉa

Điều trị bệnh chàm tổ đỉa khá phức tạp, gồm những phương pháp sau:

1. Thuốc Tây

Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc dùng tại chỗ hay thuốc uống hoặc kết hợp cả 2 dạng thuốc để điều trị bệnh lý này.

hình ảnh bệnh chàm tổ đỉa
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ nặng nhẹ của triệu chứng trước khi lên đơn thuốc

Khi bệnh mới khởi phát:

Khi bệnh mới khởi phát và triệu chứng không quá nặng nề, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc bôi ngoài da như:

  • Jarish
  • Castellani xanh metylen

Có thể kết hợp với sử dụng các thuốc kháng Histamine như:

  • Telfast
  • Loratadin
  • Citirizin

Để dự phòng trường hợp bội nhiễm, một số loại kháng sinh theo đường uống cũng sẽ được bác sĩ chỉ định.

Nếu bệnh chuyển nặng:

Tình trạng bệnh nặng sẽ khiến cho việc điều trị phức tạp hơn. Lúc này các triệu chứng thường xuất hiện trên diện rộng với mức độ nặng. Ngoài thuốc chống dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi da có chứa corticoid như:

  • Dermovate
  • Lorinden
  • Eumovate
  • Flucinar
  • Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus

Bên cạnh đó, một số loại thuốc làm ẩm da cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ khắc phục tình hình:

  • Cetaphyl
  • Physiogel cleanser
  • Skincare-U

Lưu ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2. Các bài thuốc dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, bạn có thể dùng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để trị chàm tổ đỉa ở mức độ nhẹ.

chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng dân gian
Khi triệu chứng còn nhẹ có thể dùng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh chàm tổ đỉa

Sử dụng trầu không và rau răm:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và rau răm.
  • Đem rửa sạch và đun sôi với khoảng 1,5 lít nước.
  • Chờ khi nước ấm, dùng khăn mềm thấm vào nước này rồi lau rửa lên vùng da tổn thương.
  • Dùng mỗi ngày 1 lần.

Dùng tỏi ngâm rượu:

  • Bóc vỏ 2 củ tỏi sạch sẽ rồi đem ngâm với 200ml rượu trắng trong khoảng 7 ngày.
  • Dùng rượu tỏi thoa nhẹ lên vùng da tổn thương 1 – 2 lần/ngày.

Lá đào tươi:

  • Dùng 1 nắm lá đào rửa sạch.
  • Đem giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da tổn thương.
  • Sau 30 phút thì lấy ra và để thoáng.
  • Đắp 1 – 2 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Các mẹo dân gian kể trên chỉ làm giảm bớt triệu chứng chàm tổ đỉa chứ không giúp điều trị triệt để căn bệnh này.
  • Trong trường hợp da bị bội nhiễm, trầy xước thì không nên áp dụng bởi dễ gây ra nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Các loại nguyên liệu tự nhiên phải chọn lựa kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng và vệ sinh, nếu không có thể dẫn đến biến chứng khó lường.

Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì?

Chàm tổ đỉa là một dạng bệnh viêm da, do đó chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh nên hạn chế dung nạp một số nhóm thực phẩm sau:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh…
  • Các loại đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Các thực phẩm giàu niken và coban như: lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, cacao, bột nở…

Bên cạnh đó, người bệnh nên tăng cường căn các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C để cung cấp dưỡng chất cho làn da và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị, đồng thời dự phòng nguy cơ tái phát của bệnh chàm tổ đỉa, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Tuân thủ tốt phác đồ điều trị tư bác sĩ.
  • Thường xuyên thăm khám để kiểm soát tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ trong trường hợp cần thiết.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày để duy trì độ ẩm tự nhiên cho da và khắc phục tình trạng khô da.
  • Tránh xa những căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống cũng như công việc.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.
  • Không dùng chất tẩy rửa hay sản phẩm chăm sóc da kích ứng mạnh.
  • Thay vì mặc quần áo chật hãy chọn đồ thông thoáng, chất liệu nhẹ, có khả năng thấm mồ hôi tốt.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin quan trọng về bệnh chàm tổ đỉa. Nếu có thắc mắc hay gặp bất cứ vấn đề gì bạn hãy tìm đến bác sĩ để được giải đáp và đưa ra hướng khắc phục. Tuyệt đối không được chủ quan.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Thanh bì Dưỡng can thang – Giải pháp an toàn tuyệt đối, “đánh bay” chàm sữa cho trẻ

Được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì…

chàm thể tạng Chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chàm thể tạng là bệnh về da thường gặp, tiến triển theo từng đợt. Bệnh gây ra các triệu chứng…

10+ cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả – Ngừa tái phát

Chàm là một bệnh da liễu phổ biến, trong những trường hợp nhẹ, thay vì sử dụng các loại thuốc…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không? Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không?

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc được nghiên cứu, hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, mang…

Chàm cơ địa và cách chữa chặn đứng nguy cơ bội nhiễm hiệu quả

“Chàm cơ địa là một dạng của viêm da cơ địa, 17% dân số mắc căn bệnh này trong đó…

Bình luận (2)

  1. Thúy Vy
    Thúy Vy says: Trả lời

    Tôi xem VTV2 thấy có nói đến bài thuốc Thanh bì Dưỡng cna thang chữa bệnh viêm da cơ địa. Ko biết có phải là bài thuốc của Trung tâm ko? Bài thuốc này có chữa dc bệnh chàm tổ đỉa ko? XIn tư vấn ạ.

    1. Thu Liên
      Thu Liên says:

      Nếu đúng là chương trình này thì là bài thuốc của trung tâm đấy. Mình cugnx chữa ở đây thấy hiệu quả. B thử đến khám xem thế nào. Mình chữa mất 3 tháng dùng cả uống, bôi cả ngâm rửa. trc mình bị nặng lắm mà chữa cũng khỏi đc 6 tháng nay rồi.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua