Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không ba mẹ nên biết
Chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Nhờ chứa những hoạt chất kháng viêm và chống nhiễm khuẩn, thảo dược này có thể hỗ trợ giảm triệu chứng và làm dịu vùng da bệnh.
Công dụng của lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu có vị cay nồng, mùi thơm hắc và tính ấm, có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, tiêu viêm. Lá trầu còn được sử dụng phổ biến để chữa các bệnh ngoài da như mụn nhọt, nổi mề đay, bệnh chàm, viêm da cơ địa…
Theo Y học hiện đại, lá trầu không có chứa các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm. Khi dùng có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn và nấm, giảm viêm và làm dịu da. Đồng thời đẩy lùi các triệu chứng mẩn ngứa, mụn nước, tấy đỏ do bệnh chàm sữa gây ra.
Hơn nữa, hợp chất phenol và các vitamin trong lá trầu không còn có tác dụng tái tạo và phục hồi tổn thương da, kích thích tế bào da mới phát triển.
Tham khảo thêm: Cách chữa á sừng bằng lá trầu không giúp giảm nhanh triệu chứng
Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Lá trầu không cần được sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là 3 cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không:
Cách 1: Chữa chàm sữa bằng tinh dầu lá trầu không
Cách thực hiện:
- Vệ sinh da sạch sẽ cho bé
- Lấy một nắm lá trầu không ra vò nát để lấy tinh dầu
- Chà nhẹ nhàng nắm lá trầu không vừa bị vò nát lên vùng da bị chàm sữa trong 15 – 20 phút mỗi ngày.
- Để thêm 10 phút để tinh dầu ngấm sâu vào tròn da rồi lai nhẹ nhàng bằng khăn mềm ẩm
Nên dùng lá tươi, thực hiện hàng ngày, đều đặn trong 1 tuần sẽ nhận thấy hiệu quả.
Cách 2: Giã lá trầu không chữa chàm sữa
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch, sau đó giã nhuyễn cùng một ít muối
- Lấy bã lá trầu không vừa giã vắt lấy phần nước cốt
- Dùng bong thấm nước cốt lá trầu không thoa lên vùng da bị chàm cho bé
- Để qua đêm, vệ sinh da cho bé vào sáng hôm sau
Nên dùng lá tươi, áp dụng vào mỗi buổi tối trước khi ngủ, sau khoảng 3 – 5 lần là thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Cách 3: Tắm bằng nước lá trầu không
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 2 – 3 lá trầu không cho vào nước, đun sôi khoảng 15 -20 phút
- Lấy dung dịch trên pha loãng vào nước, sử dụng để tắm cho bé, không nên dùng nước quá nóng
- Khi tắm mẹ có thể dùng bã trầu chà xát lên vùng da bị chàm để tăng hiệu quả
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý:
- Không nên đun nước lá trầu quá đặc, không nên cho muối vào.
- Không tắm cho bé khi nước quá nóng dễ gây bỏng rát và sưng tấy.
Xem ngay: Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì, kem gì hiệu quả, giúp mau khỏi?
Ưu và nhược điểm khi dùng lá trầu không chữa chàm sữa
Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Lá trầu là một nguyên liệu dễ kiếm, dễ sơ chế để sử dụng, giá thành rẻ.
- Lá trầu lành tính, sử dụng khá an toàn, không gây dị ứng cho bé.
- Có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da nhanh chóng và hiệu quả, không bị giới hạn vùng điều trị.
Nhược điểm:
- Không đem lại hiệu quả ngay, cần nhiều thời gian để theo dõi sự chuyển biến từ từ của bệnh.
- Sử dụng lá trầu không không chữa dứt điểm được viêm da cơ địa ở bé. Thảo dược này chỉ giúp làm giảm sự tổn thương trên da, hỗ trợ chữa bệnh.
- Hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé.
Những lưu ý khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Không lạm dụng lá trầu tắm cho trẻ tại nhà. Điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh trở nặng hơn, khiến tình trạng ngứa ngáy thêm nghiêm trọng. Ngoài ra cần ngâm rửa lá trâm không thật kỹ trước khi sử dụng.
Lưu ý khác:
- Hỏi bác sĩ trước khi dùng thảo dược.
- Nên dùng lá trầu không trên một vùng da nhỏ của bé trước. Nếu không xuất hiện kích ứng thì mới nên áp dụng.
- Chọn những lá trầu không không quá non cũng không quá già, lá còn tươi không bị nhiễm bệnh.
- Không nên tự ý thêm các loại thuốc bôi, kem dưỡng ẩm khác mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ nên dùng thêm kem dưỡng ẩm mà bác sĩ kê đơn.
- Luôn giữ cho da bé sạch sẽ và khô thoáng.
- Tăng cường bổ sung vitamin và dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể bé
Trên đây là những cách chữa bệnh chàm sữa bằng lá trầu không bố mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên, các biện pháp dân gian chỉ có tác dụng đẩy lùi bệnh chứ không thể điều trị tận gốc. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa đơn giản, giúp bệnh mau khỏi
- Kem Sudocrem có trị chàm sữa không?Hướng dẫn sử dụng và lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!