Bệnh chàm đồng tiền: Nhận biết triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh chàm đồng tiền là một dạng của viêm da rối loạn, được đặc trưng bởi những đốm hình đồng tiền trên da, gây ngứa và rỉ nước. Bệnh lý này cần được chăm sóc và điều trị đúng cách để những tổn thương da nhanh chóng lành lại.

Bệnh chàm đồng tiền là gì?

Bệnh chàm đồng tiền còn được gọi là viêm da hình đồng tiền, một dạng bệnh chàm phổ biến. Bệnh thể hiện cho những tổn thương da ở dạng đồng tiền, kèm theo nhiều mụn nước, có tiết dịch, sưng và sần lên. Những triệu chứng thường tập trung ở trên người, mu bàn tay, khuỷu chân,…

So với trẻ sơ sinh, bệnh chàm đồng tiền ít gặp hơn ở người lớn. Bệnh thường phát triển ở những người có cơ địa nhạy cảm, da dễ bị tổn thương và dị ứng. Cùng với những tác động từ bên ngoài (chẳng hạn như tiếp xúc hóa chất), bệnh sẽ phát triển. Chàm đồng tiền không lây.

Bệnh chàm đồng tiền trên da
Bệnh chàm đồng tiền là tổn thương da ở dạng đồng tiền, kèm theo ngứa ngáy, có tiết dịch

Dấu hiệu nhận biết chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền là một căn bệnh khá phổ biến, có những dấu hiệu sau:

  • Trên da sẽ xuất hiện những vết loét, mẩn đỏ có hình đồng tiền, chủ yếu là trên cánh tay và chân. Tổn thương cũng có thể lây lan khắp người và gây ra những cảm giác khó chịu
  • Vùng da tổn thương có màu nâu, hồng hoặc đỏ
  • Da ngứa, khô, đóng vảy
  • Vùng da xung quanh vết thương có thể đỏ, khô, có vảy và viêm.
Hỉnh ảnh bệnh chàm đồng tiền có dấu hiệu nặng
Hỉnh ảnh bệnh chàm đồng tiền có dấu hiệu nặng

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền là một bệnh mãn tính chưa rõ nguyên nhân. Bệnh phổ biến ở những người có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị dị ứng, hen suyễn hoặc viêm da dị ứng; người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích thích. 

Những yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ và khiến bệnh trở nên nặng hơn:

  • Nhiệt độ thay đổi thất thường, sống trong khí hậu khô lạnh
  • Cơ thể bị thiếu máu, hay phù chân, da khô thiếu độ ẩm
  • Tiếp xúc với một số chất gây kích ứng da như: hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa,…
  • Bị viêm da hoặc có các dạng chàm khác, chẳng hạn như bệnh chàm bìu, bệnh chàm môi
  • Da bị tổn thương do chấn thương, côn trùng cắn, dị ứng, nhiễm trùng vi khuẩn trên da
  • Tâm trạng luôn bị căng thẳng stress, tâm lý bất ổn
  • Dị ứng với một số loại thuốc (tình trạng này rất hiếm gặp).

Chữa chàm đồng tiền như thế nào?

Chưa có phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh chàm đồng tiền. Tuy nhiên việc điều trị sẽ giúp kiểm soát bệnh, giảm bớt các triệu chứng, ngăn ngừa sự phát triển và bùng phát bệnh.

1. Phương pháp dân gian

Chữa chàm đồng tiền bằng các phương pháp dân gian có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng. Ngoài ra những phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện.

Dùng chuối xanh

  • Lấy 1 trái chuối xanh rửa sạch, thái mỏng thành từng miếng
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm đồng tiền, sau đó chà xát chuối xanh lên vùng da bệnh
  • Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần, sau một thời gian bệnh sẽ được cải thiện.

Dùng tỏi

  • Lấy vài tép tỏi bóc vỏ và rửa sạch, nên chọn những tép còn nguyên, không bị héo
  • Cho tỏi thấm một ít nước rồi bỏ vào một chiếc khăn mỏng. Giã nát những tép tỏi, thêm một chút nước rồi chắt lấy phần nước tỏi
  • Dùng khăn mỏng nhúng vào nước tỏi rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm đồng tiền, để khoảng 8 – 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Tránh để lâu vì tỏi có tính chất cay dễ gây tổn thương da
  • Nên thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả.
Tỏi có tác dụng điều trị chàm đồng tiền
Tỏi có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm đồng tiền, giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh

Dùng dầu dừa

  • Rửa sạch tay và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh
  • Bôi dầu dừa lên vùng da bị chàm đồng tiền
  • Có thể thêm dầu dừa vào đồ ăn để dưỡng da từ bên trong.

Lưu ý: 

  • Không dùng thảo dược thay thế cho các thuốc điều trị.
  • Đảm bảo các thảo dược được rửa sạch sẽ trước khi dùng.

 Xem ngay: Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả, giảm nhanh và an toàn

2. Dùng thuốc Tây

Thuốc Tây y chữa chàm đồng tiền thường bao gồm những loại có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, giảm ngứa (chẳng hạn như thuốc chống Histamin). Dưới đây là những loại thường dùng:

  • Thuốc bôi Griséofulvin, Ketoconazol (Nioral)
  • Nhóm thuốc Itraconazol (Sporal)

Lưu ý:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Các thuốc chứa hoạt chất chống viêm corticoids không được sử dụng quá 7 ngày. Việc lạm dụng có thể gây biến chứng như bội nhiễm, teo da, mòn da, đặc biệt ở trẻ em dễ gặp biến chứng suy tuyến thượng thận.

3. Phương pháp Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây chàm là do phong nhiệt, thấp nhiệt tuy nhiên nhưng chủ yếu là phong nhiệt. Bệnh được chia thành 2 thể gồm: Cấp tính và mạn tính. Với từng thể bệnh, y học cổ truyền sẽ có những phép chữa bệnh riêng:

  • Ở thể cấp tính thấp nhiệt do phong cộng hưởng với nhiệt và thấp: Các triệu chứng gồm da đỏ, ngứa, nổi cục, mụn nước, chảy dịch vàng. Dùng cách chữa thanh nhiệt hóa thấp.
  • Ở thể cấp tính phong nhiệt: Các triệu chứng gồm da đỏ, mụn nước, phát toàn thân, chảy nước, ít loét. Điều trị bằng cách chữa sơ phong thanh nhiệt trừ thấp.
  • Ở thể mạn tính do phong, huyết táo: Vùng da bệnh bị khô, ngứa, nổi cục, mụn nước. Dùng cách chữa khu phong, dưỡng huyết nhuận táo.

Cách chăm sóc da khi bị chàm đồng tiền

Việc chăm sóc da khi bị chàm đồng tiền có vai trò quan trọng giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Một số lưu ý dưới đây người bệnh cần cố gắng thực hiện:

  • Không nên tắm với nước nóng và sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Hạn chế mặc quần áo có chất liệu lên, nỉ,…rất dễ gây kích ứng cho da.
  • Không tiếp xúc với các kích thích từ môi trường bên ngoài, tránh để da bị trầy xước, sử dụng băng ẩm để che và bảo vệ vùng da nhiễm bệnh.
  • Dùng các loại thuốc kem bôi da, thuốc kháng histamin để giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên áp dụng liệu pháp tia cực tím, thuốc mỡ, thuốc tiêm hoặc thuốc uống khi bệnh nghiêm trọng.
  • Không gãi, chà xát vào vùng da bị tổn thương. Giữ tâm trạng luôn thoải mái, chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều loại rau quả tươi và nước cho cơ thể

Chàm đồng tiền là một căn bệnh mãn tính. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng bệnh khó chữa và mất nhiều thời gian. Bạn nên tránh các yếu tố khiến bệnh trở nên nặng hơn và tái phát nhiều lần. Nếu kiên trì điều trị, bệnh có thể được chấm dứt hoàn toàn.

Bệnh nhân chàm đồng tiền kiêng ăn gì, bổ sung gì để nhanh hồi phục?

Bên cạnh việc điều trị bệnh chàm đồng tiền bằng phương pháp phù hợp, người bệnh cần chú ý tuân thủ chế độ ăn uống khoa học. Điều này có thể giúp hạn chế phát triển các triệu chứng và những tổn thương da mau lành.

Một số loại thực phẩm người bệnh nên hạn chế như:

  • Các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu nành…
  • Các món ăn muối chua như dưa muối, cà muối
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món ăn chiên xào
  • Các món ăn nhiều gia vị cay nóng.

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm một số món ăn bổ dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho da như:

  • Thực phẩm giàu kẽm: Thịt lợn, sữa chua, các loại hạt như hạnh nhân, hạt chia…
  • Thực phẩm giàu vitamin : Đu đủ, xoài, cà rốt.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại quả họ cam, quýt, bưởi.
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Rau cải xanh, rau bina, hạnh nhân, hạt dẻ, quả bơ…

Để được chẩn đoán chính xác tình trạng chàm đồng tiền và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp nhất, bệnh nhân nên đến trực tiếp các cơ sở của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc trên toàn quốc.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì, kem gì mau khỏi?

Nhiều bố mẹ thắc mắc bé bị chàm sữa bôi thuốc gì, kem gì an toàn, mau khỏi. Hiện nay…

Bệnh chàm đồng tiền: Nhận biết triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất

Bệnh chàm đồng tiền là một dạng của viêm da rối loạn, được đặc trưng bởi những đốm hình đồng…

Bệnh chàm (Eczema) là gì? Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm (eczema) gây ra tình trạng ban đỏ, ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu. Căn bệnh này…

6 Bác sĩ da liễu trị chàm giỏi ở TPHCM, giàu kinh nghiệm

Để điều trị dứt điểm bệnh chàm da, ngoài việc lựa chọn phương pháp chữa trị, bệnh nhân cũng nên…

Bị bệnh chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt? Cách chữa hiệu quả

Nắm rõ vấn đề người bị bệnh chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt để hỗ trợ…

Chia sẻ
Bỏ qua