Bệnh chàm khô ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả, lành tính nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh chàm khô ở trẻ em xảy ra khi da quá khô, nứt nẻ dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé về sau.

Hình ảnh bệnh chàm khô ở trẻ em
Hình ảnh những tổn thương da, giúp nhận biết bệnh chàm khô ở trẻ em

Bệnh chàm khô ở trẻ em là gì?

Bệnh chàm khô ở trẻ em là tình trạng viêm da mãn tính dẫn tới da khô, nứt nẻ, bong tróc, có thể chảy máu khiến trẻ đau rát, khó chịu. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng hay sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, chàm khô khiến trẻ đau rát, khó chịu dẫn tới quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ngoài ra dùng tay để gãi, bóc vảy… có thể dẫn tới trầy xước da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, lở loét, bệnh càng thêm trầm trọng và khó điều trị hơn. 

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô ở trẻ em

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, gồm:

  • Gen di truyền
  • Các yếu tố từ bên ngoài môi trường tác động.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh chàm khô ở trẻ em chuyển biến nặng hơn như:

  • Da quá khô
  • Bị kích ứng do chất hóa học
  • Tâm lý sợ sệt căng thẳng
  • Nhiệt độ bên ngoài bị thay đổi đột ngột
  • Vùng da bị nhiễm trùng
  • Dị ứng với các loại lông thú vật, hóa chất, khói thuốc lá,…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm khô

Khi bị chàm khô bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy, cơ thể khó chịu, khóc nhiều, ít ngủ hơn so với những bé có cùng độ tuổi. Bệnh có những triệu chứng, giai đoạn phát triển khác nhau ở độ tuổi khác nhau.

  • Trẻ sơ sinh (6 tháng đầu khi sinh ra): Các vết chàm thường xuất hiện ở phần má, cằm, trán, da đầu. Bệnh sẽ lan rộng đến những vùng da khác trên cơ thể nhưng không xuất hiện ở những vùng da được giữ ẩm. Lúc này, da sẽ bị nổi ban, mụn nước và có thể là nứt nẻ.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tháng: Ở giai đoạn này bé đang tập bò nên bệnh chàm khô thường xuất hiện ở trên khuỷu tay, đầu gối và những vị trí dễ bị trầy xước. Nếu bệnh có tình trạng nặng, vùng da đó sẽ hình thành lớp vảy vàng và bị rộp.
  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Lúc này trẻ vừa mới biết đi nên chàm sẽ xuất hiện ở các nếp gấp trên cơ thể như: khuỷu tay, đầu gối,… Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những vùng da xung quanh miệng và mí mắt. Da của trẻ sẽ bị khô, đóng vảy và dày hơn.
  • Trẻ trên 5 tuổi: Đối với trẻ ở tuổi này, chàm thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, tay và sau tai. Da ở những vùng này sẽ đỏ lên và gây ra ngứa. Triệu chứng này cũng rất giống với các bệnh lý về da thông thường khác như: viêm da tiêt bã nhờn, chàm bội nhiễm,…nên sẽ khó phân biệt.

Cách điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em

Việc điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc loại bỏ triệt để căn bệnh chàm khô ở trẻ. Những phương pháp điều trị chính:

1. Chữa chàm khô ở trẻ em bằng Tây y

Với phương pháp Tây y, bác sĩ chủ yếu kê đơn các loại thuốc hoặc kem bôi da có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh cho bé như:

  • Kem dưỡng ẩm:

Có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa nhiều dầu và nước. Mẹ nên bôi một lớp dày lên da của trẻ 2 lần/ngày. Việc dưỡng ẩm cho bé trong 3 phút sau khi tắm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da bé
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé có thể giảm các triệu chứng của bệnh chàm khô
  • Thuốc Steroid

Với trường hợp vết chàm đã bị nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu bôi thuốc steroid với nồng độ thấp. Thuốc giúp điều trị viêm và làm dịu da nhanh chóng.

  • Thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine có tác dụng giúp giảm triệu chứng ngứa, giúp trẻ ngủ ngon hơn.

  • Kháng sinh

Trong trường hợp bé bị bệnh chàm khô nặng, diện tích lớn hoặc nhiễm trùng bác sĩ có thể kê toa để dùng kháng sinh. 

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc Tây y cho trẻ, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng và phác đồ mà bác sĩ chỉ định để tránh gây tác dụng phụ hoặc tình trạng “nhờn thuốc” khiến việc điều trị khó khăn hơn.

2. Mẹo dân gian chữa chàm khô cho trẻ

Ở lứa tuổi trẻ em, việc sử dụng nhiều thuốc Tây y thường khiến phụ huynh lo hại về các tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì thế không ít người tìm đến các mẹo dân gian chữa chàm khô từ nguyên liệu tự nhiên. Một số cách phổ biến như:

  • Dưa leo: Rửa sạch dưa leo, cắt thành những lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị chàm khô. Biện pháp này giúp làm ẩm da, giảm khô nứt, giảm đau cho bé.
  • Nha đam: Dùng dao tách lớp vỏ ngoài của nha đam, lấy phần gel bên trong bôi lên vùng da bị chàm khô trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch. Nha đam làm dịu da, giảm ngứa và đau nhanh chóng.
  • Bột cây đàn hương: Trộn bột đàn hương với một chút nước thành hỗn hợp đặc sánh rồi bôi lên vùng da bị chàm khô của bé trong 30 phút. Sau đó rửa lại với nước sạch. Thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên.

Các cách làm trên khá an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng bệnh. Với những trường hợp chàm khô nặng hơn, chàm trên vùng da lớn thì không cho hiệu quả cao. Bên cạnh đó, khi sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, nếu khâu vệ sinh không đảm bảo dễ dẫn tới nhiễm trùng da bé.

Trẻ bị chàm khô nên kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ cần phải có có các biện pháp chăm sóc da cho bé, giúp kiểm soát vùng da bị bệnh và hạn chế bệnh chuyển nặng.

  • Tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày, không nên dùng nước quá nóng sẽ khiến da bé bị khô, mất đi độ ẩm tự nhiên.
  • Sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, không nên ngâm trẻ trong xà phòng.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để bôi cho trẻ sau khi tắm giúp tăng độ ẩm cho da.
  • Lựa chọn cho trẻ những loại quần áo bằng cotton mềm, không chứa hóa chất độc hại.
  • Không cho bé tiếp xúc với các chất kích thích và gây dị ứng như lông thú, bụi bẩn,….sẽ khiến bệnh nặng hơn.
  • Khi mắc bệnh mẹ nên kiêng cho bé các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như: hải sản, trứng, cá biển…
Trẻ bị chàm khô nên kiêng ăn hải sản
Trẻ bị chàm khô nên kiêng ăn hải sản để tránh tăng mức độ kích ứng và dị ứng

Bệnh chàm khô gây ra ngứa ngáy khó chịu, cào gãi theo phản xạ tự nhiên sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Bố mẹ cần phát hiện sớm để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo vệ sức khỏe cho con.

Xem ngay:

Chia sẻ:
Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không ba mẹ nên biết
Chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Nhờ chứa những hoạt chất kháng viêm và chống nhiễm khuẩn, thảo dược này có…
8 cách trị chàm theo dân gian hiệu quả hơn thuốc tây

Có nhiều cách trị chàm theo dân gian hiệu quả, tận dụng những nguyên liệu tự nhiên quen thuộc như…

Kem Em Bé trị chàm sữa có tốt không, giá bao nhiêu?

Kem Em Bé để điều trị chàm sữa được dùng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy…

Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc

Là công thức nổi danh của Trung tâm Thuốc dân tộc, Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc giúp đẩy…

5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH 5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là công thức được nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ bác sĩ…

Thoát khỏi bệnh chàm dai dẳng nhờ chọn đúng phương pháp điều trị

Hơn 20% dân số bị chàm da, trong đó tỷ lệ trẻ em chiếm 60%, 30% bệnh nhân bị kéo…

Bình luận (4)

  1. Trâm
    Trâm says: Trả lời

    Con mình 5 tuổi bị xuất hiện từng mảng gây ngứa và khó chịu cho bé mình muốn đc tư vấn ạ !

  2. Thuan
    Thuan says: Trả lời

    Bé nhà em bị chàm khô lúc 4 tháng, giờ bé đã 15 tháng. Những nơi bị chàm em có thoa thuốc thuốc thì hết , nhưng rồi bị chỗ khác hoặc vị trí cũ. Gần đây trên đầu rất nhiều. Có cách nào trị triệt để không ạ.

  3. Vân Anh
    Vân Anh says: Trả lời

    Gần đây tôi xem VTV2 thấy có nói đến bài thuốc tên là Thanh bì Dưỡng can thang chữa bệnh vdcd rất tốt. Cho hỏi đây có phải là bài thuốc của Trung tâm ko? Bài thuốc này có chữa đc bệnh chàm khô cho trẻ con 4 tuổi ko?

    1. uyên
      uyên says:

      b ơi đúng là bài thuốc này nhé, chữa đc cho trẻ con nha. Trc bé nhà mình đợt 5 tuổi bị chàm mình cũng cho chữa ở đây thấy hiệu quả. Mỗi tội phỉa chữa hơi lâu thôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua