Bệnh chàm khô: Hình ảnh nhận biết và cách điều trị hiệu quả nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh chàm khô khởi phát khi không cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Cần sớm phát hiện và điều trị để tránh bệnh diễn tiến phức tạp, gây ra những vấn đề nghiêm trọng. 

Bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô khởi phát khi không cung cấp đủ nước cho lớp sừng Keratin của da

Bệnh chàm khô là gì?

Chàm khô là một dạng phổ biến của bệnh chàm, khởi phát khi da mất đi độ ẩm cần thiết và bị khô nghiêm trọng. Khi lớp sừng Keratin của da không đủ độ ẩm, cấu trúc da mất đi sự cân bằng  và gây ra nhiều triệu chứng như khô, bong tróc, ngứa ngáy.

Mặc dù có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí nhưng bệnh xảy ra phổ biến nhất ở các vị trí gồm mặt, khuỷu tay, chàm khô đầu ngón tay, bàn tay, mặt trong của cổ tay…

Người lớn và trẻ em đều có khả năng mắc bệnh chàm khô. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh rất dễ tái phát và trở thành mãn tính.

XEM THÊM: Bệnh chàm khô tróc vảy và các phương pháp điều trị tận gốc

Bệnh chàm khô có lây không?

Cần khẳng định rằng chàm khô là căn bệnh không lây nhiễm. Căn bệnh này chỉ tiến triển trên bề mặt da của người mắc bệnh và không truyền sang người khác qua đường tiếp xúc.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Cho đến nay, những nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính phổ biến:

Di truyền

Yếu tố này ảnh hưởng đến sự khởi phát của rất nhiều bệnh lý, trong đó có các bệnh về da như chàm khô. Yếu tố di truyền của bệnh liên quan đến sự thiếu hụt hoạt chất filaggrin. Đây là một trong những thành phần có tác dụng dưỡng ẩm tự nhiên cho da. Nếu bố mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ con cái bị bệnh lên tới trên 50%.

Di truyền
Bệnh chàm khô có tính chất di truyền

Dị ứng

Bệnh chàm khô có thể liên quan đến một số yếu tố dị ứng như:

  • Thời tiết: Sự thay đổi thất thường của nhiệt độ cũng như độ ẩm trong môi trường cũng rất dễ khiến làn da bị ảnh hưởng. Bệnh chàm khô thường dễ khởi phát trong những ngày thời tiết hanh khô, lạnh, độ ẩm thấp.
  • Thực phẩm: Cá, hải sản, trứng, sữa… là những loại thực phẩm có thể gây kích ứng và khiến triệu chứng của bệnh nặng nề thêm.
  • Hóa mỹ phẩm: Sản phẩm chăm sóc da, chất tẩy rửa… có thể gây kích ứng trên da khi tiếp xúc.

Rối loạn trao đổi chất

Nhất là tình trạng rối loạn ngay trên lớp biểu bì sẽ rất dễ tác động xấu đến làn da. Sự rối loạn trao đổi chất thường sẽ ảnh hưởng đến hàng rào tạo lipid trên da. Điều này sẽ khiến cho da dễ bị khô và rối loạn hàng rào bảo vệ, dẫn đến tình trạng tổn thương trên bề mặt da.

Tính chất da và cơ địa

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh. Những người bị rối loạn tiết bã nhờn hay có làn da khô, nhạy cảm sẽ rất dễ mắc bệnh.

Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể sẽ thúc đẩy quá trình khởi phát cũng như khiến bệnh diễn tiến xấu:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Chăm sóc da không đúng cách
  • Tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm
  • Làm việc quá sức, thiếu ngủ khiến sức đề kháng suy giảm
  • Tác động của các bệnh lý khác: viêm da tiết bã, viêm da dị ứng

Triệu chứng bệnh chàm khô và hình ảnh nhận biết

Bệnh chàm khô dễ dàng được nhận biết thông qua những triệu chứng dưới đây:

  • Những mảng đỏ xuất hiện rải rác trên bề mặt da, lây lan, gây ra tình trạng khô da, ngứa ngáy và khó chịu.
  • Da rất dễ bị bong tróc, nứt nẻ thành từng mảng trên bề mặt.
  • Nhiều vùng da nứt nẻ có thể bị rỉ máu.
  • Đôi khi có sự xuất hiện của mụn trắng li ti. Chúng có thể phát triển thành mụn nước và vỡ ra, chảy dịch.

Bệnh chàm khô thường dễ khởi phát tại các vùng da tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với không khí bên ngoài, chất tẩy rửa cũng như sản phẩm vệ sinh da. Vùng mặt và tay chân là khu vực da dễ bùng phát bệnh nhất.

Một số hình ảnh bệnh chàm khô:

điều trị chàm khô
Hình ảnh bệnh chàm khô bùng phát trên mu bàn tay
Triệu chứng bệnh chàm khô trên nền da ngăm
Triệu chứng bệnh chàm khô trên nền da ngăm
Bệnh chàm khô làm phát triển các nốt mụn nước li ti, da khô và tróc vảy
Bệnh chàm khô làm phát triển các nốt mụn nước li ti, da khô và tróc vảy
Hình ảnh bệnh chàm khô mức độ nặng
Hình ảnh bệnh chàm khô mức độ nặng, da nứt nẻ, bong tróc nghiêm trọng, lan rộng từ khuỷu tay đến cẳng tay

Xem thêm: Bệnh chàm khô ở trẻ em, triệu chứng và cách điều trị an toàn

Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?

Bệnh chàm khô không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh có xu hướng lan rộng trên nhiều vùng da lớn, gây mất thẩm mỹ và ngứa ngáy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân.

Đặc biệt, cơn ngứa ngáy có thể khiến bạn không ngừng gãi ngứa. Điều này dẫn đến trầy xước da, chảy dịch hoặc rỉ máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng/ bội nhiễm. Để ngăn ngừa, người bệnh cần điều trị, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh chàm khô có được chữa khỏi hoàn toàn không?

Đối với bệnh chàm nói chung và bệnh chàm khô nói riêng, việc chữa khỏi bệnh là điều không thể. Tuy nhiên ngày nay các phương pháp điều trị có thể giúp chữa tổn thương trên bề mặt da, giảm triệu chứng và ngăn những đợt bùng phát bệnh. Ngoài ra việc điều trị đúng cách sẽ giúp hạn chế tình trạng bội nhiễm.

Bệnh chàm khô được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh chàm khô có thể được chẩn đoán thông qua những dấu hiệu trên da (da khô, nứt nẻ, bong tróc…) và các triệu chứng đi kèm như ngứa ngáy, khó chịu. Để rõ hơn về tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể hỏi về bệnh sử bản thân và gia đình, đồng thời thực hiện một số xét nghiệm dị ứng.

Cách điều trị bệnh chàm khô

Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh chàm khô, bạn cần sớm thăm khám để can thiệp kịp thời. Bởi nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể phát triển sang giai đoạn bội nhiễm. Lúc này không chỉ rất khó điều trị và còn khiến các vấn đề nguy hiểm phát sinh.

Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán mức độ bệnh để đưa ra phương pháp điều trị tương thích cho từng đối tượng người bệnh.

1. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm

Đối với quá trình điều trị bệnh chàm khô thì việc cung cấp độ ẩm cho da là rất quan trọng. Khi da được dưỡng ẩm tốt sẽ giảm thiểu được tình trạng khô nứt hay bong tróc bề mặt. Từ đó sẽ giúp từ từ đẩy lùi các triệu chứng.

Đối với các sản phẩm dưỡng ẩm, nên bôi sau khi tắm khoảng 3 phút. Đây là thời điểm thích hợp nhất để da hấp thu các dưỡng chất.

** Lưu ý: Nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về loại sản phẩm dưỡng ẩm da phù hợp với làn da của bạn. Tránh tự ý dùng bất cứ sản phẩm nào bởi có thể sẽ gây kích ứng da và khiến vấn đề nghiêm trọng thêm.

HỮU ÍCH: Mẹo trị chàm khô bằng dầu dừa an toàn, khỏi nhanh sau 7 ngày

2. Sử dụng thuốc trị bệnh chàm khô

Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng bệnh trên da mà bác sĩ sẽ lên toa các loại thuốc phù hợp:

  • Thuốc có chứa thành phần hydrocortisione: Thường được sử dụng với mục đích làm giảm tình trạng ngứa hay viêm.
  • Corticosteroids: Đáp ứng với các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay viêm mà bệnh gây ra.
  • Thuốc kháng Histamine: Được sử dụng khi có các yếu tố dị ứng khiến triệu chứng ngứa ngáy của bệnh nặng nề thêm.
  • Thuốc sát trùng, kháng sinh bôi ngoài da: Được dùng trong trường hợp xuất hiện tình trạng khô nứt da có rỉ máu hay nhiễm khuẩn…
Thuốc trị bệnh chàm khô
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị tại chỗ để giúp bạn khắc phục triệu chứng của bệnh

**Lưu ý khi dùng thuốc Tây điều trị bệnh chàm khô:

  • Dùng đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ yêu cầu.
  • Đối với nhóm thuốc điều trị tại chỗ chỉ nên bôi một lớp mỏng.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để điều trị.
  • Tránh thay đổi liều hay tần suất dùng thuốc khi bác sĩ chưa chỉ định.
  • Chủ động thông báo khi liều dùng được yêu cầu không thể đáp ứng các triệu chứng.

ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 10 loại thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay (Bôi + uống)

3. Dùng thuốc Nam điều trị bệnh chàm khô

Chàm theo y học cổ truyền được chia làm 2 thể cấp tính (thấp nhiệt, phong nhiệt) và mạn tính. Nguyên nhân do phong nhiệt, thấp nhiệt nhưng chủ yếu là do phong nhiệt ở thể cấp tính. Ở thể mạn tính do phong nhiệt làm huyết táo, cộng hưởng với nhau gây ra bệnh.

Trong y học cổ, có rất nhiều bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh theo nguyên tắc điều trị sau đây:

📌Thể cấp tính thấp nhiệt có triệu chứng ngứa, đỏ, mụn nước, loét, vàng sẽ dùng phép chữa thanh nhiệt, hóa thấp.

📌Thể cấp tính phong nhiệt có triệu chứng da đỏ, mụn nước, phát toàn thân, chảy nước sẽ dùng phép chữa sơ phong thanh nhiệt trừ thấp.

📌Thể mạn tính phong, huyết táo triệu chứng da khô, ngứa, nổi cục, mụn nước ở các vị trí đầu, cổ, mặt đầu gối… sẽ dùng phép chữa khu phong, dưỡng huyết nhuận táo.

Biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh chàm khô

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, bạn cần chú ý đến việc thực hiện các biện pháp chăm sóc cũng như dự phòng. Điều này không chỉ giúp rút ngắn thời gian trị liệu mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Dưới đây là một số khuyến nghị rất hữu ích khi bạn đang sống chung với bệnh chàm khô:

Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày để ngăn đợt bùng phát của bệnh chàm khô
Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày để ngăn đợt bùng phát của bệnh chàm khô
  • Vệ sinh da đúng cách. Khi mắc bệnh lý này, bạn tuyệt đối không nên tắm bằng nước nóng. Nền nhiệt cao rất dễ khiến tình trạng khô và bong tróc da thêm nghiêm trọng. Thay vào đó, dùng nước có độ ấm vừa phải, tắm trong khoảng từ 5 – 10 phút là phù hợp.
  • Chú ý đến việc dưỡng ẩm da, nhất là trong những ngày thời tiết hanh khô, lạnh lẽo.
  • Tránh tình trạng gãi hay chà xát trên bề mặt da bởi rất dễ khiến cho những tổn thương nặng nề thêm.
  • Không dùng các sản phẩm vệ sinh da hay chất tẩy rửa mạnh bởi rất dễ gây kích ứng khi da đang tổn thương.
  • Tuyệt đối không mặc quần áo ẩm hay có chất liệu len. Thay vào đó hãy chọn cách mặc nhiều quần áo với chất cotton hay bông để giữ ấm khi trời trở lạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, hãy che chắn kỹ, dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
  • Nên ăn thực phẩm giàu vitamin C, E hoặc Omega-3 để giữ được độ ẩm tự nhiên cho da. Đồng thời cần bổ sung cho cơ thể đủ 2 lít nước một ngày.
  • Tránh dung nạp các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối đường, rượu bia, chất kích thích… bởi rất dễ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tái tạo tế bào da.

Chàm khô là một dạng của bệnh chàm cần được quan tâm kịp thời để tránh những rủi ro không mong muốn phát sinh. Bệnh có nguy cơ xuất hiện nhiều ở trẻ nên bạn hãy luôn chú ý để bảo vệ sức khỏe con mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Bệnh chàm khô ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả, lành tính nhất

Bệnh chàm khô ở trẻ em xảy ra khi da quá khô, nứt nẻ dẫn đến tình trạng viêm da.…

chàm thể tạng Chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chàm thể tạng là bệnh về da thường gặp, tiến triển theo từng đợt. Bệnh gây ra các triệu chứng…

bệnh chàm tổ đỉa Bệnh chàm tổ đỉa là gì và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay?

Bệnh chàm tổ đỉa là tình trạng viêm lớp nông của da, tiến triển theo từng đợt. Bệnh được đặc…

Kem trị chàm sữa Dexeryl của Pháp có tốt không, mua ở đâu?

Kem trị chàm sữa Dexeryl nhập khẩu từ Pháp chứa những thành phần giúp cung cấp độ ẩm, làm mềm…

Mẹo trị chàm khô bằng dầu dừa chỉ cần 1 tuần là hết

Không chỉ có độ lành tính cao, cách trị chàm khô bằng dầu dừa còn mang đến hiệu quả cao…

Chia sẻ
Bỏ qua