Bệnh chàm môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh chàm môi khiến môi trở nên khô rát, tróc vảy, chảy máu và xuất hiện mụn nước. Nếu không điều trị sớm, bệnh dễ trở thành mãn tính, đồng thời gây biến chứng bội nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bệnh chàm môi
Bệnh chàm môi khiến môi nhanh chóng khô sần, nứt nẻ kèm theo ngứa ngáy và đau rát

Bệnh chàm môi là gì?

Bệnh chàm môi là tình trạng vùng da ở môi bị viêm nhiễm, xuất hiện chàm gây ra hiện tượng khô sần, nứt nẻ, ngứa ngáy và đau rát. Khác với nẻ môi thông thường, chàm môi rất khó điều trị và thường xuyên tái phát.

Tương tự các bệnh chàm khác, chàm môi không lây lan từ người này sang người khác. Mặc dù vậy, chàm môi có thể lan rộng nhanh chóng sang các vùng da xung quanh khu vực môi. Vì thế người bệnh cần có phương pháp điều trị sớm ngay khi phát hiện triệu chứng.

Nguyên nhân gây chàm môi

Cũng giống với bệnh chàm nói chung, chàm môi hiện chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh chàm có thể là do các yếu tố sau:

Yếu tố nội sinh: Bao gồm di truyền, mắc bệnh viêm da dị ứng, tâm lý căng thẳng hay bị stress, đổ mồ hôi hoặc do thay đổi nồng độ hormone, thiếu hụt dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin nhóm B.

Yếu tố ngoại sinh: Có thể là do dị ứng với mỹ phẩm son dưỡng, son môi, nước hoa. Do khí hậu hanh khô, thói quen liếm môi , tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng,… Bên cạnh đó, chàm môi có thể là do dị ứng thực phẩm hoặc chế độ vệ sinh răng miệng kém.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm môi

Bệnh chàm môi hay còn gọi là bệnh viêm môi chàm hay viêm da môi. Khi bệnh khởi phát có thể gây ra các triệu chứng đặc trưng như:

  • Môi bị khô cứng, nứt nẻ, da môi thường xuyên bị bong tróc
  • Xung quanh viền môi hoặc môi xuất hiện phát ban hoặc tấy đỏ
  • Cảm giác ngứa ngáy và đau đớn ở vùng môi
  • Da dưới viền môi và xung quanh môi nổi các hạt sần mờ
  • Vùng môi bị lở loét gây ăn uống bất tiện và nói năng khó

Cách chẩn đoán chàm môi: Thông thường, để chẩn đoán bệnh chàm môi, bác sĩ sẽ dựa vào phương pháp xét nghiệm dị ứng bằng tấm dán Patch test. Đây là một biện pháp xác định chất gây dị ứng trên da. 

Trường hợp Patch test không đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác, cần thực hiện thêm thử nghiệm chích. Hóa chất được tiêm vào cánh tay với liều lượng nhất định. Bác sĩ quan sát phản ứng trong 30 phút và xác định nguyên nhân gây chàm môi.

Hình ảnh bệnh chàm môi
Bệnh chàm môi có thể gây khô da, nứt nẻ, thậm chí chảy máu

Bệnh chàm môi có nguy hiểm không? 

Bệnh chàm môi nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng khô nứt, lở loét,… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, tâm lý. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị bội nhiễm do nhiễm khuẩn. Điều này gây ra các tổn thương mưng mủ, khó lành, dễ để lại sẹo. Việc khắc phục chàm bội nhiễm thường rất khó khăn.

Bệnh chàm môi khó chữa khỏi hoàn toàn và dễ tái phát. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Bên cạnh đó, người bệnh cần có biện pháp dự phòng phòng tái phát theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu chàm môi, bạn nên nhanh chóng khám chữa.

Điều trị bệnh chàm môi cần đúng cách

Hiện nay, để điều trị chứng chàm môi có nhiều phương pháp. Trong đó phổ biến nhất là sử dụng thuốc Tây y, thuốc Đông y kết hợp chăm sóc tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên. Người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng để chọn lựa cho mình phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất.

1. Dùng nguyên liệu tự nhiên lành tính

Một số phương pháp chữa chàm môi tại nhà phổ biến như:

  • Chữa chàm môi bằng dầu dừa: Dùng tinh dầu dừa bôi một lớp mỏng lên vùng môi và để nguyên qua đêm, rửa lại với nước sạch vào sáng hôm sau.
  • Chữa chàm môi bằng quả bơ: Dầm nhuyễn một miếng bơ chín rồi bôi một lớp mỏng lên vùng da môi bị bệnh. Giữ nguyên lớp bơ trên môi trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Trị chàm môi bằng mật ong: Dùng mật ong bôi một lớp mỏng lên môi trong 30 phút rồi rửa lại với nước.
Chàm môi và cách chữa trị
Dùng tinh dầu bơ dưỡng ẩm cho môi giúp cải thiện bệnh chàm môi

2. Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây là phương pháp chữa chàm môi phổ biến nhất. Những loại thuốc được dùng có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng, tổn thương da nhanh chóng lành lại. Thông thường kem dưỡng ẩm sẽ được dùng đồng thời để khắc phục nhanh tình trạng.

  • Dưỡng ẩm cho môi:

Kem dưỡng ẩm có tác dụng cân bằng độ ẩm trên môi, giúp da môi mềm mịn và ngăn ngừa tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Từ đó, hỗ trợ điều trị bệnh chàm môi và giảm thiểu tình trạng ngứa ở môi. Người bệnh có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm như Lubriderm, Eucerin và Aquaphor để chữa chàm môi.

⚠️Tuyệt đối không sử dụng các dòng sản phẩm dưỡng môi chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại. Tránh trường hợp tình trạng chàm môi không khỏi mà ngày càng trở nên nặng nề hơn.

  • Sử dụng kem bôi steroid

Kem bôi steroid là loại kem điều trị tại chỗ có tác dụng kháng viêm, giảm sưng viêm và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy trên môi.. Thuốc này thường dùng để điều trị các bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến, chàm, trong đó có chàm môi.

⚠️Kem bôi steroid chỉ được dùng trong thời gian ngắn từ 1 – 2 tuần. Nếu lạm dụng, chúng có thể gây tác dụng phụ như làm mỏng da, rạn da hoặc da bị biến đổi màu.

  • Dùng thuốc kháng histamin

Các thuốc kháng histamin có tác dụng kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra. Ngoài ra thuốc này còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, giúp bệnh mau lành.

⚠️Thuốc kháng histamin có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt và buồn ngủ. Do đó, không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có sự đồng ý từ chuyên viên y tế. Đặc biệt, đối với những đối tượng cần tinh thần tập trung cao như người lái xe, công nhân vận hành máy móc,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Chàm môi ăn gì, kiêng gì? Và cách phòng ngừa tái phát

Bên cạnh việc điều trị chàm môi bằng thuốc, để rút ngắn thời gian trị liệu, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện đúng khoa học, đồng thời thay đổi lối sinh hoạt như:

  • Người bệnh nên bổ sung đủ nước cho cơ thể. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cung cấp độ ẩm cho da, tránh tình trạng da môi khô gây kích ứng
  • Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin, chủ yếu là kẽm, vitamin E, C, A, B2, B6 và B12
  • Để giảm sưng tấy và đỏ ở môi, người bệnh nên hạn chế ăn các đồ ăn, thức uống chứa chất béo no, cay nóng 

Điều trị chàm môi giúp làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, để ngăn ngừa bệnh tái phát và phát triển theo hướng xấu, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Trước khi sử dụng bất kỳ loại sản phẩm mỹ phẩm nào, đặc biệt là son môi và son dưỡng, người bệnh nên test phản ứng với da trước khi chính thức dùng.
  • Trong thời gian điều trị bệnh chàm môi, tránh sử dụng mỹ phẩm, son môi.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế viêm da môi tiếp xúc bằng cách không được liếm môi.
  • Tâm lý căng thẳng, stress sẽ khiến bệnh chàm môi thêm tồi tệ. Vì vậy, bệnh nhân nên giữ tâm lý thật thoải mái, cân bằng giữa thời gian nghỉ và làm việc. Người bệnh có thể tham gia các lớp thiền, yoga hoặc đi bộ để giúp nâng cao sức khỏe tinh thần và giảm stress.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tay chân sạch sẽ.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm. Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đến những nơi nhiều bụi bẩn để giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Trên đây là tất cả các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh chàm môi. Tốt nhất nên gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:20 - 18/12/2023 - Cập nhật lúc: 08:22 - 22/05/2024
Chia sẻ:

Bình luận (47)

  1. Hạ Thảo Vy
    Hạ Thảo Vy says: Trả lời

    em hiện nay đang bị khô môi, cảm giác ngứa và đau rát, không những thế da môi còn bị nứt, bong tróc thành từng lớp, kéo dài được mấy tháng nay rồi. Bây giờ em đang rất khổ sở với nó, vừa đau ngứa lại đi đâu cũng mất tự tin không dám giao tiếp nhiều. Liệu em có bị bệnh chàm môi không ạ? Chữa chàm môi có khó không? Em xin cảm ơn ạ!

    1. Nhật Anh
      Nhật Anh says:

      Mình đang dùng sản phẩm trị chàm ở đây. Môi mình trước thì ngứa kinh khủng, không gãi nổi. có hôm đánh son lì còn bị dị ứng tều cả lên nhìn xấu lắm. giờ thì mình chưa khỏi hẳn đâu nhưng bớt ngứa hơn r. Giờ đánh son lên cũng k thấy gì nữa. Mình mới uống một tuần nên chưa nói trước được gì cả. Bạn cứ tham khảo đi nhé. Chúc bạn chóng khỏi bệnh

    2. Luan Ly
      Luan Ly says:

      The ban da khoj chua.cho hoi thuoc chua the nao. cho kham lau khong?

    3. Nhật Anh
      Nhật Anh says:

      Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của bạn nhé. Nói chung nếu bạn chưa tin tưởng lắm có thể mua trước 1 tháng uống trước xem có hợp k. Mình thấy nhiều người ở đó khỏi sau khi dùng thuốc tại trung tâm này rồi, có lần họ cho xem ảnh trước-sau mà hốt hoảng luôn. Thuốc này lành tính lắm nên bạn kp lo tác dụng phụ nhé.

    4. Phan Thị Chà My
      Phan Thị Chà My says:

      chị giống em quá, em bị chàm tổ đỉa mấy năm nay rồi, em chữa nhiều nơi lắm nhưng không làm cách nào có thể khỏi dứt điểm được nó. Em cứ bôi thuốc, 1 thời gian nó nặn nhưng sau đó nó lại mọc lại, một năm nó cứ tái đi tái lại 2-3 lần không biết làm sao có thể khỏi được, em muốn chữa mà không biêt sphair làm cách nào được. huhuhuhu

    5. Phan Hai
      Phan Hai says:

      M xin chia se voi moi nguoi ve can benh Cham ma m truoc day tung bi mong rang se giup duoc cho ai do voi can benh rat kho so nay . Truoc day m bi benh m di kham da lieu boi va mua thuoc uong ton rat nhieu Tien sau do m qua ca benh vien da lieu Hn cung khong het duoc cham .M dung thuoc thi het .K dung no len lai. That su la qua gian kho va buon roi mat het hi vong ma ca 2 benh vien Lon deu kg khoi . Roi mot hom nho may man co mot nguoi giup chi cho M bai thuoc thanh bi duong can thang m di kham va dung thuoc dung 3 thang thi khoi benh , phai noi la tac dung cua thuoc cham nhung kien tri dung thay hieu qua hon thuoctay rat nhieu vi m da khoi benh cham 2 nam nay . Cau mong moi nguoi se gap dung thuoc va chua dut diem nhu m. Chi phi Chua tai day cao nhung M nghi moi nguoi nen tham khao de chua benh cham nguoi lon hay tre nho o day deu chua

    6. Yến
      Yến says:

      chàm tổ đỉa chỉ có chữa đông y may mới hết b ạ, trc mình chữa thuốc tây mấy năm mà vẫn lên ầm ầm. Sau đến đây chữa bác sĩ kê cho thuốc uống, bôi cả ngâm rửa nữa thì khỏi. Bài thuốc ở đây còn được lên báo với VTV2 đấy.

  2. Liên Hồng
    Liên Hồng says: Trả lời

    Em muốn hỏi là có cách nào chữa khỏi bệnh chàm ko? Ck e cứ bị mẩn hết cả người rồi đóng thành mảng, ngứa và bong tróc … Uống bao nhiêu thuốc bôi bao nhiêu thứ cứ đỡ rồi lại tái phát dai dẳng. Nhìn rất mất thẩm mỹ vả lại sốt ruột lắm.. Giờ k biết uống cái ji, bôi cái ji để hết ngứa r kiêng ra sao nữa ạ chứ bệnh để lâu dài càng ngày càng nặng

    1. Hường Nguyễn
      Hường Nguyễn says:

      Cho tôi hỏi điều trị bằng thuốc đông y bệnh sẽ phát ra nhiều hơn sau đó sẽ từ từ bớt dần có phải như vậy không

    2. văn quyết
      văn quyết says:

      Chào bạn, như bạn miêu tả chiệu chứng thì tôi thấy khá giống với bệnh của tớ. Ban đầu tớ bị ở mặc dù dùng thuốc gần 2 tháng nhưng cứ đến mùa hanh là y rằng lại lứt hết ra. Nói về vấn đề điều trị bệnh hơi vất vả và khiêng khem rất nhiều thứ. Con mình có thấy trên mạng internet trung tâm này chữa được á sừng nên gửi hình ảnh bị bệnh của mình để bác sĩ tư vấn và gởi thuốc về chứ kg cần phải đến tận nơi khám. Nói thật anh mà hay nhậu là phải bỏ đấy, cũng k nên uống bia ăn cay các thứ không tốt nữa. Thời gian đầu mới bắt đầu chữa bệnh rất vất vả mà thuốc chữa trị vừa sắc uống vừa ngâm vừa bôi mà kg phải bệnh khỏi ngày 1 ngày 2 mà mình phải qua tháng thứ 2 mới thấy kết quả, ngày hôm nay bệnh mình giảm được 70% nên tôi cảm thấy hạnh phúc nhiều lắm. Nếu vài năm sau bệnh có tái phát lúc đó điều trị lại bệnh cũng nhanh khỏi chứ kg phải điều trị thời gian dài 4,5 tháng như thế này. Nói chung khi điều trị bệnh anh bạn phải quyết tâm và lạc quan. XIn chúc anh thành công

    3. Liên Hồng
      Liên Hồng says:

      @Văn Quyết bạn ơi, cho hỏi thuốc có chữa được chàm lâu năm k. Mình bị lâu lắm rồi thì thuốc này chữa bao lâu khỏi.

    4. văn quyết
      văn quyết says:

      Tùy thôi bạn, bạn cứ đi khkasm bác sỉ sẽ khám cụ thể cho. Bạn bị lâu rồi nên chữa càng sớm càng tốt, tránh để lâu mất hình thức và khổ lắm bạn ah

    5. Thảo Nhi
      Thảo Nhi says:

      anh gì ơi, Cho hỏi bị chàm ở môi có mụn nước nữa, chữa bao nhiêu lâu có thể khỏi?

    6. Trung tâm Thuốc dân tộc says:

      Thân chào bạn! Với tình hình bệnh của bạn hiện tại, bạn nên đến trực tiếp các cơ sở gần nhất của Trung tâm thuốc dân tộc nhé. Địa chỉ tại Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội-ĐT: (024) 6687 3434 – 0974 57 3434.
      CS2 Hà Nội YHCT biện chứng: – Zalo: 0974.026.239
      Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0932 064 179

      Chúc bạn mau khỏi bệnh

    7. Kiều_Oanh97_tn
      Kiều_Oanh97_tn says:

      Môi mình gần đây mới bị khô sần, nứt nẻ, ngứa ngáy và đau rát còn có mụn nước cơ, trông như kiểu bị ghẻ ấy. Mình sinh viên mà sợ chữa tiền mất tận mang lại khổi. Ai chữa ở trung tâm rồi cho mình xin ít thông tin với

    8. KiềuOanh97tn
      KiềuOanh97tn says:

      Môi mình gần đây mới bị khô sần, nứt nẻ, ngứa ngáy và đau rát còn có mụn nước cơ, trông như kiểu bị ghẻ ấy. Mình sinh viên mà sợ chữa tiền mất tận mang lại khổi. Ai chữa ở trung tâm rồi cho mình xin ít thông tin với

    9. Loan Phùng
      Loan Phùng says:

      @Kieefuoanh97tn bạn ơi cứ yên tâm nha. trung tâm có đến 3 cơ sở trên toàn quốc, quy tụ toàn bác sĩ hàng đầu giỏi như bác sĩ Tuấn, Bác sĩ Tuyết Lan, Bác sĩ Vân Anh..mọi thông tin hoàn toàn được kiểm chứng và công bố trên web. bạn cứ thoải mái tìm hiểu nhé.

  3. Thao Nguyen
    Thao Nguyen says: Trả lời

    Mình đây cũng bị chàm mấy năm nay giai đoạn đầu là nổi mục nước ở môi với kẽ tay đó, mình không biết nên nặn hết các mụn đó cho nó vỡ nước ra sau đó ngâm chân tay vào nước muối ấm làm vài lần thì da dẻ ngon được nửa năm lại bắt đầu ngứa và lên lại mụn nước mình cũng đi khám ở bv da liễu bs kê cho thuốc dùng mà cứ bị tái đi tái lại hoài nản lắm. Ai biết dùng thuốc gì trị khỏi thì làm ơn bày giúp mình với

    1. Tiêu Sầu
      Tiêu Sầu says:

      Em bị chàm từ hồi lớp 3, chạy chữa từ Bắc vào Nam, từ phòng khám đến bệnh viện đều không khỏi. Mọi người thì luôn “an ủi” rằng sinh xong thay máu sẽ khỏi nhưng sau sinh không những không khỏi mà em còn bị thêm ở tay do thay đổi nội tiết. Mùa đông không khí hanh khô làm da bong tróc và chảy máu thú thực vừa đau, vừa rất tự ti, và luôn luôn có cảm giác phải dấu bệnh của mình, đi đâu cũng che che đậy đậy, sợ người khác nhìn vào lại thấy. Sau khi thử nhiều loại thuốc đông tay nam bắc thì em quyết định đến Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc để khám vì đc người quen giới thiệu nên cũng 1 phần tin tưởng, lên mạng tìm hiểu thì thấy nhiều người phản hồi đã điều trị dứt điểm đc bệnh viêm da giống e, em luôn tin là bệnh gì cũng sẽ có phương pháp chữa triệt để chẳng qua là mình chưa biết đến thôi, lần này niềm tin của em đã đặt đúng nơi đúng chỗ, sau 3 tháng kiên trì điều trị chân tay em giờ đã láng mịn, ko bong da và đã dần lấy lại đc vân tay, gần đây lướt fb hội bỉm sữa nào cũng có mẹ kêu có hiện tượng bong tróc da tay giống em, em cũng chia sẻ trường hợp của em đã chưa khỏi để giúp các mẹ có thể chữa khỏi bệnh, em dùng thuốc Thanh bì dưỡng can thang của trung tâm trong 3 tháng liên tục thì khỏi hoàn toàn, đây là thuốc đông y rất lành tính các mẹ cho con bú đều có thể sử dụng đc nhé, nhưng phải kiên trì và tuyệt đối phai kiêng nước rửa bát và xà phòng giặt nhé, các mẹ nên đi chữa sớm đừng để tay bong tróc chảy máu rồi viêm nặng mới chữa lúc đó vừa tốn kém vừa ko hiệu quả nhé.

    2. Triệu đóa hồng
      Triệu đóa hồng says:

      Nghe chị chia sẻ như vậy em mừng quá, em bị bệnh này nhiều năm tuy không đi hết ra Bắc ngoài Nam như chị nhưng mấy bệnh viện ở HN là em đi gần hết rồi, cũng có một thời gian khỏi bệnh nhưng sau đó bệnh lại tái phát, em bị ở tay nhiều lắm, chỗ từ khuỷu tay trở xuống, lúc nào da tay chỗ đấy cũng đỏ và xước cực kỳ khó chịu, em gãi nó còn chảy cả dịch vàng ra, chắc em phải qua trung tâm này để khám thử xem thế nào

    3. Trung tâm Thuốc dân tộc says:

      Thân chào bạn, theo như bạn miêu tả, bệnh chàm môi của bạn đã diễn biến nhiều năm. Bạn có thể liên hệ khám chữa tại các cơ sở của Trung tâm ở 3 miền để được tư vấn và khám chữa kịp thời. Tránh tổn thương lâu dài.
      Hà Nội: (024) 6687 3434 – 0974 57 3434
      CS2 Hà Nội YHCT biện chứng: – 0974.026.239
      TP.HCM: ĐT: (028) 6679 5254

  4. Tóc hát
    Tóc hát says: Trả lời

    Con mình lúc trước cũng bị chàm, ngứa gãi rồi cứ bóc môi chảy cả máu. Đi khám bác sĩ da liễu, BS kê cho cả thuốc uống với 2 loại bôi. Mình cho bé dùng chỉ chừng 1 tuần thôi bênh của con tịt hẳn, da dẻ lại như bình thường. 2 tháng sau con lại bị lại mình xót con còn bé k muốn cho con uống thuốc tây nhiều nên mình chỉ có dùng thuốc bôi cho con thôi.Cho đến giờ, bệnh chàm của con mình vẫn cứ tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết nhưng mình vẫn cứ áp dụng cách cũ chứ mình thật sự không muốn bé uống kháng sinh hay thuốc dị ứng một tẹo nào

    1. Mỹ dung
      Mỹ dung says:

      Bé nhà bạn mấy tuổi rồi? Mình đang phân vân k biết nên dùng thuốc tây hay đông nữa vì bé còn khá nhỏ

    2. Hoàng T.T Hà
      Hoàng T.T Hà says:

      Trung tâm thuốc dân tộc có rất nhiều bài thuốc hay và quý, có thể chữa đc tận gốc bệnh viêm da cơ địa đấy bạn, cháu mình 2 tháng tuổi đã bị chàm môi rồi chạy chữa cả năm không khỏi, bà nội cháu có người quen giới thiệu đến trung tâm thuốc dân tộc chữa, cháu chỉ lấy thuốc về tắm và bôi thôi mà khỏi đc đấy, trước đó cả năm trời chữa bằng thuốc tây thuốc ta đủ kiểu mà ko khỏi, giờ cháu lớn 4 tuổi rồi ko có biểu hiện tái phát đâu, bạn qua đó lấy thuốc về uống xem sao nhé.

    3. Mỹ dung
      Mỹ dung says:

      Mon @hoafngtt hà ơi, cho em hỏi thuốc sắc lâu k ạ. Em con nhỏ còn đi làm ngại thuốc sắc lắm. Sợ bé ngại đắng k uốg cơ. mẹ Hà chỉ giúp em với, cảm ơn nhiều ạ. Chúc gia đình mạnh khỏe ạ

    4. Thẩm Mặc
      Thẩm Mặc says:

      Bây giờ uống thuốc đông y tiện lắm ko mất công lích kích đun sắc như trước đâu, trung tâm có máy sắc sẵn rồi sau đó đóng túi cho mình, mình chỉ việc ngâm ấm lên là uống đc thôi, tiện thật ý. Chứ trước đây mình chần chừ đi chữa vì 1 phần nghĩ uống thuốc thang mà đun sắc thì ngại, nhưng phải kết hợp cả thuốc ngâm rửa thì mới đem lại hiệu quả cao nhất, thế nên chỉ cần đúng thuốc đúng bệnh và thật kiên trì thì khả năng khỏi đến hơn 90% ý.

    5. Thái Hà
      Thái Hà says:

      Thuốc dễ uống lắm nhé, mẹ đừng lo. Nếu sợ đắng có thể đề nghị người ta thêm vị ngọt vào cho dễ uống. nhà em có sẵn nồi đun thuốc của mẹ chồng nên cứ sắc sẵn ra nhiều chút rồi để tủ lạnh. Khi nào uống đêm hâm nóng lại là ok

  5. Ngọc Hòa
    Ngọc Hòa says: Trả lời

    khoảng 1 tháng trước mình ăn cá biển thì bị nổi mụn ngứa cả 2 bàn tay, đi khám ở bv da liễu thì bs có cho xức foticort và uống thuốc trị dị ứng, không hiểu sao càng xức mình càng bị nặng, lan ra càng nhiều, mặc dù trong thời gian đó mình kiêng ăn rất nh. khoảng 10 ngày sau thì đi khám lại cũng ở da liễu bs có kê thêm thuốc về xức, và thuốc uống Telfast, tắm Cetaphil thì kết quả là đã đỡ nh, các mụn nước đã xẹp xuống và khô dần, mình mới xức có mấy ngày thôi, chả biết có khỏi được hay k?

    1. Thanhh Bảoo
      Thanhh Bảoo says:

      Bạn nên kiêng trứng gà, thịt bò,. hải sản, sữa bò, đồ ăn cay nóng và dầu mỡ những thứ đó rất dễ gây dị ứng, ngoài ra tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà phòng nếu bắt buộc thì phải đeo găng tay vào. Chịu khó kiêng cữ uống thuốc cho nhanh khỏi bạn ạ, còn hơn phải sống với bệnh cả đời, Đừng chỉ dùng thuốc k thôi

    2. Bình Hùng
      Bình Hùng says:

      Em bị giống chị quá nhưng ngày xưa chị ngố lắm em. Chị cứ thấy bong tróc môi lại nghĩ là bị nẻ mùa đông hay thiếu vitamin C cơ, bổ sung các kiểu rồi mà tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, các cụ thì bảo mua lá trầu không đun nhưng cũng chẳng ăn thua, bỏ ra vài triệu tiền mua kem dưỡng ẩm nhưng bôi đc lúc nó lại khô ráp chưa kể mình chăm con nhỏ tay hoạt động liên tục bảo kiêng nc mà ko kiêng nổi, cứ đến mùa đông hay mùa hanh khô là lại nứt toác chảy máu, sống chung với bệnh này cũng đc hơn 2 năm rồi vì có khám chữa cũng ko thấy hiệu quả nên cứ để vậy thôi, giờ thấy có người chia sẻ có thể chữa khỏi bệnh này mà mừng như bắt đc vàng ý, k biết có ai đến trung tâm chữa chưa

    3. Trung tâm Thuốc dân tộc says:

      Thân chào bạn, bệnh chàm đặc biệt là chàm ở môi nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid trong thời gian dài. Vì da môi khá nhạy cảm và mỏng nên cần ưu tiên sử dụng sản phẩm lành tính và dịu nhẹ.
      Với tình hình bệnh của bạn hiện tại, bạn nên đến trực tiếp các cơ sở gần nhất của Trung tâm thuốc dân tộc nhé. Địa chỉ:
      Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
      CS2 Hà Nội YHCT biện chứng: – Zalo: 0974.026.239
      Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
      Chúc bạn mau khỏi bệnh

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt 4 SAI LẦM khi chữa chàm sữa mẹ nào cũng mắc và gợi ý từ chuyên gia!

Chàm sữa là một dạng viêm da cơ địa gặp phải ở 20% các em bé sau khi sinh. Chàm…

bệnh chàm tổ đỉa Bệnh chàm tổ đỉa là gì và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay?

Bệnh chàm tổ đỉa là tình trạng viêm lớp nông của da, tiến triển theo từng đợt. Bệnh được đặc…

Bệnh chàm đồng tiền: Nhận biết triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất

Bệnh chàm đồng tiền là một dạng của viêm da rối loạn, được đặc trưng bởi những đốm hình đồng…

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang và 4 cái “NHẤT” trong điều trị bệnh chàm – eczema

Tái phát sau điều trị bệnh chàm - eczema là lý do khiến nhiều bệnh nhân bế tắc, từ bỏ…

Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì, kem gì mau khỏi?

Nhiều bố mẹ thắc mắc bé bị chàm sữa bôi thuốc gì, kem gì an toàn, mau khỏi. Hiện nay…

Chia sẻ
Bỏ qua