Bị Viêm Lợi Có Nên Lấy Cao Răng Không? Nha Sĩ Chia Sẻ
Lấy cao răng là phương pháp nha khoa có tác dụng loại bỏ các vụn thức ăn, mảng bám trên răng bị vôi hóa bởi calcium phosphate và muối canxi carbonat, giúp răng miệng sạch sẽ, nhẹ nhàng hơn. Không phải đối tượng nào cũng có thể lấy cao răng được, nếu bạn đang băn khoăn không biết bị viêm lợi có nên lấy cao răng không thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.
Lấy cao răng là gì? Lợi ích của việc lấy cao răng
Cao răng hay vôi răng là những mảng bám, vụn thức ăn bám trên răng nướu, nhất là chân răng và các kẽ răng, dưới tác động của vi khuẩn, nước bọt mà lâu ngày chúng bị vôi hóa, trở nên khô cứng, không thể làm sạch bằng các phương pháp chăm sóc răng miệng thông thường. Vôi răng bám quanh răng, có màu nâu hoặc vàng, là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn lên men carbohydrate làm hỏng men răng.
Cao răng tích tụ nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về răng miệng và bệnh về họng như viêm nướu răng, viêm nha chu, sâu răng, viêm niêm mạc miệng, viêm họng… Lúc này, giải pháp để làm sạch răng hàng đầu hiện nay là lấy cao răng (vôi răng). Đây là thủ thuật nha khoa sử dụng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng, sóng siêu âm để làm sạch các mảng bám trên nướu răng.
Để chăm sóc sức khỏe răng miệng, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Lấy cao răng sẽ giúp:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là các bệnh như tụt lợi, mòn men răng, viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng
- Giúp làm sạch mảng bám có màu vàng, nâu trên chân răng, từ đó giúp răng sạch sẽ, trắng sáng, không có cảm giác mất thẩm mỹ
- Giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám gây mùi trên răng, từ đó hạn chế hôi miệng, giúp lấy lại hơi thở tự nhiên, thơm mát, để bạn tự tin hơn khi giao tiếp
- Loại bỏ môi trường sống, cư ngụ của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tiêu xương hàm, giúp bảo vệ răng và xương hàm chắc khỏe…
Đang bị viêm lợi có nên lấy cao răng không?
Viêm lợi là một trong những bệnh lý đặc biệt phổ biến ở Việt Nam, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Hẳn là rất nhiều người đã nghe đến phương pháp lấy cao răng nhưng lại không nắm được quy trình thực hiện cũng như những đối tượng nào nên và không nên lấy cao răng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc đang bị viêm lợi có nên lấy cao răng không.
Với thắc mắc này, chúng tôi đã tham vấn ý kiến của các nha sĩ và nhận được câu trả lời rằng, lấy cao răng là chỉ định bắt buộc, là bước điều trị đầu tiên trong quy trình điều trị các bệnh như viêm nướu răng, viêm nha chu… Việc lấy cao răng sẽ được thực hiện trước, sau đó mới kết hợp thêm các giải pháp điều trị khác như dùng thuốc kháng sinh, cố định răng lung lay, ghép vạt nướu…
Như vậy, với thắc mắc viêm lợi có nên lấy cao răng không thì câu trả lời mà các nha sĩ đưa ra chính là có. Người đang bị viêm lợi nên lấy cao răng và nhất định phải lấy cao răng nếu có nhiều mảng, vụn thức ăn thừa bị vôi hóa, bám trên răng. Lấy cao răng sẽ giúp làm sạch mảng bám ở bề mặt răng, nướu và chân răng, loại bỏ phần nào các vi khuẩn và môi trường phát triển của chúng. Từ đó ngăn ngừa bệnh viêm nướu răng tái phát thường xuyên, để nướu răng có điều kiện hồi phục và khỏe mạnh trở lại.
Những đối tượng nào nên và không nên lấy cao răng?
Với thắc mắc bị viêm lợi có nên lấy cao răng không, hẳn bạn đã xác định được câu trả lời chính xác cho riêng mình. Nhìn chung, hầu như tất cả mọi người đều nên lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Đặc biệt, nên lấy cao răng khi:
- Chưa đến kỳ lấy răng nhưng thấy răng tích tụ nhiều mảng bám, cao răng. Cần sớm lấy cao răng để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh lý về răng miệng.
- Người có nhiều vết dính trên răng, người có nhiều mảng bám trên răng nhưng không thể tự lấy ra được
- Phụ nữ mang thai có nhiều vôi răng, nên sớm lấy cao răng để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng trong thai kỳ
- Người được chỉ định nhổ răng, trám răng, người phải điều trị các bệnh như viêm nướu răng, viêm nha chu có liên quan đến cao răng
- Bệnh nhân sắp phẫu thuật, xạ trị cần lấy cao răng để phòng ngừa sức đề kháng suy giảm, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập gây bệnh.
Hầu như ai cũng có thể lấy cao răng được, tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh được khuyến cáo tạm thời chưa lấy cao răng như:
- Người bị viêm nha chu nướu hoại tử lở loét, viêm nướu hoại tử cấp tính, viêm lợi phì đại…
- Người bị bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên, dẫn đến gặp khó khăn trong việc thở bằng miệng, người không có khả năng thở bằng mũi, không thể thở bằng mũi
- Người bị viêm tủy cấp không thể chịu được độ rung của đầy lấy cao răng hoặc không chịu được nước lạnh
- Người mắc bệnh tiểu đường, nướu răng bị viêm nhiễm nghiêm trọng, người bị rối loạn đông máu, sốt xuất huyết, mắc bệnh qua đường nước bọt
- Người không thể kiểm soát, không có khả năng tự chủ do mắc động kinh, co giật cơ…
Các phương pháp lấy cao răng phổ biến hiện nay
Sau khi ăn khoảng 15 phút, trên răng sẽ có một lớp màng mỏng. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ ngày càng tích tụ, dày lên lâu ngày bị vô hóa bởi cặn mềm và các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt trở nên chắc cứng, bám chặt vào bề mặt răng,. Lúc này, răng chỉ có thể làm sạch bởi các nha sĩ với các dụng cụ chuyên dụng. Cao răng được chia thành 2 dạng là cao răng huyết thanh và cao răng thường.
Theo các nghiên cứu, vi khuẩn chiếm 70% trong trọng lượng mảng bám, cứ khoảng 1mg mảng bám thì có chứa đến 1 tỉ vi khuẩn. Do đó, việc lấy cao răng là hết sức cần thiết, ngoài việc làm sạch, làm trắng răng thì còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Việc lấy cao răng nên được thực hiện càng sớm càng tốt, không nên đợi cao răng nhiều rồi mới đi lấy.
Hiện có rất nhiều phương pháp lấy cao răng, trong đó phổ biến nhất là:
- Lấy cao răng bằng máy thổi cát: Là phương pháp phun mạnh những hạt cát tròn siêu nhỏ và răng nhằm đẩy mảng bám, vụn thức ăn bám trên răng ra ngoài. Tuy nhiên, cách lấy vôi răng này không được ưa chuộng lắm do gây ra các lỗ mặt răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
- Lấy cao răng truyền thống: Là phương pháp sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng cầm tay để tiến hành lấy vôi răng cho người bệnh. Với cách làm này, nếu bác sĩ không kiểm soát được lực tốt hoặc cao răng nhiều và cứng thì sẽ rất dễ làm răng bị tổn thương. Xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng hoặc răng bị ê buốt sau khi cạo vôi.
- Lấy cao răng bằng máy siêu âm: Là kỹ thuật phổ biến, được áp dụng nhiều nhất hiện nay, dùng đầu máy siêu âm tác dụng lên các mảng bám, khiến chúng bong ra mà không ảnh hưởng đến các mô mềm trên răng.
Quy trình cạo cao răng chuẩn nha khoa
Cạo vôi răng là một trong những thủ thuật nha khoa tương đối đơn, giản, không quá phức tạp. Thế nhưng, bạn cũng nên chọn những địa chỉ chuyên nghiệp, uy tín, đáng tin cậy để thực hiện. Hiện nay có rất nhiều trung tâm nha khoa “mọc lên” như nấm, rất khó kiểm định về chất lượng. Quy trình cạo vôi răng đúng chuẩn tại các địa chỉ uy tín như sau:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát, đánh giá tình hình sức khỏe răng miệng, tư vấn phương pháp điều trị
- Bước 2: Tiến hành cạo vôi răng bằng cách loại bỏ các mảng bám trên răng, cạo ở phần thân răng, đến kẽ răng, vùng tiếp xúc giữa năng và nướu và phần thân răng dưới nướu.
- Bước 3: Đánh bóng bề mặt bằng thuốc chuyên dụng để giúp răng sáng bóng, ngăn ngừa tích tụ mảng bám trên răng.
- Bước 4: Súc miệng, bác sĩ/nha sĩ dặn dò khách hàng cách chăm sóc răng miệng phù hợp.
Theo tham khảo của chúng tôi, hiện nay, bảng giá cạo vôi răng là khoảng từ 100.000 – 200.000 VNĐ đối với trường hợp cạo vôi răng cho trẻ em; khoảng 150.000 – 300.000 VNĐ nếu cạo vôi và đánh bóng răng cho người lớn. Mức giá này sẽ có sự chênh lệch nhất định vào từng trung tâm nha khoa và còn phụ thuộc vào tình trạng răng, vôi răng của mỗi người.
Hướng dẫn chăm sóc sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, nướu và men răng còn yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công gây hại, do đó, bạn cần chú ý chăm sóc răng cẩn thận hơn. Tốt nhất nên:
- Đánh răng 2 lần/ngày, kết hợp làm sạch răng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng, nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh y tế
- Cần đánh răng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ. Nên đánh răng theo chiều dọc, xoay tròn bàn chải, không đánh theo chiều ngang để không làm men răng yếu đi.
- Chải răng thật kỹ nhưng cần nhẹ nhàng, cẩn thận, không phải cứ chải răng càng mạnh thì sẽ càng tốt. Tránh dùng lực tay quá mạnh để không làm tổn thương nướu răng.
- Sau khi lấy cao răng, răng rất dễ bị ố vàng trở lại, do đó, bạn cần tránh các thực phẩm có thể gây nhuộm màu rắn, ảnh hưởng đến men răng như nước ngọt, socola, rượu vang đỏ, nước tương…
- Hạn chế sử dụng các thức ăn đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, quá cứng, quá dai hoặc chứa nhiều axit để không làm tổn thương men răng
- Hạn chế hút thuốc lá vì thuốc lá dễ khiến răng ố vàng. Hạn chế các thức ăn mềm đặc biệt là tinh bột, bánh kẹo ngọt vì chúng dễ bám vào răng, gây hình thành cao răng nhanh hơn.
Một số lưu ý khi đi lấy cao răng bạn nên biết
Lấy cao răng rất tốt cho sức khỏe răng miệng, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, khi có ý định đi lấy cao răng, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phụ nữ mang thai nếu có nhu cầu lấy cao răng thì chỉ nên thực hiện ở thời điểm 3 tháng giữa của thai kỳ. Ở giai đoạn tam nguyệt cá đầu tiên và tam nguyệt cá cuối cùng không nên làm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Nếu mắc các bệnh lý về răng miệng, bạn cần thăm khám bác sĩ, nha sĩ uy tín, có trình độ chuyên môn cao, tham vấn ý kiến bác sĩ liệu có nên lấy cao răng lúc này hay không.
- Không nên lấy cao răng cho trẻ dưới 10 tuổi. Lý do là trẻ ở độ tuổi này răng, nướu của trẻ còn chưa hoàn thiện, nếu sử dụng máy lấy vôi răng sẽ rất dễ khiến răng mọc lệch khỏi cung hàm.
Tóm lại, với thắc mắc đang bị viêm lợi có nên lấy cao răng không thì câu trả lời chính là có nhưng còn tùy thuộc vào mức độ viêm của lợi. Lấy cao răng là bước đầu tiên để điều trị viêm lợi, bạn cần thực hiện ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!