Viêm Lợi Có Niềng Răng Được Không? [ Điều Cần Biết ]

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm lợi có niềng răng được không là thắc mắc chung của nhiều người. Niềng răng là một thủ thuật nha khoa giúp chỉnh nha, đưa răng vị vị trí mong muốn, giúp chúng ta có hàm răng đều đặn, đẹp mắt, cải thiện các vấn đề răng thưa, răng 2 hàm không khớp… Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể niềng răng được, nhất là khi bạn đang mắc một bệnh lý về răng miệng nào đó.

Tìm hiểu về viêm lợi và niềng răng

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc viêm lợi có niềng răng được không, chúng ta cùng tìm hiểu đôi điều về viêm lợi và niềng răng để có được câu trả lời thuyết phục, đúng đắn nhất. Thực tế, viêm lợi là là một thuật nghĩ để chỉ tình trạng lớp mô mềm bao quanh răng bị viêm nhiễm. Đa phần có liên quan đến sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn tồn tại trong cao răng, các mảng bám trên răng miệng.

Viêm lợi có niềng răng được không là thắc mắc được nhiều bạn đọc gửi đến Thuốc Dân Tộc
Viêm lợi có niềng răng được không là thắc mắc được nhiều bạn đọc gửi đến Thuốc Dân Tộc

Theo thống kê, ở nước ta có khoảng 90% dân số mắc phải các bệnh lý về răng miệng, phổ biến nhất là các bệnh như viêm nướu răng, viêm quanh răng, sâu răng. Viêm lợi được chia làm nhiều mức độ khác nhau, ở giai đoạn khởi phát, bệnh chỉ mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ, đặc trưng là tình trạng lợi sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng và ăn uống một số thực phẩm nhất định. 

Trong khi đó, niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng để giúp răng dịch chuyển từ từ đến vị trí mong muốn, nhằm mang lại cho bạn một hàm răng cân đối, đều đặn. Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1 – 3 năm, chỉ thích hợp cho những trường hợp nhất định như răng mọc lệch, răng thưa, hô, móm, vẩu, răng mọc lộn xộn, sai khớp cắn… Đặc biệt, niềng răng cũng được chỉ định là không được thực hiện cho người có xương hàm yếu, mắc một số bệnh lý toàn thân nghiêm trọng hoặc một số bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy răng… 

Viêm lợi có niềng răng được không? 

Như đã đề cập, viêm lợi là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến, có khoảng 90% người Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng trong đó có viêm lợi. Đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc bị viêm lợi có niềng răng được không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy vào tình trạng, mức độ viêm lợi của mỗi người mà câu trả lời là không giống nhau. Thông thường, với mức độ sưng viêm, người bệnh vẫn có thể niềng răng được. 

Tuy nhiên, đa phần với các trường hợp mắc bệnh lý về răng miệng, các bác sĩ, nha sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng trước. Viêm lợi là bệnh lý không quá nghiêm trọng, có thể điều trị nhanh chóng nếu được can thiệp đúng lúc, đúng cách. Sau khi điều trị, bạn hoàn toàn có thể niềng răng mà không cần lo lắng, băn khoăn về bất cứ vấn đề gì. 

Trong thời gian niềng răng, răng sẽ được cố định trên cung hàm bằng mắc cài, cách làm này sẽ giúp răng dịch chuyển từ từ về đúng vị trí. Lực tác động của khí cụ cần được kiểm soát theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Trong giai đoạn này, răng sẽ chịu một lực kéo nhất định để có thể dịch chuyển về đúng vị trí theo mong muốn của người bệnh. Nếu viêm lợi nghiêm trọng, không được điều trị, răng dễ bị lung lay, khiến việc niềng răng dễ bị thất bại, nguy hiểm hơn có thể gây nguy cơ gãy răng. 

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng không quá nguy hiểm. Mặc dù vậy, nếu người bệnh chủ quan, lơ là, không sớm điều trị, bệnh sẽ ngày một tiến triển nặng. Nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng viêm nha chu, áp xe răng, viêm lợi phì đại… Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, có thể gây nguy cơ mất răng và các tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. 

Tóm lại, với thắc mắc viêm lợi có niềng răng được không thì câu trả lời chính là có. Thế nhưng, trước khi niềng răng, người bị viêm lợi cần được điều trị dứt điểm tình trạng viêm lợi của mình. Không nên vội vàng nôn nóng vì kết quả trước mắt mà gây hại dài lâu. Dù bị viêm lợi nặng hay nhẹ thì bạn cũng cần phải điều trị viêm lợi rồi mới tiến hành niềng răng. 

Các trường hợp nào không thể niềng răng 

Để biết được chính xác chắc chắn viêm lợi có niềng răng được không, bạn nên thăm khám các nha khoa, bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt uy tín để có được đáp án chính xác. Dù thăm khám ở đâu, chắc chắn các bác sĩ đều sẽ khuyên bạn cần điều trị viêm lợi trước rồi mới tiến hành niềng răng.

Người mắc viêm nha chu nghiêm trọng sẽ không thể niềng răng được
Người mắc viêm nha chu nghiêm trọng sẽ không thể niềng răng được

Ngoài ra, niềng răng cũng không được áp dụng cho các trường hợp dưới đây:

  • Người mắc bệnh nha chu nghiêm trọng, bị tụt lợi, có nguy cơ tiêu xương ổ răng, răng yếu, lung lay, lợi không còn nơi bám víu nữa
  • Trồng răng giả và bọc răng sứ khiến răng dễ bị tụt ra, không chịu được lực kéo của khí cụ niềng răng trong nha khoa
  • Người có xương hàm quá yếu, không đảm bảo đáp ứng yêu cầu di chuyển, tác động lực của mắc cài trên răng
  • Người mắc một số bệnh lý toàn thân làm giảm khả năng chống lây nhiễm khi niềng răng như mắc bệnh tiểu đường, bệnh ung thư máu, bệnh động kinh, tâm thần hoặc một số bệnh lý có liên quan đến tim mạch…
  • Người đã thực hiện cấy ghép Implant cũng không thể niềng răng vì niềng răng có thể khiến chân răng giả lung lay, độ chắc chắn của trụ Implant đôi khi cũng có thể khiến phương pháp niềng răng bị thất bại. 

Các nguy cơ có thể gặp phải khi bị viêm lợi mà niềng răng 

Khi nào các triệu chứng của các bệnh lý về răng miệng, nhất là viêm lợi, viêm nha chu được cải thiện hoàn toàn thì các bác sĩ, nha sĩ mới cân nhắc cho người bệnh thực hiện niềng răng. Niềng răng giúp cải thiện khớp cắn, lấp đầy các khoảng trống do mất răng, khiến răng trở nên đẹp, đều đặn hơn.

Tuy nhiên, nếu niềng răng khi bệnh viêm lợi vẫn đang tiến triển, không được điều trị dứt điểm có thể gây ra một số rủi ro như:

  • Lực kéo của hệ thống cung dây, mắc cài lớn khiến răng của người bị viêm lợi vốn đã yếu có nguy cơ bị lung lay, nghiêm trọng hơn còn có thể gây gãy rụng răng
  • Gây ra các mùi hôi khó chịu trong miệng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không đúng cách. Lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, khiến bệnh viêm lợi và các bệnh lý về răng miệng khác tiến triển nặng hơn.
  • Vùng mô lợi sưng viêm bị kích thích, khiến răng thường xuyên có các giác đau nhức, khó chịu, sưng viêm ở lợi nhiều hơn, cảm giác đau đớn, kích ứng ở lợi nghiêm trọng hơn. 
  • Ngoài ra, niềng răng khi bị viêm lợi còn có thể làm niêm mạc lợi bị tổn thương, gây nguy cơ sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng nếu người bệnh không vệ sinh cẩn thận răng và các kẽ răng. 

Một số lưu ý khi bị viêm lợi 

Người bị viêm lợi nếu muốn niềng răng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của các nha sĩ thuộc những trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng. Tuyệt đối không chọn bừa một nha khoa nào đó không đảm bảo chất lượng để niềng răng khi bị viêm lợi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cần thăm khám, điều trị viêm lợi theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc, tăng giảm liều lượng của thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không nên niềng răng khi đang gặp vấn đề về răng miệng, nhất là các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu nặng, sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng…
  • Cần xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp, chải răng ít nhất 2 lần/ngày, không chải răng ngay sau khi ăn. Nên dùng bàn chải lông mềm, kết hợp làm sạch răng miệng với chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm dưỡng chất. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế dùng các thực phẩm giàu axit, quá nóng, quá lạnh hoặc quá nhiều đường. 

Như vậy, với thắc mắc viêm lợi có niềng răng được không thì câu trả lời là còn tùy thuộc vào tình trạng viêm lợi mà bác sĩ sẽ xác định người bệnh có niềng răng được hay không. Đa phần các trường hợp bị niềng răng đều được bác sĩ khuyến nghị cần điều trị viêm lợi dứt điểm, đến khi lợi hồi phục hoàn toàn, trở nên bình thường thì mới có thể niềng răng. 

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ không hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Bị Viêm Lợi Sau Khi Bọc Răng Sứ : Cách Khắc Phục Nhanh

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ xảy ra rất phổ biến ở người đã thực hiện thủ thuật nha…

Bị viêm lợi có nên lấy cao răng không là thắc mắc chung của nhiều người Bị Viêm Lợi Có Nên Lấy Cao Răng Không? Nha Sĩ Chia Sẻ

Lấy cao răng là phương pháp nha khoa có tác dụng loại bỏ các vụn thức ăn, mảng bám trên…

Mẹo chữa viêm lợi bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

Chữa viêm lợi bằng lá trầu không là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều người áp dụng…

Bé bị viêm lợi nhiệt miệng cần làm gì? Nên ăn gì?

Bệnh viêm lợi nhiệt miệng được đặc trưng bởi tình trạng sưng đỏ lợi và lở loét trong miệng khiến…

Sưng nướu răng cửa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Sưng Nướu (Lợi) Răng Cửa Do Đâu? Giải Pháp Khắc Phục

Sưng nướu răng cửa là tình trạng không hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể liên quan…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua